Ý Kiến Của Các Cán Bộ Và Đoàn Thể Khác Về Công Tác Gdhn Trong Trường Thcs Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang‌

Bảng 2.17. Ý kiến của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang‌



TT


Các cơ quan, đoàn thể khác

Thường xuyên

Trung bình

Không bao giờ

SYK

%

SYK

%

SYK

%

1

Phòng Lao động TBXH

1

10,0

4

40,0

5

50,0

2

Xã Phú Bình

0


1

33,3

2

66,7

3

Xã Ngọc Hội

0


1

50,0

1

50,0

4

Thị trấn Vĩnh Lộc

0


1

33,3

2

66,7

5

Xã Xuân Quang

0


1

50,0

1

50,0


Tổng số

1

5,0

8

40,0

11

55,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 9

Qua việc khảo sát các cơ quan, đoàn thể khác về công tác phối hợp quản lý GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cho ta thấy: Có đến 55% cán bộ được khảo sát cho rằng không bao giờ có sự phối hợp và lồng ghép các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh của các trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa chủ yếu ở các trường tổ chức giáo dục nghề nghiệp cho học sinh nhà quyết định.

Tóm lại, qua việc điều tra thực trạng việc thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa chúng ta thấy các đối tượng điều tra (Cán bộ - giáo viên, học sinh, các cán bộ đoàn thể khác và phụ huynh học sinh) đều cho rằng công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay là qúa yếu, hướng nghiệp chỉ dừng lại ở mức dạy nghề và học nghề phổ thông mà thôi. Các cán bộ - giáo viên chỉ có nhiệm vụ dạy các kiến thức cơ bản là chủ yếu, không chú trọng tới dạy nghề cho học sinh. Cán bộ - giáo viên chưa có kiến thức kỹ năng trong hướng nghiệp, hướng nghiệp được các cán bộ - giáo viên THCS hiểu là chỉ dạy nghề cho học sinh. Một số bạc phù huynh còn nhận thức kém trong công tác GDHN ở các trường THCS, các bậc phụ huynh chỉ muốn con em mình học giỏi các môn văn hoá khoa học cơ bản là đủ.

2.4.2. Thực trạng điều kiện phục vụ công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.4.2.1. Đội ngũ giáo viên cơ sở vật chất

* Đội ngũ giáo viên

Theo sự điều tra của người nghiên cứu, trong 76 cán bộ - giáo viên được điều tra có tới 69 ý kiến - chiếm 98.8% đều cho rằng ở các trường THCS huyện

Chiêm Hóa hiện nay rất thiếu giáo viên dạy hướng nghiệp, còn lại 7 ý kiến cho rằng thiếu. Tất cả các điểm trường hầu như không có giáo viên có kiến thức về hướng nghiệp, do đó các trường rất ngại phải xếp lịch dạy hướng nghiệp theo chương trình của Bộ giáo dục, mà chỉ mời các giáo viên ở trung tâm hướng nghiệp

- việc làm đến dạy vào các ngày thứ 7 và chủ nhật. Tìm hiểu vấn đề này tác giả đã trò chuyện với thầy Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Vĩnh Lộc, thầy cho biết: Thật sự trường rất thiếu giáo viên chuyên trách về GDHN, thầy cũng rất lo lắng về vấn đề này, nhưng mấy năm nay chưa nghe phòng và sở có biện pháp gì nhằm cải thiện tình trạng đó, thầy cho rằng, không có giáo viên nào trong nhà trường phụ trách được mảng hướng nghiệp, đa số cho rằng quá khó, nhưng lại thiếu tài liệu để tham khảo cho nên đành làm ngơ cho qua.

* Cơ sở vật chất (sách, tài liệu tham khảo, kết nối internet,…):

Để tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN, tác giả cũng đã điều tra 76 cán bộ - giáo viên.

Bảng 2.18. Ý kiến của CB-GV về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa‌


Điểm trường

Điều kiện phục vụ cho công tác

GDHN ở các trường THCS tỉnh Tuyên Quang

Tốt

Tạm được

Thiếu

SYK

%

SYK

%

SYK

%

Phú Bình

1

7,1

6

42,9

7

50,0

Ngọc Hội



5

38,5

8

61,5

Vĩnh Lộc

1

5,6

11

61,1

6

33,3

Nội trú

2

12,5

8

50,0

6

37,5

Xuân Quang



5

35,7

9

64,3

Tổng số

4

5.3

36

47.4

36

47.4

Qua bảng 2.18, tác giả có một số nhận xét sau:

Như vậy, theo sự phân tích trên cho thấy chỉ có trường Nội trú, Vĩnh Lộc là cơ sở vật chất tạm được, còn ba trường còn lại thì lại quá thiếu. Điều này chúng ta cũng dễ hiểu, bởi trường trường Nội trú, Vĩnh Lộc được đóng tại thị trấn, nên có nhiều nguồn thông tin, báo, đài nhiều hơn các điểm trường ở vùng nông thôn. Qua đây cũng cho chúng ta thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo giáo dục đối với các trường

THCS vùng nông thôn là chưa tốt, cần phải quan tâm và động viên hơn nữa để các thầy cô giáo có được niềm tin mà cống hiến sức mình vì quê hương, đất nước.

2.4.2.2. Các khó khăn của CBGV và học sinh ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang khi thực hiện công tác GDHN

* Đối với CB-GV.

Bảng 2.19. Khó khăn của CB-GV khi thực hiện công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang‌



Những khó khăn

Địa bàn (%)

Tần suất


Thứ bậc

Phú

Bình

Vĩnh Lộc

Nội trú

Ngọc Hội

Xuân Quang


Lần


%

Không có kiến

thức HN


43.8


30


31.8


27


25.5


27


35.5


1

Ít tài liệu

tham khảo


21.9


30


40.9


22


21.9


22


28.9


2

Ít thời gian

25

20

13.6

15

14.7

15

19.7

3

Nhà trường THCS

Chưa tạo điều kiện


6.3


10


13.6


7


6.2


7


9.2


4

Ý kiến khác

3.1

10

9.1

5

4.6

5

6.6

5

- Đa số các cán bộ - giáo viên được điều tra đều cho rằng, vấn đề khó khăn nhất trong công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay là kiến thức về hướng nghiệp (với 27 ý kiến - chiếm 35.5%). Các thầy cô đều cho rằng hướng nghiệp cho học sinh là việc làm rất khó nhưng các thầy cô không được trang bị thêm kiến thức gì nên không thể dạy được.

- Số cán bộ - giáo viên còn lại thì cho rằng, ít tài liệu tham khảo và ít thời gian, vấn đề hướng nghiệp thì quá khó nhưng tài liệu tham khảo đưa về trường thì không có, chỉ sách hướng nghiệp cho lớp 9 mà thôi, chưa cung cấp cho giáo viên tài liệu nói về nghề nghiệp của đất nước và của địa phương, giáo viên tự trang bị cho mình những kiến thức đó. Đây là một việc làm rất khó, thử hỏi ở những vùng nông thôn

như ở Chiêm hóa thì tìm đâu ra những kiến thức đó, khi ở đây các nguồn thông tin đại chúng đều hạn chế.

* Đối với học sinh

Để điều tra khó khăn của học sinh khi tìm hiểu về nghề nghiệp, tác giả đã đưa ra câu hỏi “Khi tìm hiểu về nghề nghiệp mà em định chọn, em thường gặp phải khó khăn nào ?”. Thống kê câu trả lời, tác giả có bảng 20.

Bảng 2.20. Khó khăn của HS THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang khi tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp‌

Những Khó khăn

Địa bàn (%)

Tổng số

Thứ bậc

Phú

Bình

Ngọc

Hội

Vĩnh

Lộc

Nội

trú

Xuân

Quang

Tần

số

%

Ít sách Báo

14.0

21.3

17.6

15.9

18.0

96

17.6

3

Ít thời Gian

33.3

32.0

30.2

31.2

33.0

174

31.9

2

Không biết hỏi ai

50.5

44.9

50.0

49.4

47.1

265

48.5

1

Ý kiến Khác

2.2

1.7

2.2

1.5

2.9

11

2.0

4

Theo bảng 2.20 tác giả thấy rằng:

- Đa số học sinh đều cho rằng, không biết hỏi ai để hiểu biết thêm về ngành nghề, với 256 ý kiến - chiếm 48.5%; kế đến là ít thời gian, với 174 ý kiến - chiếm 31.9%; ít sách báo với 96 ý kiến - chiếm 17.6% và chọn ý kiến khác, với 11 ý kiến - chiếm 2%.

- Mức độ chênh lệch về lựa chọn sự khó khăn giữa các trường là không cao, điều này chứng tỏ các em có rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề, mức độ khó khăn được trải đều theo từng loại.

Qua sự điều tra và phân tích trên cho thấy, khó khăn của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đều có chung một đặc điểm, mức độ khó khăn, điều đó chứng tỏ rằng ở tuổi của các em việc học đã chiếm nhiều thời gian, do đó các em không còn đủ thời gian để thực hiện các công việc khác, cũng như công việc trang bị thêm kiến thức về nghề nghiệp cho bản thân mình.

2.4.2.3. Nguyện vọng được trang bị thêm kiến thức về nghề của học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Việc trang bị kiến thức về nghề cho học sinh THCS là nhiệm vụ rất cần thiết, nhưng theo sự điều tra của tác giả thì hầu như việc này đã bị các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang lãng quên từ rất lâu. Số liệu ở bảng 21 dưới đây cho

thấy học sinh THCS tỉnh Tuyên Quang có nguyện vọng thế nào khi được hỏi về “nguyện vọng được trang bị kiến thức nghề nghiệp của các em?”.

Bảng 2.21. Nguyện vọng được trang bị thêm kiến thức về nghiệp của các em HS các trường THCS huyện Chiêm Hóa


Nguyện vọng của HS

Địa bàn (%)

Tổng số

Phú

Bình

Ngọc

Hội

Vĩnh

Lộc

Nội

trú

Xuân

Quang

Tần

số

%

Rất muốn

97.31

96.63

97.8

98.80

94.66

531

97.25

Có cũng được

2.69

3.37

2.2

2.2

5.34

15

2.75

Không cần thiết

0

0

0

0

0

0

0

Theo bảng 2.21, tác giả thấy nhu cầu cần được trang bị kiến thức nghề nghiệp của học sinh là rất cao (97.25). Điều đó chứng tỏ, việc cung cấp kiến thức nghề nghiệp cho học sinh là việc làm cần thiết hiện nay. Vì vậy, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội cần tăng cường các biện pháp GDHN để đáp ứng nguyện vọng chính đáng, cấp thiết này của các em, nhằm giúp các em nhận thức đầy đủ về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, hiểu biết sâu sắc hơn về nghề mình chọn, từ đó tạo cho các em sự tự tin khi tiếp tục học lên hay bước vào thị trường lao động của đất nước và của địa phương.

Tóm lại, qua việc điều tra điều kiện phục vụ, cũng như các khó khăn của cán bộ, giáo viên và học sinh, tác giả thấy rằng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN còn nghèo nàng và lạc hậu, tài liệu chỉ dừng lại ở sách dạy hướng nghiệp. Do đó cán bộ giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện công tác GDHN trong trường THCS. Nguyện vọng của các em học sinh THCS hiện nay là rất cần được trang bị kiến thức về nghề nghiệp để tiếp tục học lên hay tham gia vào thị trường lao động sản xuất của đất nước và của địa phương.

2.4.3. Thực trạng quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.4.3.1. Một số thành tựu

Qua phân tích thực trạng quản lý GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 trở lại đây cho thấy có những ưu điểm sau đây:

- Quản lý thực hiện các nội dung, hình thức GDHN cho học sinh ngày càng phong phú và đa dạng góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.

- Việc tổ chức GDHN đã bước đầu góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho một nguồn nhân lực cho huyện và tỉnh.

- Quản lý giáo dục hướng nghiệp đã từng bước dịch chuyển, đổi mới về nội dung, hình thức, thực hiện nghiêm túc chương trình GDHN đối với các lớp phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục hiện nay và đã cập nhật được phương hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2.4.3.2. Một số tồn tại

Chất lượng, hiệu quả của quản lý GDHN nhìn chung còn nhiều hạn chế. Đặc biệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục nói chung cũng như mục tiêu giáo dục của các trường THCS nói riêng là tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự đổi mới kinh tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều học sinh sau khi ra trường do chưa được sự chuẩn bị về những năng lực, phẩm chất cần thiết nên đã gặp rất nhiều khó khăn khi lựa chọn nghề. Những kỹ năng và hiểu biết đó đa phần sẽ được hình thành và rèn luyện qua 4 con đường của GDHN: Qua các môn học, hoạt động LĐSX, sinh hoạt hướng nghiệp và qua hoạt động ngoại khoá.

Chính vì vậy đa số học sinh chuẩn bị tốt nghiệp ít có hiểu biết về tầm quan trọng, đặc điểm của những ngành nghề cần thiết để có sự chuẩn bị định hướng theo học các ngành nghề chuyên môn phù hợp với năng lực học tập. Bên cạnh đó vì chưa được tư vấn một cách đầy đủ về năng lực cá nhân và hình thành lý tưởng, ý thức về quê hương, dân tộc nên việc chọn ngành nghề của các em chủ yếu dựa vào cảm tính và tập trung vào ngành nghề có thu nhập cao, có vị thế cao trong xã hội để thoát ly khỏi quê hương làng bản của mình trong điều kiện thực lực của bản thân không đáp ứng được yêu cầu của những vị trí làm việc và những ngành nghề đó.

2.4.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

- Hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của GDHN theo hướng tạo nguồn nhân lực, tính chuyên biệt của GDHN trong các nhà trường; từ đó liên quan đến công tác lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện GDHN chưa có chủ đích theo hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Cũng vì thế đội ngũ giáo viên chưa xác định được nhiệm vụ GDHN đặc thù của loại hình trường THCS vùng cao mà triển khai thực hiện trong quá trình giáo dục học sinh.

- Trình độ, năng lực để quản lý và thực hiện GDHN cho học sinh của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế.

- Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, tư tưởng và nghị lực phấn đấu của một bộ phận học sinh của những dân tộc rất ít người thuộc diện ưu tiên đặc biệt chưa tốt còn ngại học tập, rèn luyện.

- Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chưa được các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường cùng quan tâm thực hiện, chưa phát huy được vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp để hình thành những phẩm chất năng lực cần thiết của người cán bộ cho số đông học sinh.

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu chưa có giáo viên làm chuyên môn hướng nghiệp.

- Công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực cho GDHN của các trường chưa thực hiện có hiệu quả, các nhà trường cũng chưa chú ý đến khai thác thế mạnh ở địa phương, tạo cơ hội cho học sinh được đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng trong phạm vi nhận thức của mình.

- Nguồn tài chính phục vụ cho GDHN còn phụ thuộc vào ngân sách được cấp. CSVC, tài liệu phục vụ cho GDHN còn chưa được trang bị đầy đủ nhất là CSVC thiết bị phục vụ cho tư vấn hướng nghiệp

- Các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc tạo điều kiện học sinh tốt nghiệp các trường THCS.

- Tác động của nền kinh tế thị trường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chọn nghề, ý chí, lý tưởng phấn đấu của một bộ phận học sinh.

2.5. Đánh giá chung

Qua việc khảo sát và phân tích các thực trạng trên tác giả có những nhận xét sau:

* Về nhận thức

- Đối với học sinh:

+ Các em chưa nhận thức được khái niệm nghề, chưa hiểu được nghề nghiệp một cách chính xác.

+ Chưa nhận thức được nhu cầu phát triển nghề nghiệp của đất nước và địa phương.

- Đối với cán bộ quản lý - và giáo viên:

+ Chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác GDHN cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.

+ Xem nhẹ công tác GDHN, chỉ chú trọng dạy kiến thức văn hoá khoa học cơ bản.

- Phụ huynh học sinh:

Xem nhẹ công tác hướng nghiệp, chỉ muốn con em mình học giỏi các môn khoa học cơ bản là đủ. Chưa chú tâm trong việc giúp con em mình lựa chọn nghề nghiệp, giao toàn bộ trách nhiệm đó cho nhà trường.

* Về kỹ năng định hướng nghề nghiệp trong tương lai của học sinh.

- Học sinh chưa xác định hướng đi của mình một cách độc lập, sự lựa chọn nghề nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình.

- Học sinh chưa có kỹ năng đối chiếu với năng lực, sở thích của cá nhân với nghề nghiệp mình dự định chọn.

- Cơ sở để chọn nghề của học sinh còn thiếu tính thực tế không phù hợp với năng lực của bản thân, chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội, chưa thiết thực với cuộc sống.

* Về cách tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp của nhà trường.

Nhà trường tổ chức công tác GDHN chỉ mang tính hình thức đối phó, hướng nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ dạy nghề và học nghề.

* Về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.

- Đội ngũ giáo viên chỉ chú trọng giảng dạy chuyên môn, không trang bị kiến thức gì về lĩnh vực nghề nghiệp. Có nhiều giáo viên chưa hiểu rõ bản chất, các con đường GDHN cho học sinh THCS hiện nay.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN chỉ dừng lại ở tài liệu sinh hoạt hướng nghiệp lớp 9 do Bộ giáo dục cấp.

Đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng này ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tác giả đã tổng hợp được một số nguyên nhân:

- Lãnh đạo sở, phòng giáo dục và đào tạo chưa có sự kiểm tra thường xuyên việc triển khai thực hiện công tác GDHN do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Do đó, việc triển khai công tác GDHN ở các trường THCS chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nội dung hướng nghiệp nghèo nàng, dễ nhàm chán, phương pháp hướng nghiệp chưa thật sự phù hợp với học sinh.

- Cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về vị trí tầm qua trọng của công tác GDHN cho học sinh THCS, chưa thấy được yêu cầu khách quan của công tác GDHN và nhu cầu bức xúc của học sinh về việc muốn trang bị kiến thức về nghề nghiệp để các em có thể lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn khi học lên THPT hay tham gia vào thị trường lao động. Đội ngũ giáo viên chưa hiểu rõ nội dung và các con đường GDHN, đặc biệt là việc lồng ghép công tác GDHN vào việc giảng dạy các môn học.

- Nhà trường chưa có bộ phận chuyên trách, giáo viên chuyên trách về hướng nghiệp, các tiết sinh hoạt hướng nghiệp chủ yếu do các Trung tâm tư vấn hướng nghiệp và việc làm đảm nhiệm, không gây sự hứng thú cho học sinh dẫn đến kết quả GDHN là chưa cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023