Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết 8

1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường 9

1.3. Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2000 và ước tính năm 2030 18

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết theo WHO IDF 2008 cập nhật 2010 và theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA/WHO, 2010 44

3.1.Tỷ lệ phân bố tuổi, giới, địa dư, nghề nghiệp, học vấn trên đối tượng nghiên cứu 66

3.2. Tỷ lệ người Khmer hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường 67

3.3. Tỷ lệ mức độ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường 67

3.4. Tỷ lệ người bệnh nhân đái tháo đường theo đặc điểm dân số học 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

3.5. Tỷ lệ người dân tộc Khmer có kiến thức về phòng chống bệnh đái tháo đường. 69

3.6. Tỷ lệ người dân tộc Khmer có thái độ đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường 70

Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 2

3.7. Tỷ lệ người dân tộc khmer tham gia thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường ... 70

3.8. Tỷ lệ người dân tộc Khmer thực hành vận động, tập thể dục thể thao, dinh dưỡng,

hút thuốc lá, uống rượu/ bia 71

3.9. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường của

người dân tộc Khmer trên 45 tuổi 72

3.10. Liên quan về tuổi, giới, địa lý, nghề nghiệp đến bệnh đái tháo đường người dân tộc

Khmer 73

3.11.Một số thói quen liên quan đến mắc bệnh đái tháo đường của người Khmer 74

3.12. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và cá nhân đến mắc bệnh đái tháo đường của người Khmer 75

3.13. Mối liên quan đến bệnh đái tháo đường với các chỉ số sức khỏe trung gian của người Khmer 76

3.14. Mối liên quan giữa các thói quen cuộc sống với bệnh đái tháo đường, qua phân tích hồi qui đa biến 77

3.15. Mối liên quan giữa các chỉ số sức khỏe trung gian với bệnh đái tháo đường, qua phân

tích hồi qui đa biến 78

3.16. Tình hình phân bố theo các yếu tố nguy cơ của người dân tộc Khmer 80

3.17. Một số yếu tố liên quan trên người dân tộc Khmer tiền đái tháo đường trong và ngoài thang điểm FINDRISC 81

3.18. Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới của người dân tộc Khmer bình thường 82

3.19. Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới của người tiền đái tháo đường 83

3.20. So sánh kiến thức người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường. 84

3.21. So sánh tỷ lệ thay đổi thói quen ăn ngọt, ăn mỡ, chất béo, ăn rau, trái cây

phòng bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp 86

3.22. So sánh tỷ lệ người dân ăn sau 20 giờ luyện tập thể dục, giảm rượu bia, thuốc lá

phòng bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp 87

3.23. So sánh tỷ lệ người dân giảm rượu bia, thuốc lá phòng bệnh đái tháo đường trước

và sau can thiệp 88

3.24. So sánh tỷ lệ thay đổi mức độ vòng bụng, mỡ nội tạng, mỡ cơ thể trước và sau

can thiệp 89

3.25. So sánh tỷ lệ thay đổi BMI, tăng huyết áp trước và sau can thiệp 90

3.26. Tình hình người bệnh khám chữa bệnh đái tháo đường tại trạm y tế xã 91

3.27. Tình hình phát hiện người bệnh đái tháo đường tại trạm y tế xã 91

3.28. Tình hình phát hiện người Khmer tiền đái tháo đường tại trạm y tế xã 92

3.29. Các chỉ số sức khỏe của nhóm đái tháo đường trước và sau can thiệp 93

3.30. Các chỉ số sức khỏe của nhóm đái tháo đường trước sau can thiệp 94

3.31. Các chỉ số sức khỏe của nhóm tiền đái tháo đường trước, sau can thiệp 95

3.32. Các chỉ số sức khỏe của nhóm tiền đái tháo đường trước sau can thiệp 96

3.33. So sánh trước và sau can thiệp về tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường của nhóm chứng và nhóm can thiệp 97

3.34. Tình hình người bệnh đái tháo đường thay đổi sau can thiệp tại trạm y tế 98

3.35. Tình hình người tiền đái tháo đường thay đổi sau can tại trạm y tế 98

3.36. Tỷ lệ xã can thiệp tổ chức thực hiện truyền thông phòng chống bệnh đái tháo đường

theo chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nghiên cứu. 99

3.37. Tỷ lệ xã can thiệp thực hiện công tác thực hành phòng chống đái tháo đường 100

DANH MỤC HÌNH

Hình Nội dung Trang


1.2.Bản đồ tỉnh Hậu Giang và các địa điểm nghiên cứu 36

2.1. Cân phân tích trở kháng điện sinh học 50

2.2. Máy D10 - BIO-RAD xét nghiệm HbA1c 50


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Nội dung Trang


2.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp phòng chống bệnh đái tháo đường ở đồng bào người dân tộc Khmer. 37

2.2. Sơ đồ mô hình can thiệp phòng chống bệnh ĐTĐ tỉnh Hậu Giang 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Nội dung Trang 3.1. Tỷ lệ hiểu biết đúng của người dân 69

3.2. Tỷ lệ người dân thực hành đúng phòng chống đái tháo đường 70

3.3. Yếu tố liên quan ở người dân tiền đái tháo đường trong thang điểm FINDRISC 82

3.4. Tỷ lệ mức độ nguy cơ trên người mắc tiền đái tháo đường 83

3. 5 Kiến thức người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường 85

ĐẶT VẤN ĐỀ


Hiện nay, đái tháo đường là một vấn đề y tế công cộng mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người, nhất là trong độ tuổi lao động trên toàn thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường tăng nhanh trong những năm qua.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh thổ. Tại Pháp, 1,4% dân số mắc đái tháo đường; ở Mỹ, tỷ lệ đái tháo đường 6,6%; Singapor là 8,6%; Thái Lan có tỷ lệ đái tháo đường là 3,5%; tại Malaixia, tỷ lệ đái tháo đường là 3,01% [31]; ở Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở lên mắc đái tháo đường tại Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11% [80]. Năm 2003, toàn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Mỗi ngày có khoảng 8.700 người chết liên quan đến đái tháo đường [63].

Ở Việt Nam, theo Ngô Thanh Nguyên điều tra đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2011, tỷ lệ mắc đái tháo đường người 30 tuổi trở lên là 8,1%, trong đó, số mới chẩn đoán là 69,1% [44]. Theo Trần Minh Long, năm 2010, nghiên cứu tại Nghệ An, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người từ 30 – 69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,97% [36]. Theo Huỳnh Nhân Hải, năm 2012, tỷ lệ đái tháo đường typ 2 tại thành phố Vĩnh Long là 7,4%, trong đó tỷ lệ đái tháo đường đã biết là 5,9%, tỷ lệ đái tháo đường không được chẩn đoán (mới phát hiện) là 1,5%. Tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói khá cao là 19,4% [ 23 ]; Tỉnh Trà Vinh năm 2012 tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trên 45 tuổi là 9,5% và tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 19,3% [47].

Đái tháo đường còn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phát hiện và điều trị bệnh muộn sẽ để lại hậu quả nặng nề trên bệnh nhân. Theo Hiệp hội bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở những người trong độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển trong tương lai tới [68], [74]. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo đường trong

cộng đồng là vô cùng cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [18].

Tỉnh Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, với sự phát triển và đô thị hoá tốc độ nhanh, tình hình mắc các bệnh không lây sẽ tăng nhanh như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp,…. Khảo sát tại thị xã Ngã Bảy, năm 2009, bước đầu phát hiện tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người dân từ 40 - 69 tuổi là 9,8%; trong đó, đồng bào các dân tộc khác tỷ lệ là 11,8%, và bệnh có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư [34]. Dân số các dân tộc khác khoảng trên 170.000 người, trên 22% dân số tỉnh Hậu Giang, trong đó, chủ yếu là đồng bào người dân tộc Khmer với những thói quen, tập quán, đặc trưng riêng; nhưng cho đến nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về thực trạng mắc bệnh đái tháo đường; cộng đồng người dân Khmer chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh và chưa quan tâm phòng chống bệnh này [47]. Do đó, để có cơ sở khoa học cung cấp thông tin cho ngành y tế Hậu Giang xây dựng các giải pháp và chính sách y tế công bằng và hiệu quả đến tận các cộng đồng đồng bào các dân tộc anh em về chăm sóc dự phòng bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng tăng ở nước ta hiện nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thực trạng tỷ lệ người dân mắc bệnh đái tháo đường, phát hiện sớm người dân mắc tiền đái tháo đường nhằm tìm các biện pháp phù hợp dự phòng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đặc trưng của người dân tộc Khmer tại cơ sở y tế đầu tiên người dân tiếp cận là trạm y tế xã, qua hai mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ở người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Hậu Giang năm 2011.

2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng, chống đái tháo đường ở đồng bào người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại địa bàn nghiên cứu.

Chương 1


TỔNG QUAN


1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1.1.1. Các định nghĩa về đái tháo đường týp 2.

Năm 1550 năm trước Công nguyên bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được Thầy thuốc Hy Lạp là Arateus đặt tên là bệnh “Đái tháo” (diabetes)[112]. Từ thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên bệnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là một bệnh với tiểu ngọt và sau một thế kỷ Dobson chứng minh vị ngọt là do đường. Đảo tụy đã được Langerhans mô tả vào năm 1869 và sau đó nhà khoa học Đức là Mering và Minkowski đã phẫu thuật cắt tụy gây bệnh đái tháo đường thực nghiệm trên chó [19].


Theo Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), năm 2006, định nghĩa đái tháo đường: “Đái tháo đường týp 2 là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối hợp giữa kháng insulin và thiếu đáp ứng insulin”[65].

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2010, định nghĩa đái tháo đường: “Đái tháo đường là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin, một trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo đường”[101].

“Tiền đái tháo đường (TĐTĐ) là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose bao gồm hai tình huống là rối loạn glucose lúc đói (Impaired Fasting Glucose- IFG) và giảm dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance- IGF)” [50].

Năm 1979, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã nêu khái niệm giảm dung nạp glucose (GDNG) thay cho thuật ngữ “đái tháo đường giới hạn”. Giảm dung nạp glucose được TCYTTG và Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) xem là giai đoạn tự nhiên của rối loạn chuyển hóa carbohydrate.

Năm 1999, rối loạn glucose lúc đói là thuật ngữ mới được giới thiệu. Cả hai trạng thái này đều có tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường [20]. Năm 2008, tình trạng trên được Hội Đái tháo đường Mỹ có sự đồng thuận của TCYTTG đặt tên chính thức là tiền đái tháo đường (Pre-diabetes) [69],[71],[127].

1.1.2. Sinh bệnh học đái tháo đường týp 2

1.1.2.1. Nguyên nhân giảm tiết insulin

Tế bào bêta của tuyến tuỵ bị tổn thương nên không thể sản sinh ra insulin được.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ chế tự miễn [50].

- Rối loạn tiết insulin. Tế bào bêta của tuỵ bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hoá glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là bất thường về nhịp tiết và động học của bài tiết insulin, bất thường về số lượng tiết insulin, bất thường về chất lượng những tế bào peptid có liên quan đến insulin trong máu. Nguyên nhân có sự rối loạn tiết insulin có thể do một số yếu tố sau: Sự tích tụ Triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến tăng sự tích tụ Triglycerid là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tụy, tăng nhạy cảm tế bào beta với chất ức chế trương lực α adreneric.

- Kháng insulin. Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, insulin không có khả năng thực hiện những tác động của mình như người bình thường, kháng insulin chủ yếu được nghiên cứu ở gan và cơ. Kháng insulin ở cơ: Các nghiên cứu đã đề xuất nguyên nhân kháng insulin là vai trò của di truyền, hiện tượng giảm hoạt tính của ezym trong quá trình oxy hoá glucose do tăng acid béo tự do sinh ra từ quá trình phân huỷ lipid. Kháng insulin ở gan là vai trò của tăng glucagon và tăng hoạt tính men PEP - CK

Một số tình trạng sinh lý và bệnh lý gây ra sự giảm nhạy cảm insulin như béo phì, thai nghén, bệnh cấp tính, đái tháo đường týp 2. Khi tiết insulin bị thiếu do sự kháng insulin và giảm tiết insulin là cơ sở xảy ra tiền ĐTĐ týp 2 và ĐTĐ týp 2 [118]. Quá trình thu nạp glucose ở các cơ quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa sự nhạy cảm của các cơ quan với insulin, với axit béo tự do. Các axit béo tự do ở nồng độ sinh lý ức chế mạnh sự gắn của insulin vào tế bào gan. Tăng nồng độ axit béo tự do cũng

kích thích quá trình tăng sinh glucose tại gan do đó tăng glucose máu và đề kháng insulin. Giảm hoạt tính kinase ở thụ thể có thể là cơ chế chính trong đề kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Khiếm khuyết tại thụ thể và sau thụ thể góp phần đề kháng insulin, giảm gắn insulin là vấn đề chính giai đoạn tiền đái tháo đường [55].

Nhiều tác giả chứng minh rằng có liên quan giữa nồng độ insulin và một số rối loạn sinh lý và chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, giảm dung nạp glucose [89]. Giai đoạn sớm, kháng insulin biểu hiện bởi sự gia tăng tiết insulin nhằm hạ glucose máu, chức năng tế bào bêta còn đảm bảo nên glucose máu vẫn bình thường. Vào giai đoạn muộn, theo thời gian khi bắt đầu có tế bào bêta suy giảm về số lượng và chất lượng, sự tiết insulin sẽ giảm xuống và đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện. Một số nghiên cứu cho thấy khi insulin giảm xuống thì bệnh đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện. Nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh (2008) cho thấy đặc điểm ĐTĐ týp 2 ở bệnh nhân tuổi cao là nồng độ insulin trung bình giảm, chỉ số kháng insulin tăng cao, chỉ số chức năng tiết insulin của tế bào bêta giảm rõ [63].

1.1.2.2. Rối loạn sự điều tiết Leptin, Resistin, Adiponectin. Yếu tố hoại tử bướu

alpha, Interleukin – 6 và kháng insulin.

Mô mỡ tiết ra Leptin là một hormone protein có tác dụng tác động lên các hoạt động của cơ thể như: tác động lên sự điều hòa thể trọng, chuyển hóa, chức năng sinh sản và nhiều tác dụng khác. Đặc biệt là Leptin điều hòa nồng độ đường trong máu thông qua hai con đường là kiểm soát sự ngon miệng và tích trữ năng lượng, thông tin cho gan về sử dụng glucose dự trữ. Khi hai con đường trên bị phá vỡ sẽ dẫn đến bệnh ĐTĐ [18]. Khi khối mô mỡ tăng thì làm gia tăng Leptin cùng với sự chuyển hóa bù trừ cho bảo tồn sự nhạy cảm của insulin [117].

Resistin là hormone được tiết ra từ mô mỡ. Trong quá trình biệt hóa mô mỡ thì nồng độ của Resistin sẽ tăng lên. Nồng độ của Resistin máu tăng lên ở người béo phì do chế độ ăn hoặc nguồn gốc di truyền. Giữa béo phì và đái tháo đường có mối liên kết của Resistin, đó chính là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường týp 2 [55].

Adiponectin là một hormone được tiết ra từ các tế bào mỡ của mô mỡ, có tác

dụng chống xơ vữa động mạch và tăng độ nhạy của insulin. Adiponectin cũng có tác

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2022