Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Đề Xuất


phương pháp cách thức, phải tạo được hứng thú, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, hệ thống, phát huy tính tích cực của nhiều đối tượng học sinh, giúp học học sinh có khả năng vận dụng và liên hệ thực tiễn.

Một số trường do đối tượng học sinh vùng sâu, chất lượng đầu vào rất thấp nên trong quản lí giáo dục học sinh cần thực hiện triệt để quan điểm khách quan, toàn diện và cụ thể. Huy động mọi nguồn lực để thực hiện quản lí hoạt động dạy - học, trong giáo dục học sinh phải tập trung cao cho đối tượng học sinh yếu kém. Hoạt động quản lí nhà trường cần tập trung quản lí hướng đến chất lượng.

Xếp thời khoá biểu hợp lí, tạo điều kiện cho việc học của học sinh, trong một buổi học không quá nhiều môn học, xen kẽ môn tự nhiên và môn xã hội, phù hợp với giáo viên và học sinh, hạn chế việc học sinh đi lại quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thời gian tự học ở nhà của học sinh.

Phân công trách nhiệm cụ thể cho giáo viên bộ môn và các bộ phận khác trong quản lí HĐHT của học sinh như: Kiểm tra đầu giờ nhiều học sinh, giám sát chặt chẽ việc chuẩn bị bài ở nhà; xác định và phân loại đối tượng học sinh để theo dõi việc tự học ở nhà. giáo viên bộ môn ghi nhận tình hình học sinh trong sổ đầu bài, có biện pháp giáo dục học sinh vi phạm nội quy học tập.

Chỉ đạo giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học giáo viên giới thiệu bài mới sát với thực tiễn đời sống, gần gũi với học sinh, kích thích sự tò mò, tìm hiểu khám phá những nội dung kiến thức sắp được học. giáo viên bộ môn tổ chức quá trình học tập làm sao cho tất cả học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém tiến hành các hoạt động học tập nhịp nhàng theo hoạt động dạy của giáo viên; dẫn dắt các em từng bước chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức, làm cho các em yêu thích nội dung học tập. giáo viên cần chú ý trợ sức cho học sinh yếu bằng cách giảng chậm để các em đủ thời gian suy nghĩ và giúp các em tái hiện kiến thức cũ liên quan đến nội dung đang học. Cuối giờ giáo viên bộ môn hệ thống hóa kiến thức cơ bản nhất, làm rõ trọng tâm; dặn dò cụ thể nội dung học bài, làm bài ở nhà; chú ý đảm bảo tính vừa sức và kiểm tra chặt chẽ ở buổi học kế tiếp. Trong quá trình giảng dạy trong tiết học, giáo viên phải kiểm tra, đánh giá sát hoạt động học của học sinh.


Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên quản lí tinh thần, thái độ học tập của học sinh trong tiết học; kích thích động viên tinh thần, làm cho nội dung bài học trở nên thiết thân, gần gũi đối với học sinh, giúp các em yêu thích những điều đang học, từng bước chiếm lĩnh tri thức mới và có phương pháp học tập hiệu quả.

Biện pháp 4: Cải tiến hoạt động bồi dưỡng năng lực QL HĐHT của HS cho GV

* Mục tiêu biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nắm bắt thực trạng năng lực quản lí hoạt động học tập của các lực lượng tham gia trong nhà trường, dưới nhiều hình thức khác nhau. Phân tích đánh giá và có giải pháp khắc phục những tồn tại.

Dây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lí học tập cho các nhân tham gia trên tin thần đảm bảo chất lượng đổi mới giáo dục và hoàn thành các nhiện trong năm học của nhà trường.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 13

Tạo điều kện thuận lợi cho các đối tượng tham gia học tập, tập huấn bằng cách đa dạy hóa các hình thức.

Khuyến khích giáo viên, học sinh tự ý thức nâng cao năng lực quản lí và tuân thủ các nhiệm vụ học tập.

Giám sát quá trình, tiến độ thực hiện công tác quản lí học tập của học sinh và giáo viên. Nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng các yêu cầu đã đề ra.

* Nội dung biện pháp

Khảo sát thực trang về năng lực tổ chức dạy học của giáo viên, nhằm định hướng công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh phù hợp với nội dung, phương pháp và cách thức tiếp cận của giáo viên đối với năng lực của học sinh.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh cho giáo viên. Nhằm cụ thể hóa các hoạt động dạy học phù hợp với công tác quản lí hoạt động học của học sinh.

Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đội tượng tham gia.

Khuyến khích GV tự bồi dưỡng, tự nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức và kỹ năng quản lí hoạt động học tập của học sinh.


Kiếm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng và phụ đạo của giáo viên cho học sinh nhằm định lượng kết quả của hoạt động từ đó có kế hoạch điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

* Cách thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại học kỳ, năm của giao viên từ các tổ, từ đó đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lí học tập của học sinh. Phân loại đánh giá ưu điểm khuyết điểm của từng cá nhân. Liệt kê những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đề ra các giải pháp và quy trình khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo.

Dạy học tích hợp nhằm đảm bảo cho học sinh có năng lực giải quyết nhiệm vụ học tập của một môn học một cách nhanh chóng bằng cách huy động nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Đây cũng là một trong những yêu cầu của quản lí nguồn tri thức và huy động tri thức hợp lí, phù hợp trong quản lí hoạt động học tập. Để thực hiện tốt kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải được bồi dưỡng cả về kiến thức liên môn, xuyên môn, đa môn và kỹ năng lựa chọn phù hợp kiến thức. Để có thể hướng dẫn và quản lí hiệu quả hoạt động học tập cũa học sinh.

Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh cách thức vận dung kiến thức từ nhiều môn học khác nhau giải thích các hiện tượng cuộc sống. Nhằm rèn luyện cho các em khả năng tư duy hệ thống, và giải thích hiện tượng một cách linh hoạt. Đồng thời hướng dẫn học sinh các bước giải quết một nhiệm vụ học tập từ việc huy động kiến thức nhiều môn học khác nhau.

Khuyến khích giáo viên tự nâng cao năng lực giảng dạy và quản lí học tập của học sinh từ nhiều cách thức khác nhau. Có kế hoạch sử dụng hợp lí những giáo viên đã hoàn thành những lớp bồi dưỡng chứ chỉ nâng cao trình độ.

Chỉ đao tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch quản lí học động học tập của học sinh. Đồng thời giúp đỡ hướng dẫn giải quyết những khó khăn vướng mắc mà giáo viên gặp phải trong quá trình thực thi kế hoạch.

Biện pháp 5: Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch học tập cho HS

* Mục tiêu biện pháp


Nâng cao năng lực lập kế hoạch quản lí hoạt động học tập của học sinh cho giáo viên THCS.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại cho giáo viên.

Cung cấp các phần mềm học tập phù hợp với từng khối lớp trong trường. Tạo điều kiện cho học sinh truy cập, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Năng cao trình độ quản lí hoạt động học tập của học sinh cho giáo viên bằng hình thức tự học tự bồi dưỡng kiến thức.

* Nội dung biện pháp

BGH tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho GV về các thức lập kế hoạch quản lí HĐHT cho HS.

Chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại phù hợp với nội dung học tập.

Hướng dẫn khuyến khích HS sử dụng các phần mềm hỗ trợ vào giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Cung cấp các phần mềm quản lí hoạt động học tập của học sinh cho cho giáo viên. Khuyến khích giáo viên tự học tự nâng cao năng lực quản lí học tập bằng nhiều hình thức trên nhiều kênh nguồn khác nhau.

* Cách thực hiện biện pháp

Đầu năm học BGH đề nghị các tổ chuyên môn có kế hoạch tập huấn cho giáo viên và các cá nhân có liên quan, lập kế hoạch quản lí hoạt động của học sinh. Phổ biến hướng dẫn cho giáo viên mục tiêu, nhiệm vụ của trường trong năm, từ đó cụ thể hóa các hoạt động dạy học cho phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường. Kế hoạch học quản lí học tập của học sinh của từng giáo viên phải tuân thủ kế hoạch quản lí chung của nhà trường. Các nội dung quản lí dựa trên nhiệm vụ được giao của tổ chuyên môn trong năm học.

Thông qua nhiều hình thức và kết hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường, phối hợp với phụ huynh giáo viên hướng dẫn các em tự học, tự nâng cao năng lực của bản thân thông qua sự hướng dẫn của các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đề nghị học sinh


sử dụng và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường vào các hoạt động học tập. Đặc biệt là các tiết thực hành, trải nghiệm thực tế.

Thông qua các tiết học thực hành làm bài tập nhóm theo chủ đề, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm sẵn có của nhà trường vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đồng thời, giới thiệu cách thức sử dụng cũng như các tính năng của phần mềm. Để học sinh lựa chọn khi có các bài học, bài tập phù hợp với phần mềm được giới thiệu. Tổ chức các bài tập cho học sinh sinh rèn luyện thực hành trên các phần mềm hỗ trợ học tập, nhằm giúp các em sử dụng thành thạo và có hiệu quả.

Ban giám hiệu mua sắm hoặc có kế hoạch thuê theo định kỳ các phần mềm hỗ trợ giảng dạy cũng như học tập cho giáo viên. Đề nghị giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thức sử dụng hợp lí vào từng tình huống nhiệm vụ học tập.

Có cơ chế động viên, khuyến khích giáo viên tự học tự nâng cao năng lực quản lí các hoạt động học tập của học sinh. Đề nghị những giáo viên có thành tích, kinh nghiệm trong hoạt động này hướng dẫn, hỗ trợ những giáo viên mới. Tham gia giải quyết và xử lí các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Biện pháp 6: Tăng cường quản lí hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

* Mục tiêu biện pháp

Tạo cho học sinh môi trường học tập cởi mở, bầu không khí hoà hợp, có sự hợp tác, trao đổi, giúp đỡ tương trợ nhau. Giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức, diễn đạt, độc lập, sáng tạo trong học tập.

* Nội dung biện pháp

Về tổ chức có thể có hình thức học tập theo nhóm thống nhất, nghĩa là các nhóm đều thực hiện những nhiệm vụ học tập như nhau. Có thể tổ chức hình thức học tập theo nhóm phân hoá, đó là các nhóm thực hiện những nhiệm vụ học tập khác nhau trong cùng một đề tài cho toàn lớp.

* Cách thực hiện biện pháp:

Tùy theo bộ môn, từng chủ đề có thể chia nhóm thường là từ 5 - 7 học sinh.


Trước tiên giáo viên xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung của cuộc thảo luận nhóm. Nội dung thảo luận phải có yêu cầu tương đối cao để học sinh phải động não, bàn bạc để giải quyết; có liên hệ với những kiến thức và kỹ năng học sinh đã biết. Các nhóm làm việc ở những vị trí thuận lợi cho thảo luận nhóm.

Nếu hình thức tổ chức nhóm phân hoá thì giáo viên căn cứ khả năng của từng nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp. Giáo viên cần tạo không khí học tập cởi mở, tạo hứng thú, kích thích sự suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề ở mỗi học sinh, đồng thời khuyến khích tất cả học sinh cùng tham gia. Giáo viên đóng vai là người tổ chức hướng dẫn, động viên các nhóm làm việc trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau.

Người quản lí cần triển khai mục đích ý nghĩa việc tổ chức học nhóm cho giáo viên và học sinh nhận thức đầy đủ; hướng dẫn tổ chức thực hiện và tạo điều kiện cho hoạt động học nhóm. Hiện nay các trường tổ chức học nhóm thường ở các nội dung ôn tập hệ thống hoá kiến thức, luyện tập, giải bài tập,…

Quản lí hoạt động ngoại khoá:

Mục đích hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều kiện cho học sinh mở rộng, đào sâu tri thức, phát huy năng lực, sở trường của từng học sinh. Nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, các lớp hướng dẫn về các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, kỹ thuật.

Ví dụ như hiện nay học sinh ít có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, chúng ta tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh thu hút học sinh và giáo viên tham gia. Vào buổi sinh hoạt tất cả mọi người đều phải sử dụng tiếng Anh; câu lạc bộ có tổ chức dạ hội, tham quan, du lịch và tạo cơ hội giao tiếp với người nước ngoài để rèn luyện kỹ năng và tạo hứng thú, thu hút học sinh tham gia.

Quản lí hoạt động tham quan và các hình thức học tập khác:

Tham quan là hình thức dạy học ngoại khoá, giúp học sinh mở rộng, đào sâu, tích lũy thêm tri thức, nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, kết hợp lí luận với thực tiễn.

Trong dạy học có thể có ba hình thức tham quan:

Tham quan chuẩn bị: là hình thức tham quan được tổ chức trước khi học một tài liệu nào đó, nhằm chuẩn bị cho học sinh tích luỹ những sự kiện cần thiết để dễ dàng và hứng thú


tiếp thu tri thức mới. Ví dụ như trước khi học sinh học bài “Quần xã sinh vật “có thể cho học sinh tham quan các loài sinh vật trong ruộng lúa, ao hồ.

Tham quan bổ sung: nhằm minh họa cho nội dung đang học. Ví dụ như tham quan ngoài thiên nhiên về hệ sinh thái rừng nhiệt đới; tham quan dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Tham quan tổng kết: là hình thức tham quan được tổ chức sau khi học tài liệu nào đó nhằm củng cố, đào sâu kiến thức đã học.

Biện pháp 7: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học phù hợp với phát triển năng lực tự học của HS

* Mục tiêu biện pháp

Điều chỉnh một số nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, để phù hợp hơn với chủ trương dạy học tiếp cận năng lực.

Đảm bảo thống nhất các tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trong toàn trường, trên cơ sở khuyến khích năng lực tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập một cách sáng tạo, phù hợp với nội dung học tập.

Vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra đánh giá, đảm bảo công tác định lượng năng lực học tập của học sinh được chính xác công bằng.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp đánh giá năng lực của giáo viên về quản lí hoạt động học tập giữa tổ bộ môn, ban giám hiệu và các lực lượng tham gia.

* Nội dung biện pháp

Phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện chức năng nhiệm vụ trong giáo dục học sinh nhằm đạt hiệu quả và mục tiêu giáo dục, thực hiện xã hội hóa trong giáo dục, phát huy sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong quản lí hoạt động giáo dục nói chung trong đó có hoạt động học tập

* Cách thực hiện biện pháp

BGH chỉ đạo các tổ bộ môn rà soát lại quy trình, các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học xem đã phù hợp với chủ trương dạy học tiêp cận năng lực hay chưa? Đồng thời, xem xét kế hoạch quản lí hoạt động học tập cho học sinh đã được cụ thể hóa thành các tiêu chí đánh giá hay chưa? Mức độ, quy mô về như hiện nay của bảng đánh giá như vậy đã phù


hợp hay cần chỉnh sử bổ sung. Trên cơ sở rà soát lại, BGH chỉ đạo các tổ chuyên môi điều chỉnh, bổ sung các hoàn thiện khung đánh giá.

Tổ chức họp chuyên môn liên cấp liên tổ nhằm thống nhất chủ trương, mục tiêu, nội dung kiểm tra đánh giá chung cho toàn trường. Trong đó, chú trọng các tiêu đánh giá năng lực tự học, tự giải quyến các nhiệm vụ học tập của học sinh một cách chủ động và sáng tạo.

Hiệu trưởng nhà trường tổ chức quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá đúng quy chế chuyên môn và theo tinh thần kiểm tra đánh giá thường xuyên, sâu sát đối tượng học sinh, hiểu rõ khả năng học tập của học sinh ở từng bộ môn, từng nội dung kiến thức. giáo viên bộ môn phải đánh giá học sinh ngay trong quá trình học tập ở từng tiết dạy và kiểm tra kết quả học tập qua kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Một vấn đề lưu ý là giáo viên bộ môn phải đan xen kiểm tra và đánh giá trong suốt quá trình học tập, giáo viên nắm vững đối tượng học sinh để làm cơ sở để học sinh và giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh quá trình dạy và học.

BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến cho giáo viên trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chú trọng sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau, nhằm khuyến khích các em giải quyết các vấn đề học tập một cách sáng tạo và hiệu quả. Chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, hổ trợ giáo viên thực hiện kế hao5ch quản lí hoạt động học tập của học sinh. Kịp thời báo cáo BGH những vấn đề phát sinh, đề có chỉ đạo và hướng dẫn.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất‌

Các biện pháp nêu trên là các biện pháp cơ bản nhất được đề xuất hoàn thiện và rút ra trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích quản lí hoạt động học tập ở các trường THCST khu vực quận 9, TP HCM. Mỗi biện pháp được đề xuất là một cách thức quản lí cụ thể nhằm đạt tới một mục đích cụ thể. Biện pháp này có thể là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia và ngược lại. Giữa chúng có sự bổ sung, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, cùng thực hiện mục tiêu chung là quản lí hoạt động học tập cho học sinh THCS.

Biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác quản lí hoạt động của học sinh, mang tính tiền đề và định hướng cho tất cả các biện pháp còn lại. Chỉ khi nhận

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 05/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí