Đánh Giá Chung Thực Trạng Ql Hđht Của Học Sinh Tại Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh


4

Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo

trong học tập của HS hạn chế

3.94

0.247

3.68

0.474

5

Trình độ, năng lực học tập của học sinh

3.56

0.498

3.73

0.452

Trung bình chung

3.77

3.66

Đánh giá chung

Rất ảnh

hưởng

Rất ảnh

hưởng


YẾU TỐ KHÁCH QUAN

Giáo viên

CBQL

1

Sự thay đổi thường xuyên của chương trình dạy

học

3.67

0.473

3.48

0.506

2

Cơ sở vật chất phục vụ dạy học thiếu thốn

3.51

0.501

3.38

0.49

3

Tài liệu tham khảo, chuyên khảo về dạy học quản

lí học tập cho HS chưa đầy đủ

3.49

0.501

3.3

0.464

4

Sự phối hợp gia đình còn nhiều hạn chế

3.49

0.501

3.4

0.496

5

Ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xã hội

3.4

0.49

3.28

0.452

Trung bình chung

3.51

3.36

Đánh giá chung

Rất ảnh

hưởng

Rất ảnh

hưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 11


* Đánh giá của giáo viên

Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên nhận định những nội dung cả về chủ quan lẫn khác quan, trong bảng 2.16 đều có ảnh hương rất lớn đến công tác quả lí hoạt động học tập của học sinh hiện nay. Một số nội dung giáo cho rằng mức độ ảnh hưởng cao là; Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS hạn chế, rất ảnh hưởng (TB 3.94), Sự chỉ đạo về chuyên môn của các cấp quản lí, rất ảnh hưởng (TB 3.84), Năng lực quản lí HĐHT của BGH chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lí hoạt động học tập cho học sinh, mức đánh giá rất ảnh hưởng (TB 3.79). Như vậy có thể thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên có tác động rất lớn đến công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh hiện nay.


* Đánh giá của cán bộ quản lí

Cán bộ quản lí đánh giá cá yếu tố ãnh hưởng không có sự khác biệt đáng kể so với giáo viên nhận định. Một số yếu tố theo CBQL có ảnh hưởng là; trình độ, năng lực học tập của học sinh, đánh giá rất ảnh hưởng (TB 3.56), Sự thay đổi thường xuyên của chương trình dạy học, mức độ rất ảnh hưởng (TB 3.67), hay Cơ sở vật chất phục vụ dạy học thiếu thốn cũng được nhìn nhận rất ảnh hưởng (TB 3.51).

* Đánh giá chung.

Đánh giá chung về các yếu tố chủ quan của bảng 2.16 giáo viên nhận định, các yếu tố này rất ảnh hưởng, trung bình 3.77. Các yếu tố khác quan điểm trung bình 3.51 mức đánh giá rất ảnh hưởng. Đối với cán bộ quản lí cũng có nhận đinh cho cả yếu tố chủ quan và khác quan giống giáo viên rất ảnh hưởng.

Đây là những dữ liệu quan trọng để người nghiên cứu tham khảo và có những đề xuất hợp lí nhằm khắc phục những tồn tại cũng như tận dụng những thuận lợi mà các yếu tố trên mang lại, cho công tác quản lí hoạt động học tập cho học sinh.

2.5 Đánh giá chung thực trạng QL HĐHT của học sinh tại các trường THCS trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay các trường THCS trên địa bàn q9 Tp Hồ Chi Minh đã có chủ trương nâng cao hoạt động quản lí học tập của học sinh, nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình phổ thông mới. Trong đó việc khuyến khích giáo viên tiếp cận năng lực của từng học sinh, để có phương pháp dạy học phù hợp đang được các trường quan tâm thực hiện. Vì đây là một trong những chủ trương của chương trình giáo dục phổ thông mới. Để tiếp cận và có giải pháp truyền thụ kiến thức phù hợp, thì trước hết phải quản lí được quá trình nhận thức của các em, từ đó thiết lập quy trình và có giải pháp thực hiện quy trình để quá trình tiếp nhận kiến thức kinh nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh.

2.5.1. Ưu điểm thực trạng‌

Quá trình khảo sát cho thấy hiện nay các trường THCS trên địa bàn Q9 Tp Hồ Chí Minh đã nỗ lực triển khai kế hoạch quản lí hoạt động động học tập cho học sinh. Ban giám hiện nhận thấy vai trò và ý nghĩa của công tác này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoàn


thành nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Nên đã đôn đốc triển khai đến từng tồ bộ môn và giáo viên. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện cũng được thực hiện, nhằm có những điều chỉnh phù hợp đối với hoạt động này. Về phía giáo viên, nhận được sự quan tâm của BGH cùng với sự đôn đôn đốc thực hiện của các tổ trưởng chuyên môn, giáo viêc cũng đã ý thức được vai trò của bản thân đối với hoạt động quản lí học tập của học sinh. Quá trình thực hiện đã có một số thành quả đáng ghi nhận, học sinh tích cực tiếp thu bài mới bài bản có hiệu quả, kỹ năng làm bài tập của các em được nâng cao, năng lực thực hành các môn trải nghiệm, thí nghiệm không ngừng được hoàn thiện. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học ngày càng đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Môi trường cảnh quan sư phạm phù hợp với các hoạt động giáo dục.

2.5.2. Nhược điểm của thực trạng‌

Mặc dù nhận được sự quan tâm của BGH và sự nỗ lực của giáo viên nhưng hoạt động quản lí học tập của học sinh vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn đề ra. Có thể chỉ ra một số nhược điểm của thực trạng công tác này hiện nay như sau; các nội dung kế hoach về công tác này chưa bán sát được thực tế, nhiều khi còn chồng chéo gây khó khăn cho các đội tượng thực hiện mà hiệu quả không cao. Công tác phụ đạo chính khóa được triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao. Các thức hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn học liệu chưa tốt nên dẫn đến học sinh tìm hiểu bài kiến thức nghèo nàn. Hướng dẫn về phương pháp học của giao viên cho học sinh chưa cặn kễ nên nhiều trường hợp học sinh không biết vận dụng cách thức học tập phù hợp với nội dung bài học. Phương tiện hõ trợ học tập chưa phong phú và ít tính năng nâng cao. Phân cấp trong quản lí chưa rõ ràng nên công tác kiểm tra đánh giá chưa sát thực tế. Các tiêu chí đánh giá hoạt động này chưa được thiết kế phù hợp nên dẫn đến đánh giá chung chung, không thực chất.

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng‌

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có nhiều, có thể chỉ ra một số nguyên nhân sau đây; Phân cấp quản lí chưa cụ thể, các hoạt động nhiều khi chồng chéo trong chỉ đạo giữa BGH với tổ chuyên gây khó khăn cho giáo viên và học sinh. Việc đảm bảo kỹ cương nề nếp của học sinh chủ yếu dựa vào bộ phận quản nhiệm, giáo viên bộ môn chưa quan tâm nhiều, nên dẫn đến việc học sinh chưa chấp hành nghiên các kế hoạch được triển


khai để quản lí hoạt động học tập của các em. Kết hoạch quản lí xây dựng chưa sát với đối tượng, chưa cụ thể về cách thức thực hiện, nên dẫn đến việc ai hiểu sao làm như thế không thống nhất được các nội dung và phương pháp. Quản lí hoạt động dạy của giáo viên chủ yếu quản lí về chuyên môn mà chưa định hướng được gắn kiến thức với năng lực học tập của từng em học sinh. Nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho các em lĩnh hội phù hợp với đặc điểm nhận thức của bản thân. Quản lí hoạt động ngoải giời lên lớp của học sinh còn mang tính hình thức, chưa đạt hiệu quả cao. Quản lí hoạt động tự học chủ yếu dựa vào ý thức của học sinh, kết hoạch quản lí công tác này chưa cụ thể chưa có chuyên sâu nên hiệu quả mang lại không cao. Trên đây là những tồn tại cần khắc phục trong thời gian thời nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động này tại các trường THCS.


Kết luận chương 2‌

Chương 2 được thực hiện trên cơ sở khảo sát, phân tính thực trạng và thực trạng quản lí các hoạt động học tập của học sinh THCS trên địa bàn quận 9 Tp Hồ Chí Minh. Đây là những cơ sở cho người nghiên cứu phát hiện những tồn tại về công tác quản lí học tập của học sinh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động này. Các nội dung được khảo sát phân tích bao gồm;

- Thực trạng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ học tập của học sinh THCS

- Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động học tập của học sinh THCS

- Thực trạng thực hiện hình thức học tập của học sinh THCS

- Thực trạng thực hiện phương pháp, phương tiện học tập của học sinh THCS

+ Quản lí hoạt động học tập ở trường THCS

- Phân cấp quản lí hoạt động học tập của học sinh THCS

- Quản lí nội dung hoạt động học tập của học sinh

- Quản lí cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động học tập của học sinh THCS 79

Quá trình phân tích số liệu bằng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn người nghiên cứu đã chỉ ra được một số tồn tại trong công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh. Những tồn tại này sẽ được đề xuất các giả pháp khắc phục ở chương 3 của luận văn này.


Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.‌

3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp‌

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp. Cơ sở pháp lí.‌

Các cơ sở đề xuất biện phám nhằm nâng cao công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh THCS được căn cứ vào các văn bản pháp quy dưới đây.

Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Thông tư 12 - BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 cũa Bộ giáo dục và đào tạo về điều lệ trường THCS

Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục.

Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011, quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Thông tư số 08/TT ngày 21 tháng 03 năm 1988 của bộ trưởng bộ giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông.


3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp‌

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ‌

Tính đồng bộ của các biện pháp thể hiện ở mối liện hệ chi phối ràng buộcc lẫn nhau giữa các giải pháp. Sự chi phối thể hiện ở mối quan hệ biện chứng, kết quả của hoạt động này là tiền đề cho hoạt động kế tiếp và kết quả của giải pháp sau cũng là kết quả của giải pháp trước đó.


Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần phải tính tới các yếu tố tác động tới các biện pháp như: Đội ngũ nhà giáo, điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, cơ sở vật chất nhà trường, phương tiện dạy học, cùng với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp quản lí giáo dục. Một khi đã đảm bảo được việc thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lí. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục, quản lí hoạt động học tập của các nhà trường.

Trong quản lí hoạt động học tập sự đồng bộ thể hiện ở sự thống nhất trong chỉ đạo nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành của nhà quản lí tới các đối tượng thực thi. Nhoài ra tính đồng bộ còn thể hiện ở việc triển khai, huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo cho công tác quản lí được diển ra đúng kế hoạch.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả‌

Tính hiệu quả của các giải pháp được thể hiện ở việc nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động học tập, giúp học sinh chiếm lĩnh được những tri thức phù hợp với cấp học, lớp học và phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí của các em. Tính hiệu quả còn thể hiện ở giúp nhà trường thực hiện thành công các nhiệm vụ giáo dục khi áp dụng thực hiệc các giải pháp.

Các biện pháp được đề xuất là công cụ giúp nhà quản lí thực hiện tốt việc quản lí học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường.

Công tác quản lí trường học với trọng tâm là quản lí hoạt động học tập, có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Việc tăng cường các biện pháp quản lí hoạt động học tập ở các trường THCS trên địa bàn Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh phải nhằm đạt tới các mục tiêu:

Đảm bảo phát triển giáo dục theo kế hoạch được giao, đáp ứng được nhu cầu của địa phương, nhu cầu học tập của nhân dân trong khu vực. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập và giáo dục.


3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi‌

Tính khả thi của các giải pháp thể hiện ở việc đảm bảo triển khai phù hợp với đặc điểm chung và đặc điểm riêng của từng môi trường khác nhau. Quá trình triển khai thực hiện phái có hiệu quả như nhau hoặc gần giống nhau.

Đối với các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lí hoạt động học tập của học sinh, tính khả thi còn thể hiện khi áp dụng phải phủ hợp với tất các các thành tố tham gia vào hoạt động. Từ cơ sở vật chất, môi trường thực hiện, năng lực của nhà quản lí, khả năng của giáo viên và quan trọng nhất là tính thích ứng của học sinh đối với các giải pháp. Đấy là điều kiện tiên quyết khi đề xuất các biện pháp. Vì đối tượng hướng đến của giái pháp là học sinh thông qua cách thức quản lí của giáo viên và BGH.

Để đảm bảo tính khả thi thì trước hết phải nhận thức đúng đắn về ý nghĩa tác dụng các biện pháp đã nêu ra, biết vận dụng sáng tạo từng biện pháp cũng như kết hợp sao cho hài hòa, hợp lí các biện pháp nêu ra phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhà trường, cũng như xu thế phát triển giáo dục của địa phương và của toàn quốc.

Tính khả thi còn được thể hiện ở khâu quản lí từ cấp độ vĩ mô cho đến cấp độ vi mô đều có chung một mục tiêu, nội dung và cách thức tổ chức. Xuất phát từ nhu cầu của quá trình quản lí các hoạt động học tập - giáo dục mà các mối quan hệ 2 chiều giữa tầng vĩ mô, vi mô từ đó làm nổi bật lên tính thực tiễn của đề tài.

Tính khả thi của các biện pháp phải phát huy được hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế của các trường THCS khu vực Quận 9, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của Quận 9. Các biện pháp phải được tổ chức áp dụng một cách rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững‌

Tính bền vững của các giải pháp thể hiện khi áp dụng vào các trường khác nhau thì kết quả không có sự chênh lệch nhiều, mặc dù các đối tượng là khác nhau. Mặt khác theo thời gian nếu không có sự thay đổi nhiều về nội dung dạy học và cách thức quản lí thì các biện pháp đề xuất vẫn phát huy hiệu quản.

Trong quản lí các hoạt động học tập của học sinh, tính bền vững thể hiện kết quả đạt được ở các đối tượng học sinh khác nhau không có sự khác biệt đánh kể về hiệu quả cũng

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí