Thực Trạng Quản Lí Các Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Q9.


hiện thường xuyên (TB 2.79) kết quả đánh giá khá (TB 2.84). Một số hoạt động chưa được đánh giá cao là; Sử dụng PP HT nghiên cứu tình huống (Hs tự nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết vấn đề), trung bình thực hiện 2.38 mức thực hiện ít thường xuyên (TB 2.36). Nội dung Sử dụng PPHT theo dự án (Hs thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có kết hợp lí thuyết và thực hành) cũng có kết quả đánh giá thực hiện ít thường xuyên (TB 2.48) kết quả của hoạt động này theo khảo sát chỉ đạt mức trung bình (TB 2.36). Ngoài ra học sinh vận dụng hợp lí các nhóm phương pháp phù hợp với các nhóm học tập cũng nhận được kết quả không cao. Trung bình thực hiện 2.48 kết quả đánh giá mức trung bình (TB 2,46). Phỏng vấn các nội dung này mã số phỏng vấn GV 01 cho rằng “việc sữ dụng linh hoạt các phương pháp học tập hiện nay của học sinh chủ yếu do giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn. Để các em sử dụng thành thạo các phương pháp học tập hợp lí đối với từng loại kiến thức khác nhau thì giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh. Chứ bản thân học sinh đa số chưa biết vận dụng hợp lí. Ngoài ra một số em khi thực hiện kết nhận được không cao thường dẫn đến chán nản bỏ mặc”. Ý kiến trên hoàn toàn phù hợp với thực trạng hiện nay của học sinh. Đa số các em không chủ động tìm tòi các phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức của bản thân mà chủ yếu dựa vào sự định hướng của giáo viên.

* Đánh giá của cán bộ quản lí

Kết quả đánh giá của cán bộ quản lí về các nội dung bảng 2.7 cho thấy, mức độ thực hiện và kết quả thực hiện thấp hơn của giáo viên. Cụ thể như sau; được đánh giá cao nhất là việc các em Sử dụng trang thiết bị kĩ thuật học tập hiện đại, trung bình thực hiện

2.65 đạt mức nhận định thường xuyên. Ngoài ra, cán bộ quản lí nhận định học sinh biết cách sử dụng linh hoạt các phương pháp học tập khác nhau, trung bình 2.58 tương ứng kết quả khá (TB 2.55). Các nội dung cán bộ quản lí nhận định yếu tương ứng với đánh giá của giáo viên đã nêu trên đây. Phỏng vấn các hoạt động này, mã số phỏng vấn CBQL 02 cho rằng “đây là hoạt động đòi có sự sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên thì hiệu quả vận dụng các phương pháp vào học tập mới đạt được như mong muốn. Nếu để học sinh tự ý thức tự vận dụng sẽ nhận được kết quả không cao. Chỉ các giáo viên có kinh nghiệm mới biết em nào cần sử dụng phương pháp nào cho kiết thức gì thì mới phù hợp”.


Đây là nhận định hoàn toàn xác thực. Hơn ai hết giáo viên mới là người hiểu học sinh mình cần cái gì? Và thực hiện nó như thế nào? Đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch quản lí các hoạt động học tập của học sinh.

* Đánh giá chung.

Kết quả đánh giá của giáo viên về vận dụng phương pháp và phương tiện học tập của học sinh hiện nay phần mức độ thực hiện có điểm trung bình chung 2.62 đạt mức đánh giá kết quả khá. Cán bộ quản lí đánh giá mức độ thực hiện TB 2.45 tường ứng mức thực hiện ít thường xuyên. Phần kết quả thực hiện trung bình 2.36 tương ứng mức nhận định kết quả trung bình. Từ kết quả trên đây người nghiên cứu nhận thấy việc học sinh vận dụng phương pháp và phương tiện vào hoạt động học tập hiện nay hiệu quả chưa cao. Cần có những điều chỉnh thích hợp cả về cách thức thực hiện và nội dung thực hiện để hoạt động này đạt kết quả cao hơn.

2.4. Thực trạng quản lí các hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Q9.‌

Quản lí hoạt động học tập của học sinh là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng của quá trình giáo dục trong nhà trường. Công tác quản lí này phải được thực hiện ở nhiều nội dung khác nhau với nhiều đối tượng cùng tham gia. Sau đây là kết quả khảo sát công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh hiện nay tại các trường THCS trên địa bàn quận 9 Tp Hồ Chí Minh.

2.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động học tập của học sinh THCS‌

Phân cấp quản lí hoạt động học tập là quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về giáo dục của từng bộ phận khác nhau trong nhà trường. Căn cứ vào vị trí mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng, phù hợp với vị trí đó. Mặc dù có sự khác nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng đây là một chỉnh thể thống nhất có mối liên hệ tương hỗ với nhau. Kết quả của mỗi bộ phận là kết quả chung của toàn trường. Bảng 2.8 dưới đây là kết quả khảo sát phân cấp quản lí hoạt động học tập của họa sinh tại các trường.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát phân cấp quản lí hoạt động học tập của học sinh


St

Nội dung

Giáo viên

Cán bộ quản lí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 8


t


Mức độ

thực hiện

Kết quả thực

hiện

Mức độ

thực hiện

Kết quả thực

hiện

Trun g bình

Độ lệch chuẩ

n

Trun g bình

Độ lệch chuẩ

n

Trun g bình

Độ lệch chuẩ

n

Trun g bình

Độ lệch chuẩ

n


1

Ban giám hiện chỉ đạo thực hiện nội dung

dạy-học


2.85


0.363


2.83


0.381


2.8


0.405


2.65


0.483


2

Các tổ chuyên môn phối hợp giải quyết các nội dung học tập liên

môn


2.73


0.448


2.71


0.455


2.45


0.504


2.43


0.501


3

Giáo viên hướng dẫn nội dung học tập của

học sinh


2.82


0.385


2.77


0.422


2.63


0.49


2.55


0.504


4

Giáo viên hướng dẫn hình thức, phương pháp học tập của học

sinh


2.88


0.326


2.83


0.381


2.7


0.464


2.68


0.474


5

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn hỗ trợ học sinh

học tập


2.71


0.455


2.66


0.475


2.43


0.501


2.38


0.49


6

Các tổ chức trong trường phối hợp hỗ trợ quá trình học tập của

học sinh


2.49


0.501


2.48


0.501


2.55


0.504


2.3


0.464

Trung bình chung

2.75

2.71

2.59

2.50


Đánh giá chung

Thường

xuyên

Khá

Thường

xuyên

Trung bình

* Đánh giá của giáo viên

Theo đánh giá của giáo viên hoạt động phân cấp quản lí học tập của học sinh hiện nay tại các trường được thực hiện với mức độ thường xuyên, kết qủa thực hiện đạt mức khá. Một số hoạt động dược giáo vi6n nhận định cao như sau; Việc giáo viên hướng dẫn hình thức, phương pháp học tập cho học sinh, theo đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên (TB2.85), kết quả thực hiện khá (TB 2.83). Kết quả và mức độ thực hiện cho thấy giáo viên đã xác định được vị trí vai trò trách nhiệm của mình trong việc quản lí các hoạt động của học sinh. Nội dung hoạt động Ban giám hiện chỉ đạo thực hiện nội dung dạy- học, cũng được đánh giá cao, trung bình tực hiện 2.85 đạt mức thường xuyên thực hiện, kết quả hoạt động đạt mức khá (TB 2.83). Điều này cho thấy BGH có quan tậm đến công tác quản lí các nội dung dạy học của giáo. Ngoài ra việc Giáo viên hướng dẫn nội dung học tập của học sinh cũng được ghi nhận ờ mức thực hiện thường xuyên (TB 2,82) kết quả hoạt động này đạt mức khá (TB 2,77). Mặc dù vậy vẫn còn một số hoạt động theo đánh giá của giáo viên mức độ thực hiện và kết quả thực hiện chưa cao. Nội dung các tổ chức trong trường phối hợp hỗ trợ quá trình học tập của học sinh, chỉ đạt mức thực hiện ít thường xuyên (TB 2.49). Các lực lượng này vừa là cầu nới giữa học sinh với giáo viên, vừa là bộ phận cung cấp những xu hướng học tập vui chơi cho viên định hướng hoạt động học của học sinh cho phù hợp.

* Đánh giá của cán bộ quản lí

Đánh giá về các nội dung bảng 2.8 của cán bộ quản lí có một số nội dung khác giáo viên. Do xuất phát từ vị trí và vai trò của nhà quản lí nên các đánh giá có phần khăt khe hơn. Các hoạt động được ghi nhận cao gồm; Ban giám hiện chỉ đạo thực hiện nội dung dạy-học, mức độ thực hiện thường xuyên (TB 2.8), kết quả thực hiện khá (TB 2.65). Như vậy có thể thấy vai trò quản lí của BGH được thực thi rất rõ trong nội dung này. Ngoài ra CBQL cũng đánh giá cao việc Giáo viên hướng dẫn hình thức, phương pháp học tập của học sinh, mức độ thực hiện được nhìn nhận thường xuyên (TB 2.7), kết quả thực hiện mức khá (TB 2.68). Điều này cho thấy hiện nay giáo viên tại các trường đã phần nào


thể hiện vai trò chủ đạo trong công tac quản lí hoạt động của học sinh. Mội số nội dung chưa được đánh giá cao bao gồm; Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn hỗ trợ học sinh học tập, mức độ thực hiện đánh giá ít thường xuyên (TB 2.43) kết quả theo nhận định chỉ đạt mức trung bình (TB 2.38). Nội dung Các tổ chuyên môn phối hợp giải quyết các nội dung học tập liên môn, cũng không được nhìn nhận tích cực, mức độ thực hiện ít thường xuyên (TB 2.45) kết quả đánh giá mức trung bình (TB 2,43). Từ đánh giá trên đây của CBQL người nghiên cứu nhận thấy, hiện nay BGH các trường đang rất quan tâm đến hoạt động quản lí học tập của học sinh thông qua hoạt động dạy của giáo viên.

Để đánh giá toàn diện hơn kết quả của việc phân cấp trong quản lí, người nghiên cứu tiến hành khảo sát thêm mức độ quản lí thực hiện kỷ cương nề nếp của học sinh. Bảng 2.9 dưới đây là kết quả khảo sát nội dung trên.

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát quản lí thực hiện kỷ cương nề nếp của HS



Stt


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)


Trung bình


Độ lệch chuẩn


Thứ hạng


Rất thường xuyên


Thường xuyên


Ít thường xuyên


Không thực hiện


1

Ban Giám Hiệu có thông báo kếhoạch quản lí kỷcương nềnếp, nội quy

học sinh


26.1


38.3


35.6



2.91


0.78


2


2

Thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn, Đoàn trường…đều có tham gia quản lí việc thực hiện kỷ

cương nề nếp.


25.4


36.9


37.7



2.88


0.786


3

3

Việc thực hiện kỷ cương

nề nếp của HS được thầy

22.4

41

36.6


2.86

0.756

4



cô chủ nhiệm, thầy cô bộ

môn, Đoàn trường ..quản lí chặt chẽ.









4

Nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy, kỷ cương

nề nếp học tập


28.3


45.9


25.9



3.02


0.736


1

Trung bình chung

2.92

Đánh giá chung

Thường xuyên


Nội dung được đánh giá cao nhất bảng là nhà trường thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy, kỷ cương nề nếp học tập của học sinh. Có 28,4% lựa chọn rất thường xuyên, 45.9% cho rằng thường xuyên và 25.9% cho rằng ít thường xuyên. Điểm trung bình chung 3.02 điểm số này tương đương mức đánh giá chung thực hiện rất thường xuyên. Cùn nhậng được sự đánh giá cao là nội dung Ban Giám Hiệu có thông báo kế hoạch quản lí kỷ cương nề nếp, nội quy học sinh. Có 26.1% cho rằng thực hiện rất thường xuyên, 38.3% lựa chọn thường xuyên và chỉ có 35.6 % lựa chọn ít thường xuyên. Đánh giá chung hoạt động này được thực hiện ở mức thường xuyên (TB 2,91). Các nội dung còn lại của bảng 2.9 đều có nhận định tương tự. Kết quả này cho thấy nhà trường rất quan tâm đến việc thực hiện kỷ cương nền nếp của học sinh. Đây là tiền đề quan trọng cho việc triển khai kế hoạch quản lí hoạt động học tập của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.

* Đánh giá chung.

Kết quả khảo sát bảng 2.8 và 2.9 cho thấy giáo viên đánh giá thực hiện phân cấp quản lí trong học tập của học sinh ở mức thường xuyên (TB 2.75) kết quả thực hiện của hoạt động này được ghi nhận mức khá (TB 2,71). Đối với cán bộ quản lí, cách thức tiếp cận các hoạt động này có phần khác so với giáo viên nên đánh giá cũng khác. Phần mức độ cũng được đánh giá thường xuyên nhưng điểm số lại thấp hơn 2.59. Kết quả thực hiện ghi nhận mức trung bình điểm đánh giá chỉ 2.50. Kết quả khảo sát cho thấy phân cấp


quản lí tại các trường hiện nay tương đối rỏ ràng. Các bộ phận được phân công nhiệm vụ phù hợp với vị trí của mình. Đây là một trong những thuận lợi cho công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh.

2.4.1. Quản lí nội dung hoạt động học tập của học sinh‌

Về cơ bản hoạt động học tập của học sinh là hoạt động chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức, kỹ năng bài học nhằm hình thành phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên, hoạt động học phải được điều khiển điều chỉnh, định hướng bởi hoạt động chủ đạo của giáo viên. Cho nên quản lí hoạt động học của học sinh là hoạt động đảm bảo học tập của học sinh diễn ra đúng kế hoạch và có kết quả cao. Dưới đây là kết quả khảo sát các nội dung quản lí hoạt động học tập của học sinh.

Quản lí kiểm tra đánh giá là nhằm đảm bảo cho kế hoạch về hoạt động này được thực hiện có hiệu quả đúng mục tiêu đã đề ra. Kiểm tra đánh giá trong quản lí hoạt động học tập của học sinh, không chỉ xem xét các bước thực hiện có đảm bảo đúng kế hoạch hay không? Mà còn thực hiện chức năng kiến nghị điều chỉnh các nội dung của kế hoạch cho phù hợp đối tượng và tình hình thực tế. Bảng 2.14 dưới đây là kết quả khảo sát công tác quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát công tác quản lí quản lí công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập


S

tt


Nội dung

Giáo viên

Cán bộ quản lí


Mức độ

thực hiện


Kết quả thực hiện


Mức độ

thực hiện


Kết quả thực hiện


Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trun g bình

Độ lệch chuẩ

n


Trung bình

Độ lệch chuẩn


Trung bình

Độ lệch chuẩ

n


1

BGH chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh

giá theo hướng dạy


2.6


0.492


2.5


0.501


2.45


0.504


2.43


0.501



học phát triển năng

lực của HS










2

Phổ biến cho giáo viên về quy định xây dựng hình thức thi,

kiểm tra giữa kỳ.


2.69


0.466


2.65


0.48


2.68


0.474


2.4


0.496


3

BGH, tổ chuyên môn thống nhất các yêu cầu kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo ghi nhận năng lực sáng tạo của

HS


2.78


0.415


2.73


0.448


2.58


0.501


2.5


0.506


4

BGH đánh giá kết quả quản lí các hoạt động HT của giáo viên thông qua kết quá đánh giá năng lực của

HS


2.61


0.489


2.56


0.498


2.43


0.501


2.38


0.49


5

BGH đánh giá kết quả quản lí các hoạt động HT ccác tổ chuyên môn thông qua kết quá đánh giá năng lực

của HS


2.59


0.494


2.48


0.501


2.35


0.483


2.3


0.464

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2023