Tăng Cường Trang Thiết Bị Và Các Điều Kiện Khác Phục Vụ Cho Công Tác Gdhn Ở Các Trường Thcs Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang

vậy chính quyền địa phương phải có nhiệm vụ sau: Tuyên truyền nghề nghiệp của địa phương một cách rộng khắp. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sao cho đảm bảo cơ cấu lao động của địa phương và của xã hội. Sử dụng hợp lý nhân lực tại địa phương một cách hiệu quả nhất.

* Cách thức thực hiện:

- Thông qua các nguồn thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh và truyền hình địa phương, internet,…) cung cấp cho các tầng lớp hiểu được vai trò và nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

- Thông qua các buổi tổng kết năm học và đề ra nhiệm vụ năm học mới của sở giáo dục - đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.

- Thông qua các cuộc hội thảo bàn về hướng phát triển công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

3.3.5. Tăng cường trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

* Mục đích:

- Để nâng cao hiệu quả của công tác GDHN.

- Nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu nghề nghiệp của cán bộ giáo viên và học sinh.

- Đảm bảo thời gian cho công tác GDHN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

* Nội dung, phương pháp thực hiện:

- Cần có sự điều chỉnh về thời gian thực hiện. Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo thì ở lớp cuối cấp THCS mỗi tháng có một tiết sinh hoạt hướng nghiệp thì quá ít, các nhà trường THCS cần có biện pháp hợp lí để có thêm thời gian cho công tác này.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 12

- Liên hệ với các trung tâm tư vấn hướng nghiệp ở địa phương để tăng cường các nguồn tư liệu về nghề nghiệp, các trường THCS nên cung cấp cho thư viện trường và ban hướng nghiệp trường mình một cuốn hoạ đồ nghề.

- Như chúng ta biết rằng, để các tiết sinh hoạt hướng nghiệp thực sự có hiệu quả thì giáo viên hướng nghiệp không thể sử dụng phương tiện thông thường (phấn, bảng) mà phải sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để nhằm một thời gian ngắn có thể cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức về nghề nghiệp nhất. Do đó phương tiện phục vụ cho lĩnh vực GDHN là không thể thiếu.

- Vận động nguồn tài trợ từ nhiều phía (phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân,…) để trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN.

3.3.6. Nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thông qua dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản, các môn công nghệ và các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

3.3.6.1. Nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thông qua các môn học văn hoá khoa học cơ bản.

* Mục đích:

- Các môn văn hoá, khoa học cơ bản chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình giảng dạy ở cấp THCS, do đó nếu khai thác triệt để các kiến thức đồng thời liên hệ với thực tế thì sẽ cung cấp cho các em những kiến thức sâu sắc về lĩnh vực nghề nghiệp. Qua việc khảo sát thực trạng cho ta thấy, việc cung cấp kiến thức về nghề nghiệp cho các em thông qua các môn học văn hoá khoa học cơ bản là việc làm thiết thực mang lại hiệu quả cao nhất.

- Quan trọng hơn, thông qua việc giảng dạy các môn văn hoá khoa học cơ bản giáo viên thấy được sức học của từng học sinh, năng lực của từng học sinh do đó có thể cho các em học sinh lời khuyên trong việc lựa chọn phân ban phù hợp khi học lên THPT.

* Nội dung:

Các môn khoa học cơ bản dạy trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh nói chung và khả năng hướng nghiệp nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải biết khai thác những tư liệu nói về nghề nghiệp và vận dụng nó vào nội dung bài giảng như thế nào để quán triệt tinh thần hướng nghiệp trong mỗi môn học.

Hướng nghiệp qua các môn học là hình thức rất cơ bản. Nội dung của các môn học vừa cung cấp kiến thức văn hoá khoa học cơ bản vừa cung cấp tri thức khoa học cho những ngành nghề khác nhau trong xã hội. Hướng nghiệp thông qua các môn học làm cho bài dạy thêm hấp dẫn, gắn liền với cuộc sống, mở rộng nhãn quan về nghề nghiệp và kích thích học sinh hăng say học tập. Tuỳ nội dung từng môn học , từng bài học mà có nội dung hướng nghiệp phù hợp.

Dạy học có nhiệm vụ trước hết là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và có hệ thống về khoa học tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là những khái niệm, quy luật, lý thuyết cơ bản có liên quan đến kỹ thuật và sản xuất. Những môn học này cung cấp cơ sở khoa học cho việc thực hiện công tác GDHN, giúp việc xây dựng và

phát triển những năng lực phong phú, đa dạng của học sinh chuẩn bị cho các em đi vào lao động nghề nghiệp.

- Về lĩnh vực khoa học xã hội (văn học, lịch sử, địa lý,…) ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất. Nó góp phần vào việc giải quyết đúng đắn những vấn đề về động cơ thái độ lao động, về tổ chức, quản lý kinh tế, sự phát triển những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong thời đại mới. Ngoài ra, qua việc học các môn xã hội còn giúp cho học sinh hiểu một cách sâu sắc về thiên nhiên, lịch sử, con người và quê hương Việt Nam nói chung và quê hương Tuyên Quang nói riêng.

+ Chẳng hạn, thông qua các tác phẩm văn học, các giáo viên cung cấp cho học sinh hiểu được tâm hồn và tấm lòng của các tác giả mặc dù sống trong nghèo khổ, bị áp bức nhưng vẫn không lùi bước quyết đấu tranh dành lại sự sống, dành quyền làm người và cung cấp cho đời những tác phẩm quý báo. Qua việc giảng dạy và phân tích các hình tượng đó, giáo viên liên hệ tới hiện tại cuộc sống các em đang sống, liên hệ tới các nhà văn, nhà thơ ở địa phương Tuyên Quang, điều đó giúp cho các em nhận thức bản thân mình có phù hợp với sự nghiệp văn chương hay không,…

+ Qua các tiết học lịch sử, học sinh thấy được những tấm gương hy sinh anh dũng, và lịch sử chống giặc ngoại xâm, chống phong kiến của ông cha ta qua các trang sử Đinh, Lý, Trần, lịch sử chống Pháp, Nhật, Mĩ,... Để từ đó các em hiểu lị ch sử theo đúng bản chất của nó: Đó là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, cái kì vĩ hôm nay bắt nguồn từ cái huy hoàng ngày xưa và là cái nôi sinh của những tinh hoa mai sau. Cho các em nhận thấy để có được sự sống hôm nay thì dân tộc ta đã đổ biết bao xương máu, qua đó các em thấy rằng sự sống của mình thật sự có ý nghĩa, đồng thời các em biết mình phải làm gì để cống hiến sức mình cho cuộc sống hôm nay.

+ Qua các tiết dạy Địa lý cho các em thấy được tiềm năng và sự phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương Tuyên Quang, hiểu các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đồng thời cho các em biết được xu hướng phát triển của các ngành nghề này đối với đất nước và địa phương Tuyên Quang hiện nay. Qua đó các em học sinh sẽ thể hiện sự hứng thú của mình với nghề nghiệp đó, đồng thời các em so sánh và đối chiếu với năng lực bản thân đối với yêu cầu đòi hỏi của các nghề đó.

- Về lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán, lí, Hoá, Sinh) và Khảo nghiệm đem lại cho các em nhiều hiểu biết hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp.

Môn toán - Tập cho học sinh tính toán phần trăm khấu hao, tính thuế xuất ở đội hạch toán, sưu tập số liệu một đề tài kinh tế, hay tập cho học sinh lập thành những bài toán - những biểu thống kê về một công việc sản xuất, như tính toán sản lượng lúa (tôm) của toàn xã trên cơ sở điều tra số liệu về năng suất, sản lượng,…; từ đó các em quen dần với loại tính kinh tế mà các em sẽ gặp khi các em bước vào cuộc sống lao động, sẽ hiểu sự làm ăn khoa học của nền sản xuất trong tương lai.

+ Thông qua các tiết học vật lí, tập cho học sinh nghiên cứu, phân tích và lập phương án cải tiến công cụ sản xuất trên cơ sở hiểu biết các kiến thức vật lí như: Cải tiến chiếc búa, chiếc cưa, các loại vật dụng trong nhà,…Từ đó tạo cho các em sự hứng thú trong giờ học đồng thời buộc các em phải tư duy và làm việc ngay trong giờ học của các em, hình thành cho các em ý thức về nghề nghiệp và làm quen với môi trường lao động tri thức.

+ Thông qua các môn sinh học và hoá học, giúp cho các em vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động sản xuất, chẳng hạn như giúp cho các em sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, sử dụng các loại hóa chất sử lý nguồn nước dùng trong nuôi tôm,… Từ đó các em vận dụng vào thực tế cuộc sống mang lại cho các em những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống lao động sau này.

Tóm lại, các môn khoa học cơ bản giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Những kiến thức và kỹ năng mà các em tiếp thu được qua việc học các môn này là tiền đề không thể thiếu được để xây dựng cho học sinh những tiềm lực chung, tạo điều kiện cho các em học tiếp hay đi vào lao động trong những nghề nghiệp khác nhau, hoặc nếu cần thiết có thể luân chuyển lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp.

* Phương pháp thực hiện:

- Quán triệt tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trong giảng dạy các môn khoa học cơ bản.

- Giảng dạy lý thuyết kết hợp với thực hành và lao động sản xuất.

- Kết hợp giới thiệu cho học sinh một số ngành nghề chủ yếu trong xã hội có liên quan đến nội dung bài giảng.

- Áp dụng các giáo trình tự chọn hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khoá tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu hứng thú, khuynh hướng nghề nghiệp của học sinh.

- Tìm hiểu nguyện vọng và phát triển năng khiếu của học sinh.

3.3.6.2. Nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thông qua các môn học kỹ thuật (Công nghệ)

* Mục đích:

Trang bị cho học sinh kiến thức một số nghề trong xã hội, xu hướng phát triển của các nghề đó đối với đất nước và địa phương Tuyên Quang hiện nay. Đồng thời qua việc dạy - học các môn công nghệ giúp cho giáo viên phát hiện ra các em học sinh có năng khiếu về kỹ thuật để bồi dưỡng và phát triển.

* Nội dung:

Môn công nghệ THCS có khả năng hướng nghiệp rất lớn, mặc dù hiện nay việc dạy môn kỹ thuật không đồng nhất với dạy nghề nhưng do được học kỹ thuật nên các em có những hiểu biết về một số nghề nhất định trong xã hội như kinh tế gia đình (công nghệ 6), kỹ thuật nông nghiệp (công nghệ 7) và kỹ thuật công nghiệp (công nghệ 8 và 9). Đặc biệt là học sinh được thực hành kỹ thuật đã học, do đó các em có điều kiện để kiểm nghiệm, đánh giá đúng năng lực kỹ thuật, năng khiếu cũng bộc lộ, phát triển và được củng cố. Đó là một trong những điều kiện để định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Tùy thuộc vào từng bộ môn, từng bài học ngoài những kiến thức bắt buộc phải trang bị cho học sinh, giáo viên các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cần phải liên hệ trực tiếp với địa phương nhằm cung cấp cho các em học sinh một số kiến thức sau:

- Thông qua công nghệ 6: Trang bị cho học sinh về các nghề thêu, cắt may, nấu ăn,… Qua đó các giáo viên nên liên hệ với thực tế quê hương Tuyên Quang:

+ Nấu ăn: Giới thiệu cho học sinh, Tuyên Quang là một tỉnh có nhiều thực phẩm biển để chế biến ra các món ngon, Qua đó cho các em biết cách chế biến các món ăn và giới thiệu cho các em biết nơi đào tạo các nghề nấu ăn, hay nơi có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực này.

+ Cắt may: Cho các em biết nhu cầu ăn, mặt là không thể thiếu đối với cuộc sống con người, và đây là ngành thế mạnh của đất nước. Ở Tuyên Quang cũng vậy, nghề cắt may cũng được phát triển rất cao, dẫn chứng là có rất nhiều công ty may lớn, sản xuất theo dây chuyền hiện đại đã ra đời. Có thể hướng dẫn các em các bước sản xuất theo dây chuyền về cắt may và kết hợp với tham quan thực tế các em sẽ có hiểu biết hơn về ngành nghề này. Giới thiệu cho các em biết nơi đào tạo các nghề may ở địa phương hay đất nước, hay nơi có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực này.

- Thông qua công nghệ 7: Trang bị cho các em các kiến thức về ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản,…). Đây là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và quê hương Tuyên Quang.

+ Thủy sản: Cho các em biết ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương Tuyên Quang hiện tại và trong tương lai. Do vậy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nghề nghiệp này là không thể thiếu. Trang bị cho các em các kiến thức về nghề thủy sản như: nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, nuôi cua, nuôi cá,…); đánh bắt thủy sản; chế biến thủy sản…Qua đó giới thiệu cho các em biết nơi đào tạo các nghề thủy sản ở địa phương, đất nước, hay nơi có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực này. Có thể dạy lý thuyết kết hợp với tham quan cơ sở sản xuất thủy sản, khu nuôi tôm công nghiệp của các địa phương,…

+ Lâm nghiệp: Cho các em biết ngành lâm nghiệp (đặc biệt là trồng và bảo vệ rừng) là ngành được đất nước ta rất coi trọng hiện nay, nó góp phần làm giảm thiên tay, lũ lụt, mang lại không khí trong lành cho con người. Do đó nhu cầu lao động trong lĩnh vực này là rất cao. Tuyên Quang là địa phương rất giàu về tài nguyên rừng, do mang tính chất quan trọng là rừng phòng hộ quốc gia nên việc chăm sóc và phát triển là không thể thiếu. Do vậy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nghề nghiệp này là rất cần ở địa phương Tuyên Quang. Trang bị cho các em các kiến thức về nghề lâm nghiệp như: Trồng rừng, bảo vệ rừng,… Qua đó giới thiệu cho các em biết nơi đào tạo các nghề lâm nghiệp ở địa phương, đất nước, hay nơi có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực này. Có thể dạy lý thuyết kết hợp với tham quan cơ sở đào tạo, tham quan các khu rừng đặc dụng.

- Thông qua Công nghệ 8 và 9: Trang bị cho các em các kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp ( kỹ thuật điện dân dụng, vẽ kỹ thuật,…).

+ Kỹ thuật điện dân dụng: Cho các em biết hiện nay quê hương Tuyên Quang đang trên đà phát triển mạnh, điện lưới quốc gia đã được cung cấp hầu hết các vùng trong tỉnh. Để đáp ứng cho công tác truyền tải, sửa chữa, bảo chì điện năng,… thì rất cần một đội ngũ lao động có tay nghề cao, có sức khỏe tốt trong lĩnh vực này. Do vậy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nghề nghiệp này là không thể thiếu. Trang bị cho các em các kiến thức về nghề điện dân dụng như: Truyền tải điện năng, sửa chữa mạng điện,… Qua đó giới thiệu cho các em biết nơi đào tạo các nghề điện dân

dụng ở địa phương, đất nước, hay nơi có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực này. Có thể dạy lý thuyết kết hợp với tham quan các nơi đào tạo nghề điện dân dụng ở địa phương.

+ Vẽ kỹ thuật: Cho các em biết hiện nay quê hương Tuyên Quang đang trên đà phát triển mạnh, các cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo với tốc độ rất nhanh, nhu cầu nhà ở của người dân, khu làm việc của các cơ quan nhà nước cần được xây dựng. Để có một ngôi nhà đẹp, một công trình hấp dẫn thì phải nhờ một đội ngũ lao động có tay nghề cao, và có đầu óc thẩm mỹ,… để thiết kế ra các bản vẽ các công trình đó. Do vậy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nghề nghiệp này là rất quan trọng. Trang bị cho các em các kiến thức về nghề vẽ kỹ thuật. Qua đó giới thiệu cho các em biết nơi đào tạo các nghề vẽ kỹ thuật ở địa phương, đất nước, hay nơi có nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực này. Có thể dạy lý thuyết kết hợp với các hình vẽ để minh họa.

* Phương pháp thực hiện:

Thông qua các tiết học các bộ môn công nghệ, cộng với việc tham quan các cơ sở sản xuất, các trường đào tạo sẽ giúp các em có một kiến cơ bản về các ngành nghề của đất nước và của địa phương, cũng như hướng phát triển của các ngành nghề đó trong tương lai. Tất cả những điều đó sẽ giúp các em có định hướng rõ ràng khi học lên, hay tham gia vào thị trường lao động.

3.3.6.3. Nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

* Mục đích:

Sinh hoạt hướng nghiệp là một khâu quan trọng, một bộ phận hữu cơ của toàn bộ quá trình hướng nghiệp. Do đó sinh hoạt hướng nghiệp nhằm giúp cho học sinh có được bước chuẩn bị, có sự sẵn sàng về tâm - sinh lý, kiến thức về nghề để đi vào lao động sản xuất xã hội. Các em có thể căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lý của bản thân (như sự hứng thú về nghề, năng lực làm việc với nghề, đặc điểm về thể lực, giới tính, bệnh lý,…) đối chiếu với đặc điểm, yêu cầu của các nghề được giới thiệu rồi tự mình chọn một nghề phù hợp.

* Nội dung:

Theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo thì các tiết sinh hoạt hướng nghiệp chỉ áp dụng cho các em học sinh ở lớp cuối cấp THCS (lớp 9), với thời lượng là 1 tiết/ tuần, mỗi tháng sinh hoạt hướng nghiệp một lần. Nhằm cung cấp cho các em những nội dung sau:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học và hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương.

- Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp.

- Tìm hiểu và đánh giá đúng bản thân khi chọn nghề.

- Thế giới nghề nghiệp quanh em.

- Hội thảo các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- Tìm hiểu nghề thuộc ngành văn hóa nghệ thuật.

- Hệ thống đào tạo nghề của trung ương và của địa phương.

- Tư vấn học tập - Tư vấn nghề.

Tùy theo từng nội dung của bài dạy sinh hoạt hướng nghiệp mà ta cung cấp cho các em những kiến thức khác nhau. Ví dụ như khi tìm hiểu bài “Thế giới nghề nghiệp quanh em” nên cung cấp cho các em các kiến thức sau:

+ Giới thiệu cho học sinh những nghề đất nước và địa phương đang rất cần nhân lực, cũng như những yêu cầu về tâm, sinh lý đối với nghề (Hoạ đồ nghề).

Thông qua các tiết sinh hoạt hướng nghiệp, ta có thể đưa ra cho học sinh một số ngành nghề, trong đó có những ngành nghề mà địa phương và đất nước đang rất cần nhân lực, từ đó cho học sinh lựa chọn các ngành thiếu nhất, có thể chia lớp ra thành các nhóm, sau đó quy định thời gian cho các em thảo luận và lựa chọn. Mỗi nhóm có thể lựa chọn từ 3 ngành trở lên và xếp theo thứ tự từ ngành thiếu nhiều đến ngành thiếu ít. Sau khi hết thời gian ta có thể mời đại diện của từng nhóm nói lên ý kiến của nhóm mình, khi các em trình bày ý kiến nhóm mình xong, giáo viên có thể hỏi thêm các em (Tại sao em cho rằng ngành đó ở đất nước và địa phương đang rất cần lao động, hoặc là hỏi em dựa vào đâu để biết ngành đó là thiếu,…) sau khi các nhóm đã giải thích xong, giáo viên có thể tổng kết các ý kiến và đưa ra nhận định sự hiểu biết về nghề nghiệp của từng nhóm. Kế đến, giáo viên cho học sinh biết được các ngành nghề mà địa phương và đất nước đang rất cần lao động, và cuối cùng giáo viên cho học sinh biết yêu cầu về tâm sinh lý đối với nghề (Họa đồ nghề). Thông qua điều đó học sinh sẽ đối chiếu xem bản thân mình có phù hợp hay không phù hợp với nghề nghiệp đó.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí