Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Gdhn Cho Học Sinh Thcs Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang

* Phương pháp thực hiện:

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và địa phương, để nhà trường nắm bắt được một cách chính xác về nhu cầu về nhân lực của địa phương, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện công tác GDHN.

- Các lực lượng giáo dục cần nghiên cứu kỹ lưỡng về kế hoạch, tiềm năng và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước để vận động tuyên truyền, giúp học sinh tăng thêm lòng yêu nghề, yêu quê hương và thấy rõ những chuyển vọng của nghề nghiệp tại địa phương mình.

3.3. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

3.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

3.3.1.1. Đối với Cán bộ quản lý và giáo viên

* Mục đích:

- Cho cán bộ quản lý và giáo viên thấy được tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường THCS huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang hiện nay, nó không chỉ giúp học sinh hiểu biết thêm về thế giới nghề nghiệp mà còn định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em, để các em đi vào nghề, vào đời một cách đầy tự tin.

- Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa nhận thấy được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công tác GDHN, đồng thời giúp họ nhận ra tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa nhà trường , gia đình và các tổ chức xã hội trong việc GDHN cho học sinh, giúp cho giáo viên thấy được vai trò chủ đạo của mình trong công tác GDHN trong trường THCS.

- Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa thay đổi tư tưởng xem trọng việc giảng dạy các kiến thức văn hoá, khoa học cơ bản mà xem nhẹ việc trang bị kiến thức về nghề nghiệp cho các em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

* Nội dung:

- Các cấp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Tuyên Quang cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu và học tập sâu rộng các nghị quyết (quyết định), thông tư,… của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định 126 CP của Hội đồng Bộ trưởng, hay Thông tư 31 TT, Chỉ thị số 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,…), hay những công văn cụ thể hoá các nhiệm vụ đó của UBND tỉnh, của sở Giáo dục và Đào tạo về công việc chỉ đạo công tác GDHN trong trường phổ thông.

Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang - 11

- Lãnh đạo các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nên coi công tác GDHN trong nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên, và đưa ra khẩu hiệu hành động “Học đi đôi với hành”, “Hàn gắn với môi trường sản xuất”.

* Cách thức và điều kiện thực hiện:

- Thông qua con đường thông tin đại chúng (Các đơn vị báo, đài phát thanh và truyền hình và đặc biệt là mạng internet,...) nên cập nhật và phát thanh, truyền hình thường xuyên về vấn đề GHDN trong nhà trường phổ thông, các nguồn thông tin trên internet là một phương tiện quan trọng để giúp cho giáo viên thấy được viễn cảnh phát triển của đất nước và địa phương. Các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, Lãnh đạo sở, phòng giáo dục và đào tạo nên có những văn bản chỉ đạo việc thực hiện công tác GDHN trong trường THCS và khẳng định đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện kế hoạch năm học, đồng thời cũng là tiêu chí để xếp loại, đánh giá khen thưởng ở cuối năm.

- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của giáo viên, những buổi họp Hội đồng nhà trường, những buổi tổng kết rút kinh nghiệm của từng tổ, từng nhóm giảng dạy của giáo viên, hay thông qua các buổi sinh hoạt của công đoàn, của Đoàn thanh niên để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

- Tổ chức cho cán bộ và giáo viên ở các trường THCS đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các trường ở địa phương có kinh nghiệm trong công tác GDHN, hay mời các chuyên gia giỏi về các lĩnh vực hướng nghiệp và kinh tế về nhà trường để trao đổi cùng giáo viên về những thay đổi của đất nước, về vấn đề xu thuế hội nhập và phát triển của đất nước, hay hướng phát triển ngành nghề của địa phương và xã hội,… Nhằm giúp cho Cán bộ - giáo viên có thêm sự hiểu biết, đồng thời xoá bỏ những tư tưởng, những thành kiến lạc hậu đã tồn tại.

3.3.1.2. Đối với học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

* Mục đích:

- Cho các em thấy được viễn cảnh phát triển của đất nước, của địa phương, những thay đổi và hướng phát triển nghề nghiệp của đất nước, của địa phương trong tương lai.

- Giúp các em hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác GDHN đối với việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em. Qua đó đòi hỏi các em phải thay

đổi cách học như thế nào cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và của địa phương hiện nay.

- Giúp các em có kỹ năng so sánh, đối chiếu năng lực của bản thân với yêu cầu của nghề nghiệp, phát hiện ra sự hứng thú nghề nghiệp của mình, đồng thời biết cách lựa chọn, xác định nghề một cách phù hợp.

- Giúp các em có những kiến thức cơ bản và khoa học nhất về hướng nghiệp, bản chất của hướng nghiệp để các em có nhận thức đúng đắn làm nền tảng cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

* Nội dung:

- Thực hiện theo nội dung chương trình, mà đặc biệt là các tiết sinh hoạt hướng nghiệp theo nội dung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra, đồng thời kết hợp với việc tham quan các cơ sở sản xuất ở tại địa phương giúp cho các em thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các em.

- Cần chú trọng hướng nghiệp đến những nghề mà địa phương và xã hội đang cần, cho học sinh thấy được “nghề nào cũng quý” và “Lao động là vinh quang”, cần xoá bỏ tư tưởng học để thoát ly lao động sản xuất, học để vào Đại học, học để thoát ly nông thôn và tư tưởng coi thường học nghề,…

* Cách thức thực hiện:

- Thông qua con đường thông tin đại chúng (Các đơn vị báo, đài phát thanh và truyền hình địa phương,...) nên cập nhật và phát thanh, truyền hình thường xuyên về vấn đề GHDN trong nhà trường phổ thông. Ngoài ra cán bộ giáo viên phải chỉ dẫn cho các em cách truy tìm thông tin trên mạng internet, cho các em biết những địa chỉ của trang Web nói về ngành nghề và sự phát triển của ngành nghề trong nước và địa phương. Đây là con đường quan trọng và dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả thiết thực cho các em học sinh.

- Thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ, các buổi khai giảng và tổng kết năm học, để đề cao vai trò của hướng nghiệp trong nhà trường, và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm hàng đầu của năm học.

- Thông qua các con đường hướng nghiệp cho học sinh (Thông qua các tiết học văn hoá khoa học cơ bản, thông qua các tiết sinh hoạt hướng nghiệp, thông qua việc tham quan cơ sở sản xuất, hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghề,…) để nâng cao kiến thức về nghề nghiệp cho học sinh. Trong đó nên chú trọng con đường thông qua các tiết học văn hoá khoa học cơ bản và con đường sinh hoạt hướng nghiệp vì nó mang lại hiệu quả thiết thực và thường xuyên nhất trong việc trang bị cho các em về kiến thức nghề nghiệp.

3.3.1.3. Đối với phụ huynh học sinh các trường THCS huyện Chiêm Hóa

* Mục đích:

Cũng như Cán bộ quản lý - giáo viên và học sinh, thì việc nâng cao nhận thức về công tác GDHN cho các bậc phụ huynh là rất quan trọng nhằm cho các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc chọn nghề nghiệp của các em học sinh trong tương lai. Đồng thời qua đó sẽ làm cho các bậc phụ huynh ý thức được mình phải làm gì để cùng nhà trường THCS giúp đỡ các em trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.

* Nội dung:

Đây là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho công tác GDHN, với lực lượng đông đảo giàu kinh nghiệm sống, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau của xã hội, lại có điều kiện trực tiếp hàng ngày, hàng giờ với con em mình, từ đó sẽ cho các em một lời khuyên bổ ích. Do đó nhà trường nên thiết lập mối quan hệ mật thiết với gia đình, phổ biến nhiệm vụ năm học, cho các bậc phụ huynh thấu hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xem trọng công tác GDHN trong nhà trường THCS hiện nay. Từ đó các bậc phụ huynh thấy được trách nhiệm lớn lao của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung và của con em họ nói riêng.

* Cách thức thực hiện:

- Thông qua con đường thông tin đại chúng (Các đơn vị báo, đài phát thanh và truyền hình địa phương,…) nên cập nhật và phát thanh, truyền hình thường xuyên về tầm quan trọng của công tác GDHN trong trường THCS hiện nay.

- Thông qua các buổi hợp phụ huynh học sinh, ngoài việc thông báo cho phụ huynh học sinh biết kết quả học tập của các em thì nhà trường cần đưa vấn đề GDHN ra đề bàn bạc, nghe ý kiến và nguyện vọng của phụ huynh, cũng như cách thức dạy dỗ con em mình trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, để từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDHN nói riêng.

3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về GDHN cho cán bộ - giáo viên các trường THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

* Mục đích:

- Trang bị cho cán bộ - giáo viên có kiến thức khoa học về hướng nghiệp, nắm vững phương pháp và các con đường GDHN trong trường THCS, biết lựa chọn cho mình biện pháp GDHN hợp lý nhằm truyền đạt kiến thức về nghề nghiệp cho học sinh một cách có hiệu quả nhất.

- Nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên biết làm hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và của địa phương.

* Nội dung:

- Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong công tác GDHN cho học sinh thông qua nhiều con đường khác nhau. Mỗi con đường đòi hỏi phải có đủ lực lượng giáo viên có nhiệt tình, có phẩm chất, năng lực để đảm nhiệm vai trò quan trọng đó. Vì vậy phải từng bước giải quyết những vấn đề chung đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên làm công tác GDHN như: Nắm vững chủ trương, đường lối, nội dung, phương pháp tiến hành hướng nghiệp. Song điều cần thiết là phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng các loại hình giáo viên biết làm hướng nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn khoa học tự nhiên - khoa học xã hội, giáo viên kỹ thuật,…làm nồng cốt để thực hiện đầy đủ các con đường hướng nghiệp mới có thể đem lại hiệu quả cao trong công tác này.

- Lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo Tuyên Quang nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để mở rộng và nâng cao hiểu biết của giáo viên về các ngành nghề trong xã hội, nhu cầu nhân lực của địa phương và của đất nước, xu thuế phát triển nghề nghiệp của xã hội, trên thế giới, hiểu biết sâu sắc đặc điểm, đặc trưng của nghề phổ thông, yêu cầu của nghề đối với người lao động làm cơ sở cho giáo viên thực hiện công tác GDHN.

* Phương pháp thực hiện:

- Mở lớp tập huấn cho cán bộ - giáo viên các trường THCS nhằm nâng cao sự hiểu biết của cán bộ giáo viên về các ngành nghề trong xã hội, xu hướng phát triển nghề của địa phương, của đất nước và của thế giới.

- Cung cấp cho cán bộ, giáo viên các tài liệu cần thiết nói về ngành nghề và xu hướng phát triển các ngành nghề của địa phương, đất nước, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin về nghiệp thông qua mạng internet, báo, đài phát thanh và truyền hình nhằm giúp cho giáo viên nâng cao kiến thức và kỹ năng trong GDHN.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở những nơi có kinh nghiệm trong GDHN cho học sinh THCS, thậm chí có thể tổ chức đi đến những quốc gia phát triển về lĩnh vực này để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm đó.

3.3.3. Thành lập ban tư vấn GDHN ở các trường THCS huyện Chiêm Hóa

* Mục đích:

Nhằm theo giỏi quá trình học tập, đạo đức, tác phong của các em, để từ đó cho các em một lời khuyên nên chọn ban học nào, hay lựa chọn ngành nghề nào cho phù

hợp với bản thân, ngoài ra Ban tư vấn hướng nghiệp còn có nhiệm vụ giúp cho học sinh giải đáp những thắc mắc trong việc lựa chọn phân ban và nghề nghiệp trong tương lai.

* Nội dung:

- Về nhân sự của Ban tư vấn: Đứng đầu ban tư vấn nên chọn Hiệu phó chuyên môn, số lượng các thành viên tuỳ theo điều kiện của từng trường mà lựa chọn cho phù hợp, về chuyên môn nên chọn các cán bộ, giáo viên am hiểu về công tác GDHN, hay đang phụ trách giảng dạy sinh hoạt hướng nghiệp, do đó nên ưu tiên cho các giáo viên có chuyên môn về kỹ thuật (Công nghệ).

- Ban tư vấn nên kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để theo dõi quá trình học tập của các em học sinh trong trường.

- Hàng tháng (hàng quí) giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ đưa kết quả học tập của lớp mình lên cho ban tư vấn, ban tư vấn thống kê quá trình học tập của các em để thu thập số liệu học tập theo từng môn học, sự so sánh kết quả học tập từng môn học theo từng tháng (từng quí), từng học kì, từng năm học, cộng với sự theo dõi của giáo viên phụ trách giảng dạy hướng nghiệp, giáo viên kỹ thuật, sẽ cho ban tư vấn biết nên khuyên các em học sinh chọn ban học nào, nghề nghiệp nào là phù hợp với bản thân.

* Phương pháp thực hiện:

- Ban tư vấn nên lên kế hoạch thực hiện cho từng năm học, cụ thể là năm học này phải làm công việc gì, vào thời gian nào, hiệu quả của nó ra sao,…

- Ban tư vấn nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghề nghiệp, tổ chức cho các em tham quan các cơ sở sản xuất, hay mời các chuyên gia giỏi về trao đổi với giáo viên, với học sinh nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân.

- Phải thường xuyên đổi mới các hình thức hướng nghiệp cho học sinh nhằm gây sự hứng thú và tránh sự nhàm chán của các em.

- Phải kết hợp chặt chẽ với các bộ phận đoàn thể khác trong trường (Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Tổ chức công đoàn,…) trong quá trình hoạt động.

3.3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường

* Mục đích:

Hướng nghiệp cho học sinh một cách toàn diện, mọi lúc, mọi nơi, đồng thời trang bị cho các em đầy đủ những năng lực, phẩm chất để các em học tiếp hay tham gia vào thị trường lao động.

* Nội dung thực hiện:

Việc GDHN trong nhà trường là việc làm cần thiết và cấp bách đòi hỏi phải thường thường xuyên, nên không những giáo viên có trách nhiệm mà mọi tổ chức đoàn thể trong trường phải chia sẽ cùng nhau gánh giác trọng trách đó:

- Sở giáo dục, phòng giáo dục: Cần quán triệt một cách sâu sắc các quyết định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn các ngành thực hiện quyết định 126-CP cũng như các thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo để có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra các trường thực hiện, bàn bạc với các ngành ở địa phương giúp đỡ nhà trường giảng dạy kỹ thuật, tổ chức lao động sản xuất để GDHN cho học sinh và sử dụng hợp lý học sinh ra trường. Cần tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang và huyện đặt rõ trách nhiệm và có kế hoạch cụ thể với các ngành, các đoàn thể, các cơ sở sản xuất phối hợp GDHN và sử dụng học sinh ra trường. Hàng năm tổng kết rút kinh nghiệm về việc thực hiện công tác GDHN trong nhà trường phổ thông.

- Hiệu trưởng nhà trường: Chịu trách nhiệm chung về kế hoạch và điều hành toàn bộ quá trình thực hiện công tác GDHN và đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về công tác GDHN của trường.

- Ban hướng nghiệp của trường: Giúp cán bộ công nhân viên và học sinh trong trường nhận thấy đầy đủ, sâu sắc mục đích yêu cầu, nội dung và nhiệm vụ của công tác GDHN, tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác GDHN. Kiểm tra đôn đốc đánh giá kết quả đạt được ở từng giai đoạn, từng bộ phận của công tác GDHN.

- Giáo viên chủ nhiệm: Là một người đứng mũi chịu sào đối với mọi hoạt động của lớp nói chung và đối với công tác GDHN nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh, là người thấu hiểu học sinh trong lớp nhiều nhất và là nhân tố rất quan trọng để kết nối các lực lượng giáo dục với học sinh. Chính vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác GDHN là vô cùng nặng: Giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp tìm hiểu hứng thú sở thích, năng lực và đặc điểm sinh lý của mỗi học sinh trong lớp. Giao viên chủ nhiệm chính là người tạo điều kiện để học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia thực tế, đồng thời cũng là người đứng ra vận động lôi cuốn các tổ chức tham gia vào công tác GDHN.

- Giáo viên bộ môn: Là người trực tiếp truyền tải đến học sinh những kiến thức khoa học và những ứng dụng của những kiến thức đó vào cuộc sống. Chính vì vậy nhiệm vụ của giáo viên bộ môn là: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nghề nghiệp, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng lực

và hứng thú đối với bộ môn. Giáo viên bộ môn có nhiệm vụ hướng dẫn cách thức tổ chức ngoại khoá về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành để đáp ứng những nhu cầu, hứng thú, sở thích của học sinh. Ngoài ra giáo viên bộ môn cũng cần quan hệ với các cơ sở sản xuất và các tổ chức xã hội để triển khai chu đáo các buổi tham quan, toạ đàm, trao đổi sinh hoạt hướng nghiệp của học sinh.

- Tổ chức Đoàn (Đội) trong trường: Là bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống GDHN của trường. Là lực lượng thực hiện chủ chương kế hoạch của trường thành những việc làm, những phong trào cụ thể một cách sôi nổi và thiết thực. Chính vì vậy Đoàn (Đội) thanh, thiếu niên có những nhiệm vụ sau: Thiết lập mối quan hệ giữa Đoàn (Đội) trong trường và tổ chức đoàn của xã (phường) của các cơ sở sản xuất, của các cơ quan đơn vị trên địa bàn để lôi cuốn, tranh thủ sự giúp đỡ của họ trong việc thực hiện công tác GDHN và trao đổi kinh nghiệm giáo dục đào tạo. Tích cực xây dựng các phong trào học tập, nếp sống văn minh của con người lao động cho học sinh trong trường, đồng thời động viên khuyến khích đoàn viên trong trường, tích cực xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN.

- Hội cha mẹ học sinh: Hỗ trợ trực tiếp cho công tác GDHN của trường. Đây là tổ chức có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội, với rất nhiều người hoạt động trong nhiều nghề nghiệp khác nhau. Họ là những người thân quen gần gũi với con em mình nhiều nhất, do đó sự ảnh hưởng của họ đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là rất lớn. Chính vì vậy, hội phụ huynh có những nhiệm vụ sau: Cần phải kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục con em mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, định hướng giúp đỡ con em mình trong việc lựa chọn nghề nghiệp, hội phụ huynh học sinh cần nắm chắc chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác hướng nghiệp để có thể tư vấn tốt cho con em mình khi lựa chọn nghề nghiệp. Tạo chỗ dựa vững chắc và xây dựng lòng tin cho con em mình khi bước vào lập thân lập nghiệp.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề: Hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh, đồng thời tư vấn cho các em những yêu cầu, những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp. Cần có sự thống nhất cả về nội dung và chương trình với công tác hướng nghiệp của trường để kết hợp với nhà trường, địa phương. . . sử dụng hợp lý lực lượng học sinh sau khi tốt nghiệp.

- Chính quyền địa phương: là lực lượng chủ đạo trong việc tuyên truyền nghề của địa phương, là một trong những cơ quan đầu não trong việc hướng nghiệp và tuyên truyền nghề, là lực lượng lôi kéo lao động trở về phục vụ địa phương. Chính vì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023