Các Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh Trường Thcs Trên Địa Bàn Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh.


như cách thức tiến hành. Ngoài ra khi áp dụng các giải pháp quản lí cho HS THCS giữa các khối lớp với nhau cũng có kết quả nhận được tương đương.

Tính bến vững là một trong những nguyên tắc định hướng cho người nghiên cứu khi đề xuất các giải pháp phải tính đến các yếu tố chi phối và tìm cách khắc phục các yếu tố đó, nhằm đảm bảo biện pháp đề xuất thỏa mãn được các yêu cầu về quản lí hoạt động học tập cho học sinh.

3.3 Các biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh trường THCS trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.‌

Trong thực tiễn quản lí chúng tôi thấy hiện nay một số trường chưa phân định rõ trách nhiệm và công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong quản lí hoạt động học tập của học sinh, nghĩa là chưa phát huy tối đa nguồn nhân lực trong nhà trường. Bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội đều mong muốn nâng cao chất lượng học tập, nhưng thực tế nhiều trường hợp những mong muốn này không được thoả mãn. Nhà trường, nhất là giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm bị lúng túng, gia đình lo lắng, nhà quản lí chưa tìm được được giải pháp hữu hiệu, đôi khi sử dụng một số biện pháp gây phản tác dụng.

Căn cứ thực tiễn quản lí và lí luận giáo dục học, tâm lí học, xã hội học và khoa học quản lí, Cùng với sự tiếp cận trực tiếp với các em học sinh đặc biệt là với đối tượng học sinh yếu kém, học sinh chán học, bỏ học ở trong và ngoài nhà trường ở các địa phương có điều kiện khác nhau. Kết hợp những cơ sở trên và kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí HĐHT của học sinh như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về công tác quản lí hoạt động học tập của HS

* Mục tiêu biện pháp

Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của các lực lượng tham gia quản lí hoạt động học tập của học sinh hiện nay tại các trường chưa thất sự hiểu được tầm quan trong của hoạt động này mang lại.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Mục tiêu của biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức cho cán bộ quản lí để chỉ đạo lập kế hoạch và triển khai kế hoạch quản lí học tập có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của nhà trường hơn.

Đối với giáo viên nâng cao nhận thức chính là nâng cao trách nhiệm và vai trò của người thực hiện công tác quản lí hoạt động của học sinh.

Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh - 12

Đối với các em học sinh nâng cao nhận thức để các em tuân thủ các yêu cầu của giáo viên trong việc hướng dẫn cách thức học tập cũng như các phương pháp tiếp thu lĩnh hội kiến thức.

* Nội dung biện pháp

Phổ biến các văn bản pháp quy cho giáo viên về đổi mới giáo dục và quản lí các hoạt động giáo dục.

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức tuyên truyền về tầm quan trọng hoạt động quản lí học tập của học sinh.

Tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên và học sinh về tổ chức và thực hiện công tác quản lí học tập có hiệu quả.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí và giáo viên về lập kế hoạch quan lí HĐHT cho HS Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho CBQL, GV về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Chỉ đạo bộ phận văn thứ tổng hợp các văn bản pháp quy có liên quản đến công tác quản lí học tập của học học sinh phát cho các đối tượng liên quan. Đồng thời tổ chức thảo luận lấy ý kiến đóng góp của giáo viên cán bộ công nhân viên. Ban giáp hiệu thường xuyên giái đáp, hướng dẫn giáo viên và học sinh các thắc mắc có liên quản đến hoạt động này.

Phối hợp với tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức các buổi nới chuyện chuyên đề về quản lí hoạt động học tập của học sinh. Trong đó nhấn mạnh về tầm quan trọng của hoạt động này. Thông qua đây có thể chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi kỹ năng giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh. Ngoài ra BGH


chỉ đạo tổ chuyên môn trong quá trình sinh hoạt tổ nên lồng ghép các nội dung giáo dục về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động hoạt tập của học sinh.

Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở những trường có thành tích cao trong lĩnh vực này. Mời các giáo viên có chuyên, kinh nghiệm về trường hưỡng dẫn chi sẻ quy trình thực hiện công tác quản lí hoạt động học tập học sinh sao cho hiệu quả.

Khuyến khích giáo viên tự học tự nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo các lí thuyết, mô hình quản lí hoạt động học tập của học sinh từ nhiều kênh nguồn khác nhau.

Tạo động lực cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như, thi đua học tập, tham gia các buổi sinh hoạt chia sẻ kết quả, kinh nghiệm học tập. Động viên các em tích cực học hỏi thầy cô bạn bè về cách thức lập kế hoạch học tập sao cho hiệu quả và phù hợp với năng lực của bản thân.

Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng kiểm tra tình hình học tập theo thời khoá biểu; giáo viên chủ nhiệm, kiểm tra sổ đầu bài nắm tình hình vắng, trễ, thực hiện nội quy học tập, để kịp thời giáo dục. học sinh vắng phải có đơn xin phép của phụ huynh. học sinh vắng một ngày không phép sau đó phải có phụ huynh đến trường xin phép. Nếu học sinh vắng hai ngày không phép mà phụ huynh không đến trường thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ gia đình để biết rõ lí do, kịp thời động viên, nhắc nhở, giáo dục kịp thời.

Hình thành động cơ học tập cho học sinh hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên bộ môn nên làm cho tri thức, kỹ năng, thái độ trở nên thiết thân đối với học sinh, giúp các em yêu thích môn học, say mê hứng thú học tập. Người giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự phát hiện những điều mới lạ (cả nội dung tri thức lẫn phương pháp giành lấy tri thức đó). Các em từng bước giải quyết thành công nhiệm vụ học tập sẽ tạo hứng thú say mê với tri thức và chính hoạt động học tập. Học tập dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Nó tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua khó khăn để học tập với sự tự nguyện, say mê, hứng thú.

Hình thành mục đích học tập Người giáo viên tổ chức quá trình giảng dạy làm cho học sinh thông qua hành động học tập, chiếm lĩnh từng mục đích bộ phận riêng lẻ, dần dần chiếm lĩnh toàn bộ đối tượng.


Hình thành các hành động học tập Đối tượng của HĐHT cần phải được cụ thể hoá thành hệ thống nhiệm vụ mà học sinh sẽ thực hiện thông qua những hành động học tập. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần đề ra hệ thống nhiệm vụ học tập theo một trình tự logic, học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập này làm cơ sở để giải quyết nhiệm vụ tiếp theo. Do đó học sinh phải cố gắng nắm vững kiến thức những nội dung đã học thì mới tiếp thu và giải quyết nhiệm vụ học tập kế tiếp. Người giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài của học sinh, kịp thời củng cố kiến thức cho học sinh, nhất là đối với học sinh yếu. Việc giảng dạy trên lớp, người giáo viên phải tổ chức được các hành động học tập cho học sinh, chính học sinh tiến hành các hành động học tập mới tạo nên sự phát triển trong tâm lí học sinh. Các hành động học tập ở nhà của học sinh vô cùng quan trọng, các em nắm vững nội dung học tập, rèn luyện tư duy, kỹ năng.

Quản lí người học, thay đổi nhận thức người học: Ngay từ đầu cấp học và đầu năm học nhà trường tổ chức giáo dục học sinh, phân tích, giảng giải cho các em những điều hay, lẽ phải và tin tưởng, thương yêu, quan tâm đến các em. Hàng tuần hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng sinh hoạt dưới cờ, trong đó quan tâm khen thưởng những biểu hiện tốt đẹp của học sinh và phê bình những nhận thức và hành vi chưa tốt. giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí giáo dục học sinh, có điều kiện nhất trong việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Chính vì vậy, việc giáo viên chủ nhiệm giáo dục nhận thức cho học sinh sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Trong những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khoá, vui chơi, thăm viếng gia đình học sinh đều có mục đích giáo dục. Ngoài ra nhà trường còn cần phải phối hợp với gia đình, các đoàn thể chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường cùng nhau giáo dục nhận thức và chăm lo cho các em. Sự tác động tâm lí từ nhiều phía cùng với việc tạo môi trường thuận lợi cho các em học tập, sẽ mang lại sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của học sinh.

Nhận thức về học tập của học sinh được cụ thể hoá trong từng kiến thức mà các em lĩnh hội dược, thông qua từng chương, từng bài. Để quản lí nhận thức của học sinh về hoạt động học tập có hiệu quả, hiệu trưởng thông qua hệ thống quản lí như tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng và trực tiếp là giáo viên bộ môn. Như vậy, hiệu trưởng phải quán triệt và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu học tập của học sinh bằng cách kiểm tra việc


biên soạn nội dung giảng dạy, dự giờ, kiểm tra vở học sinh. Kiểm tra việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

Biện pháp 2: Tăng cường kế hoạch hóa quản lí hoạt động học tập của các tổ chuyên môn

* Mục tiêu biện pháp

Nhận định chính xác tình hình hoạt động quản lí học tập của học sinh về kế hoạch, thực hiện kế hoạch, hiệu quả của hoạt động. Từ đó có biện pháp bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế của nhà trường.

Cụ thể hóa các hoạt động quản lí học tập của học sinh bằng mục tiêu cụ thể, từ đó lập kế hoạch chiễm lĩnh mục tiêu. Giao nhiệm vụ cho từng tổ bộ môn, từng giáo viên phụ trách đảm nhiệm từng khâu của quá trình thực hiện mục tiêu.

Bổ sung điều chỉnh mội số nội dung quản lí hoạt động học tập của học sinh hiện tại không còn phù hợp hoặc đạt hiệu quả không cao.

Bổ sung hình thức, điều chỉnh phương pháp quản lí sao cho phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên và khả năng lĩnh hội của từng học sinh.

Hoàn thiện các biểu mẫu ghi chép quản lí hoạt động học tập của học sinh, nhằm đưa công tác này ngày càng chuyên môn hóa cao.

* Nội dung biện pháp

Để bảm bảo công tác lập kế học sát với tình thực tế cần khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động HĐHT cho HS tại trường. Từ đó phân tích, nhận định các điều yếu tố có liên quan đến hoạt động quản lí học tập của học sinh.

Để đảm bảo kế hoạch được thực hiện có hiệu quả cần xác định rõ mục tiêu của từng loại hoạt động quản lí học tập, đồng thời quy định trách nhiệm cho từng tổ bộ môn và các cá nhân tham gia.

Xây dựng các nội dung phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh theo từng khối lớp, đồng thời thiết kế quy trình thực hiện chi tiết các bước nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch.


Phân cấp xác định hình thức, phương pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh cho từng bộ phận tham gia. Không để chồng chéo chỉ đạo khi thực hiện kế hoạch, gây sự lúng túng cho giáo viên và học sinh.

Chỉ đạo các bộ phận tham gia hoàn thiện các biểu mẫu về quản lí HĐHT cho HS.

Quán triệt thống nhất giữa các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong nhà trường về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận khi tham gia điều hành quản lí hoạt động học tập của học sinh

* Cách thức thực hiện biện pháp

Chỉ đạo tổ chuyên mô tổ hợp kết quả quản lí hoạt động học tập của học sinh. Từ đó phân tích thực trạng, nêu những thuận lợi khó khăn và các yếu tố tác động tích cựa tiêu cực đến hoạt động này. Đánh giá tình hình năng lực thực hiện của giáo viên trong tổ, đề ra các giải pháp nhằm cải thiện trình độ, kinh nghiệm cho giáo viên khi tham gia thực hiện hoạt động quản lí. Phân công bộ phận khảo sát năng lực thực tế của học sinh. Đưa ra đánh giá khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình thực trạng của học sinh. Tổng hợp ý kiến các tổ tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động.

Căn cứ vào chức tránh nhiệm vụ và đề xuất của các tổ chuyên môn, BGH phân công chi tiết các nội dung cho từ bộ phận, gắn trách nhiệm của cá nhân vào kết quả học tập của học sinh. Đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm. Đồng thời yêu cầu các bộ phận khi tham gia thực hiện phải thường xuyên bào cáo với ban giám hiệu về tiến độ, kết quả và những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch, để có chỉ đạo bổ sung kip thời. Yêu cầu bộ phận quản trị cơ sở vật chất đáp ứng tối đa các điều kiện cho các cá nhân khi có yêu cầu. Toại mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh khi các em sử dụng cơ sở vật chất nhà trường vào hoạt động học tập.

Căn cứ vào kết quả khảo sát tình hình thực tế của các tổ và đề xuất của giáo viên cũng như của học sinh trước đó. BGH tổ chức điều chỉnh các nội dung quản lí, trong đó chú trọng ưu tiên thực hiện các nhiệm học tập ngoài gời lên lớp cho học sinh. Chỉ đạo giáo viên dạy phụ đạo cho những học sinh có nhu cầu bổ sung kiến thức, phương pháp, kỹ năng học tập. Đề nghị các tồ chuyên môn cắt cử giáo viên kịp thời hỗ trợ học sinh


trong mọi thời gian mà các em cần. Hoàn thiện nội dung quy trình báo cáo từ giáo viên đến tổ chuyên môn cho BGH nhằm làm cơ sở đánh giá theo định kỳ và tổng kết hoạt động theo từng giai đoạn.

Rà soát lại toàn bộ hình thức thực hiện từ tổ cho đến giáo viên, đề nghị loại bỏ những bước không cần thiết, kém hiệu quả. Bổ sung chỉnh sửa một số công đoạn nhằm hoàn thiệc hơn công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh.

Xem xét lại toàn bộ quy trình quản lí của BGH đã phù hợp với năng lực thực hiện kế hoạch của giáo viên hay chưa. Nếu cần thiết chỉnh sử bổ sung sao cho quá trình quản lí vừa là quá trình giáp sát điều chỉnh hoạt động, đồng thời đây cũng là quá trình ghi nhận những nỗ lực đóng góp và thành tích của giáo viên. Tạo cơ chế kích lệ những cá nhân thực hiện có hiệu quả hoạt động, đồng thời nghiên khắc phê bình các cá nhân tập thể lơ là thực hiện chiếu lệ.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém theo từng bộ môn, phân công giảng dạy và xếp thời khoá biểu hợp lí. Quản lí kỷ cương nề nếp, thực hiện chương trình học phụ đạo. Kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình học tập và khi kết thúc khoá học. Căn cứ tình hình dạy và học phụ đạo, hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận trong nhà trường kịp thời, nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu kém. Phân công phó hiệu trưởng quản lí, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra kỷ cương nề nếp tinh thần thái độ học phụ đạo của học sinh.

Nhà trường cần chú trọng tạo môi trường tốt nhất cho học phụ đạo, xây dựng mối quan hệ Thầy - Trò nhằm hướng dẫn giúp đỡ học sinh tiến bộ. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học sinh, miễn giảm học phí phụ đạo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Biện pháp 3: Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm về quản lí nề nếp học tập của học sinh

* Mục tiêu biện pháp

Điều chỉnh kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn cho phù hợp với công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trogn những năm tời.


Đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho giáo viên nhằm thực hiện chủ trương dạy học tiếp cận năng lực học tập của học sinh.

Bổ sung các chuyên đề hỗ trợ giáo viên học sinh trong công tác quản lí hoạt động học tập.

Trao đổi chia sẻ kinh nghiệm quản lí hoạt động học tập giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh vơi nhau. Nhằm làm tạo điều kiện cho giáo viên hiểu học sinh và học sinh nắm được các mong nuốn về nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu.

* Nội dung biện pháp

Hướng dẫn tổ CM lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nâng cao công tác QL hướng dẫn học tập cho HS. Tập trung diều chỉnh nề nếp học tập của học sinh cho phù hợp với kế hoạch quản lí hoạt động hoạc tập chung của nhà trường.

Tổ chức, chỉ đạo tổ CM thực hiện kế hoạch sinh hoạt CM theo hướng phát huy năng lực của GV về hướng dẫn học sinh tự ý thức tự học tập, tự trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng và bổ sung kiến thức, đảm bảo nề nếp học tập tập nghiêm rúc có hiệu quả.

Xây dựng chuyên đề sinh hoạt CM về đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trách nhiệm của GV đối với HĐHT của học sinh. Rèn luyện cho học sinh tuân thủ các nề nếp học tập cũng như nghiên cứu bài học.

Tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm rèn luện nề nếp học tập cho học sinh và quản lí HĐHT của HS giữa các giáo viên trong toàn trường.

Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên đánh giá công tác quản lí, rèn luyện nề nếp và quản lí HĐHT cho HS

Thực hiện mô hình quản lí học sinh dựa trên sự phối hợp của các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội, trong đó phải tính đến sự phù hợp với đối tượng để đạt được mục tiêu giáo dục.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Xem xét nội dung, phương pháp quản lí của thầy có phù hợp với chủ trương kế hoạch của nhà trường về rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh; nội dung rèn luyện phải ngắn gọn, rõ ràng, hệ thống và nổi bật trọng tâm, phù hợp với đối tượng học sinh. Nội dung,

Ngày đăng: 05/08/2023