Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2.1. Thống kê, phân loại GV theo báo cáo Tự đánh giá 8/2016 41

Bảng 2.2. Tóm tắt các đối tượng tham gia phỏng vấn 47

Bảng 2.3. Tầm quan trọng của các yêu cầu trong hoạt động tự đánh giá

để KĐCLGD tại trường Đại học Luật TP.HCM 52

Bảng 2.4. Nội dung quản lí (QL) hoạt động TĐG trong KĐCLGD 56

Bảng 2.5. Quản lý việc lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu trong hoạt động TĐG của nhà trường 61

Bảng 2.6. Quản lý các hoạt động của nhóm chuyên trách trong hoạt động TĐG 64

Bảng 2.7. Quản lý việc phân bổ các nguồn lực trong quá trình TĐG 69

Bảng 2.8. Quản lý việc thu thập thông tin, minh chứng 73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Quản lý việc lựa chọn và phân tích minh chứng đáp ứng yêu

cầu của tiêu chí 77

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.10. Quản lý việc viết và hoàn thiện báo cáo TĐG 79

Bảng 2.11. Quản lý việc công khai báo cáo tự đánh giá và hoạt động

sau TĐG 81

Bảng 2.12. Những thuận lợi 86

Bảng 2.13. Những khó khăn 89

Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

đề xuất 116

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ‌


SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình ĐBCL của AUN -QA 2015 (Version No.3) 14

Sơ đồ 1.2. Vị trí của Tự đánh giá trong kế hoạch nâng cao chất lượng

trường ĐH 29


BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đối tượng khảo sát 43



1. Lý do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, Giáo dục - Đào tạo chính là chìa khoá cho sự thành công, lớn mạnh của đất nước, điều này đã được khẳng định mạnh mẽ tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra là “Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lí chất lượng”. “Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục”.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó đòi hỏi nền Giáo dục - Đào tạo cần phải cải tiến, cải tiến không ngừng, một trong những giải pháp được lựa chọn là kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD). Giải pháp này đã được cụ thể hoá trong Luật Giáo dục 2005: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” (Điều 17, Luật Giáo dục Việt Nam). Tiếp đó, trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 cũng đã đưa ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục cần “Tập trung vào quản lí chất lượng giáo dục: xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề


nghiệp, đại học”. Yêu cầu này cho thấy kiểm định chất lượng giáo dục thực sự cần thiết cho mỗi cơ sở giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Hoạt động Kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường Đại học, Cao đẳng, mới thực sự được quan tâm và triển khai từ năm 2006 với sự ra đời của đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng (ĐBCL) của các trường ĐH, CĐ và THCN với nhiều tên gọi khác nhau: Bộ phận ĐBCL, Trung tâm Khảo thí và ĐBCL, Phòng ĐBCL hay Phòng Thanh tra, khảo thí và ĐBCL… Dù với tên gọi như thế nào thì mục tiêu hướng đến là xây dựng và phát triển hoạt động KĐCLGD nhằm duy trì các chuẩn mực và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục, đảm bảo tổ chức hoạt động đào tạo có chất lượng và có hiệu quả tương xứng với các điều kiện hiện có của nhà trường, đảm bảo học sinh, sinh viên ĐH, CĐ, TCCN khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Để hoạt động KĐCL ở các trường Đại học đi vào ổn định, đẩy nhanh quá trình nâng cao chất lượng giáo dục để hội nhập với xu thế chung của nền giáo dục trên thế giới Bộ GD&ĐT đã xây dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGD nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục nói chung và các trường Đại học nói riêng. Trong đó Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học được ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ - BGDĐT và Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT được gọi là Văn bản hợp nhất số 06/VBHN - BGDĐT và gần đây nhất là Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học được ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2017/TT- BGDÐT (được gọi là Phiên bản 2.0) là căn cứ để các cơ sở giáo dục Đại học thực hiện nhiệm vụ về KĐCLGD của mình.

Như vậy, KĐCLGD đã được triển khai ở các trường đại học, học viện từ năm 2006, đến nay trải qua 11 năm, trong tổng số 253 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước (Theo báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/7/2016) đã có 213 (84%) trường đại học, học viện đã hoàn thành báo cáo


tự đánh giá trong đó có 68 trường được tổ chức kiểm định chất lượng đánh giá ngoài. Có thể nói đây là một con số khá lớn và gần như đạt yêu cầu đặt ra về KĐCL đối với các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ trở nên mạnh mẽ và rầm rộ trong những năm gần đây và đang có rất nhiều nguồn ý kiến băn khoăn, lo ngại việc KĐCLGD đang trở thành phong trào ở các trường ĐH và làm cho việc KĐCLGD mất dần đi ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của nó.

Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng của hoạt động KĐCLGD đại học nói riêng đang trở nên hết sức cấp thiết. Trong thời gian qua, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lí chất lượng giáo dục, bảo đảm chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng…. song chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về KĐCLGD cũng như quản lí hoạt động này tại trường ĐH Luật Tp.HCM. Cũng chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài "Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Luật TP.HCM" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động KĐCLGD tại trường ĐH Luật TP.HCM, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động KĐCLGD của trường ĐH Luật TP.HCM.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường ĐH Luật TP.HCM.


4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Kiểm định chất lượng giáo dục trường Đại học gồm: Tự đánh giá và đánh giá ngoài của Tổ chức KĐCLGD. Tại thời điểm thực hiện đề tài trường ĐH Luật TP.HCM mới thực hiện xong hoạt động tự đánh giá và bước đầu triển khai đăng ký đánh giá ngoài. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lí hoạt động Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại Trường ĐH Luật TP.HCM trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay.

Về phạm vi: Tiến hành khảo sát ý kiến đối với toàn bộ thành viên các nhóm công tác thuộc Hội đồng tự đánh giá và phỏng vấn sâu đối với Ban thường trực, trưởng ban thư ký, trưởng các Nhóm phụ trách các tiêu chuẩn và một số thành viên của các nhóm công tác để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Công tác quản lí hoạt động KĐCLGD, đặc biệt là hoạt động tự đánh giá tại trường ĐH Luật Tp.HCM đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động Tự đánh giá trong KĐCLGD tại trường ĐH Luật Tp.HCM còn một số hạn chế như: nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc TĐG, QL các nguồn lực thực hiện TĐG, QL các hoạt động thu thập, xử lý minh chứng, QL việc viết báo cáo TĐG, QL các hoạt động sau khi hoàn thành TĐG. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động KĐCLGD tại trường đại học Luật TPHCM thì người nghiên cứu có thể đề xuất được các biện pháp quản lí cần thiết và khả thi cho hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD tại trường ĐH Luật Tp.HCM.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH.

Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD tại Trường ĐH Luật TP.HCM.


Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong KĐCL GD tại trường ĐH Luật TP.HCM.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

a. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

Nghiên cứu thực trạng QL việc TĐG tại trường ĐH Luật TP.HCM một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào phân tích đối tượng thành các nội dung QL: QL việc thực hiện kế hoạch TĐG; quản lí các nguồn lực thực hiện TĐG, QL việc thu thập, xử lý minh chứng, quản lí việc viết báo cáo TĐG, quản lí các hoạt động sau khi hoàn thành TĐG và mối quan hệ giữa các nội dung cũng như mối quan hệ giữ TĐG với kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

b. Quan điểm lịch sử

Người nghiên cứu tìm hiểu công tác quản lí tự đánh giá trong KĐCLGD đã được thực hiện từ năm 2006 cho đến nay với yêu cầu cấp thiết của xã hội đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, mà cụ thể là chất lượng đào tạo đại học.

c. Quan điểm thực tiễn

Khảo sát, đánh giá thực tiễn hoạt động tự đánh giá của một trường Đại học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường ĐH. Để từ đó tìm hiểu được những khó khăn trong QL hoạt động TĐG mà trường ĐH Luật đã gặp phải khi tiến hành TĐG và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó là gì, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động TĐG tại trường, như vậy góp phần phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết và quy trình thực hiện hoạt động tự đánh giá trong KĐCL trường ĐH; cũng như việc thực hiện


tự đánh giá dựa vào dữ liệu trực tuyến, trang web để xây dựng hệ thống lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.

b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để tìm hiểu được thực trạng quản lí hoạt động TĐG tại trường ĐH Luật TP.HCM, người nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau để thực hiện, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu được chọn làm phương pháp chính cùng với một số phương pháp hỗ trợ khác.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích điều tra: Thu thập các thông tin, thực trạng về quản lí hoạt động Tự đánh giá để KĐCL tại trường ĐH Luật TPHCM nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học của đề tài.

- Nội dung và đối tượng điều tra: Điều tra ở 30 cán bộ, giảng viên là thành viên của Nhóm công tác phụ trách các tiêu chuẩn trong hoạt động Tự đánh giá về những vấn đề: nhận thức tầm quan trọng của TĐG trong KĐCL trường ĐH, một số khó khăn trong công tác quản lí hoạt động TĐG theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.

- Xử lý số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Cách thức thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS xử lý kết quả thống kê với các thông số:

Tỷ lệ %: tính % lựa chọn các mức trong mức độ biết về TĐG, mức độ quan trọng của TĐG trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục tại trường ĐH Luật TPHCM.

Trung bình: tính số điểm trung bình kết quả thực hiện các nội dung QL việc TĐG, mức độ hiều biết về TĐG, mức độ quan trọng của TĐG trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí