Thực Trạng Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh Theo Hướng Phân Hóa

Hưởng ứng sự thay đổi trong quan niệm về kiểm tra bài cũ: Được tiến hành vào mọi thời điểm trong giờ học thay cho việc cứ vào đầu giờ học là GV kiểm tra bài cũ như trước đây.

Qua điều tra 64 giáo viên và 360 học sinh, chúng tôi đã được biết biện pháp này được đánh giá thực hiện như sau: Tốt (GV 62,5% và HS 55,6%), Khá (GV 37,5% và HS 41,1%), TB (0% GV và 3,3% HS). Số HS trả lời rằng việc đánh giá kiểm tra ở mức trung bình vì vẫn còn hiện tượng HS ở trong lớp mà GV không phát hiện ra được. Điều này cũng thật khó tránh khỏi vì vẫn còn một số HS ý thức chưa tốt trong khi đó lớp học lại tương đối đông và HS ngồi gần nhau.

2.3.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh theo hướng phân hóa

Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, những vấn đề của người học trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường là: động cơ học tập, mục đích học tập; ý thức, thái độ học tập và kết quả học tập

2.3.3.1. Về mục đích, động cơ, ý thức, thái độ học tập

Mục đích là hướng phấn đấu, là đích phải đi đến, có tính quyết định không nhỏ đến kết quả học tập của HS.

Nhà trường đã hướng dẫn GV phân chia mục đích, động cơ học tập của HS theo ba nhóm đối tượng chính sau đây:

+ Nhóm thứ nhất, là những HS có học lực khá và giỏi.

+ Nhóm thứ hai, là những HS có học lực trung bình

+ Nhóm thứ ba, những HS có học lực dưới trung bình (yếu và kém)

Với đặc thù riêng của các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Giang

(hầu như ít có học sinh có học lực nói chung và môn hóa nói riêng ở mức dưới trung bình) nên các GV chủ yếu phân chia học sinh theo 3 nhóm đối tượng:

+ Nhóm học sinh ở các đội tuyển hóa

+ Nhóm những học sinh muốn thi vào các trường đại học

+ Nhóm những học sinh thi vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề và thi tốt nghiệp THPT

Đây chính là những điều kiện tiên quyết để thực hiện DH theo hình thức PH trong môn Hóa học. Không chỉ với môn hóa mà hầu như ở các môn học đều phân hóa HS theo 3 nhóm đối tượng như trên

Đối với học sinh THPT, việc xác định động cơ học tập đúng sẽ thôi Thúc HS học tập tích cực hơn. Động cơ học tập là tiền đề của hành động, là cơ sở của mục đích. Động cơ xác định hợp lý thì hành động mới chính xác và đạt được kết quả đặt ra. Nếu không có động cơ học tập rõ ràng, HS sẽ không thể nỗ lực hết mình để vượt qua mọi khó khăn trong học tập.

Qua câu hỏi số 1, phụ lục 2 ta thấy. Ở trường THPT huyện Bình Giang, hầu hết các em HS đã xác định cho mình con đường học tập, động cơ học tập rất trong sáng và đúng đắn. 304/360 =84,4% số HS được hỏi đều trả lời bản thân có nhu cầu học tập và quyết tâm cao. Các em đều học tập với mong muốn mở rộng kiến thức cho bản thân mình, mong muốn sống hữu ích, có đạo đức tốt và mong muốn học để cống hiến cho đất nước sau này. Phần lớn các em xem học tập là niềm vui, niềm hạnh phúc, mong muốn tìm được vi trí của mình trong số bạn bè, là sự thi đua với các bạn trong lớp, trong trường, là sự noi gương những người đi trước và cả sự giữ gìn danh dự, truyền thống của gia đình, dòng họ và nhà trường, trong đó có cả mục đích học giỏi hóa đạt các giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp trường, quốc gia, thi đỗ vào các trường đại học tốp đầu như trường quân đội, an ninh,ngoại thương.... Kết quả thi học giỏi các cấp tỉnh đạt kết quả cao. Điều này có tác dụng giúp các em học tập một cách tích cực, tự giác hơn. Chính vì các em đặt quyết tâm rất cao cho việc học tập.

Về đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân,, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 2, kết quả như sau: 270/360 = 75,0% HS trả lời đã được học theo đúng nhu cầu. Những HS yêu thích học môn hóa đã hình thành cho mình hứng thú bền vững đối với môn học. Những học sinh này thường chú ý học tập, hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập, luôn chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Các em có kỳ vọng lớn và xu hướng vươn lên chiếm lĩnh cái mới. Bên cạnh đó còn một số HS chưa hình thành được động cơ học tập bền vững, chủ yếu dừng lại ở mức mong muốn lĩnh hội được những nội dung và quá trình học tập, chưa khao khát tiếp thu phương pháp tư duy Hóa học cũng như phương pháp khái quát của hoạt động học tập hóa. Các em này chỉ quan tâm đến tiếp thu tri thức và kết quả học tập ít quan tâm đến cách học để khám phá nội dung kiến thức. Nhìn chung các em chưa thực sự chủ động, tích cực học tập, còn thụ động ghi nhớ máy móc lời giảng và cách giải bài

tập của giáo viên. Điều này cho thấy giáo viên cần phải đổi mới phương pháp DH và DHPH là tất yếu.

Về tiếp thu kiến thức mới, 226/360 = 62,8% trả lời không gặp khó khăn, 134/3600 = 37,2% trả lời có gặp khó khăn nhưng có thể khắc phục được.

2.3.3.2. Về mức độ học sinh thực hiện các nội dung hoạt động học tập:

Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1 và câu hỏi số 4, phụ lục 2. Kết quả như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ HS thực hiện các nội dung hoạt động học tập‌


STT

Các nội dung hoạt động

Mức độ thực hiện(%) / Số lượng

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

GV

HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

1

Chuẩn bị bài kỹ trước

khi đến lớp

34,4

48,8

50,0

38,4

15,6

12,8

0

0

22

176

32

138

10

46

0

0

2

Chăm chú nghe giảng

và ghi bài đầy đủ

50,0

48,9

40,5

44,4

9,5

11,2

0

0

32

176

26

160

6

24

0

0


3

Tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp theo yêu cầu của GV: trả lời câu hỏi,thảo luận, hoạt

động nhóm,...

37,5

30,6

46,9

57,2

12,5

12,2

0

0


24


110


30


206


8


44


0


0


4

Chủ động phát hiện và tiếp thu kiến thức mới theo hướng dẫn của GV, hoặc theo cách của cá nhân một

cách hiệu quả nhất.

28,1

23,9

56,3

47,2

15,7

28,9

0

0


18


86


36


170


10


104


0


0


5

Thắc mắc về những nội dung kiến thức chưa hiểu rõ, luôn tự tìm cách bổ sung những kiến thức còn hổng cho mình, cố gắng hiểu hết bài học

trên lớp

34,4

30,6

53,1

55,6

12,5

13,8

0

0

22

110

34

200

8

50

0

0










6

Ở nhà tự giác, chủ động tự học và làm

các bài tập

40,6

51,1

50,0

43,3

6,3

5,5

0

0


26


184


32


156


6


20


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng phân hóa ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương - 8

Từ kết quả ở Bảng 2.8. cho thấy: Trong cả 06 nội dung, không có CBQL, GV và HS nào trả lời mức độ thực hiện yếu. Phần lớn GV và HS đều đánh giá ở mức độ Khá (khoảng 50%). Mức độ Tốt đạt khoảng từ 40 - 50%. Mức độ Trung bình được đánh giá từ 10 - 20%. Độ chênh lệch giữa đánh giá của GV và HS là không cao cho thấy sự tin cậy của điều tra. Điều này một lần nữa khẳng định HS của trường THPT huyện Bình Giang có ý thức học tập tốt, được các thầy cô tổ chức học tập trong môi trường và phương pháp khá thuận lợi nên các em có cơ hội và thành tích học tập tốt.

Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi các trường

THPT và có sự tìm hiểu, phân tích đối chiếu với các trường THPT trong tỉnh cho những nhận xét sau:

- Hầu hết các trường THPT đều đã thực hiện phân hóa trong dạy học ở các môn, trong đó có môn Hóa học. Điều này được thể hiện trong các nội dung sinh hoạt chuyên môn liên huyện và tỉnh, giao ban cán bộ quản lý và GV cốt cán đều đề cập tới nội dung này.

- Giáo viên và học sinh các trường đều đánh giá cao tính ưu việt của DHPH, đó là vì sự tiến bộ của HS và là con đường để tiến tới nâng cao chất lượng DH theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực của người học.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã có những chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời về nội dung và phương pháp tổ chức HĐDH theo hướng PH.

- Phụ huynh và cộng đồng ủng hộ tích cực chủ trương này.

- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các thầy cô giáo, HS và CBQL các trường còn gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là việc bố trí thời gian và không gian hợp lý để không ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện chương trình. Do đó, một số GV còn có tâm lý e ngại khi sử dụng phương pháp này.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Hóa theo hướng PH của hiệu trưởng các trường THPT

2.4.1. Việc đổi mới nhận thức của CBQL, GV về quản lý dạy và học theo hướng DHPH

- Bản thân lãnh đạo các trường THPT huyện Bình Giang đều thấm nhuần nhận thức:DHPH là một tất yếu của đổi mới GD hiện nay, là xu thế chung được nhiều nền GD tiến bộ quan tâm vì đây là quan điểm DH hướng vào HS, giúp HS phát huy được

hết khả năng của mình. Mục đích của dạy học theo quan điểm DHPH là nâng cao chất lượng dạy học trên cơ sở phát triển tiềm năng cá nhân và góp phần tạo nguồn nhân lực cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng về nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết, các phương pháp, hình thức tiến hành DHPH và các điều kiện phục vụ cho DHPH nói chung và DHPH trong môn hóa học nói riêng.

- Đánh giá đổi mới nhận thức trong CBQL, GV, HS theo quan điểm DHPH trên đối tượng khảo sát 64: giáo viên dạy hóa và CBQL, tổ trưởng các tổ và GV cốt cán, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9, phụ lục 1, thu được kết quả như sau: 100% số CBQL và GV được hỏi đều cho rằng người hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch, tổ chức để các giáo viên được học tập, tham quan, thảo luận, dự giờ mẫu theo mô hình DHPH môn hóa học. Các CBQL và GV đều khẳng định điều này là cần thiết và các trường THPT trong huyện Bình Giang đã làm khá tốt. Trong mỗi nhà trường đã giao cho 01 phó hiệu trưởng và tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên cùng 02 giáo viên cốt cán nghiên cứu tài liệu, đi học tập mô hình, tổ chức hướng dẫn GV, dạy minh họa, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chuyên sâu về DHPH môn hóa học. Do đó 100% GV dạy hóa đều nắm vững yêu cầu của DHPH.

Như vậy, có thể khẳng định để nâng cao nhận thức về DH theo hướng DHPH thì lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch, tổ chức học tập, xây dựng mô hình, tạo điều kiện tốt nhất cho GV được nghe, bàn bạc, thử nghiệm và rút kinh nghiệm.

2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Hóa học theo hướng DHPH

2.4.2.1. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, PPDH và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng DHPH

*) Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình theo quan điểm DHPH

Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10, phụ lục 1. Thống kê kết quả khảo sát 64 giáo viên và CBQL của các trường về việc QL việc thực hiện nội dung chương trình theo hướng DHPH của lãnh đạo nhà trường với 05 nội dung đánh giá và 02 mức độ (Nhận thức và Thực hiện), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình theo hướng DHPH



TT


Nội dung đánh giá

Mức độ nhận thức (%)

Mức độ thực hiện(%)

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Đã làm tốt

Làm nhưng chưa tốt

Chưa làm


1

Hướng dẫn để GV nắm vững cấu trúc chương trình dạy học, chuẩn

kiến thức kĩ năng…


100


0


0


90,6


9,4


0


2

Hướng dẫn GV thiết kế chương

trình DH chi tiết theo các hướng khác nhau dựa vào năng lực của HS


100


0


0


68,5


31,5


0


3

Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất kế hoạch giảng dạy chi tiết phù hợp

với từng đối tượng HS


71,8


28,2


0


62,5


37,5


0


4

Thiết lập các quy định của nhà trường về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và tổ chức thực

hiện các quy định


65,5


34,5


0


84,4


15,6


0

5

Chỉ đạo chuyên môn bố trí giờ học,

buổi học, môn học hợp lý

53,6

46,4

0

59,4

40,6

0

6

Kiểm tra, điều chỉnh việc thực

hiệnchương trình, kế hoạch dạy học

59,5

40,5

0

70,5

29,5

0

Như vậy, với 6 nội dung khảo sát, ta thấy cả 64 giáo viên và CBQL đều khẳng định là rất cần thiết và cần thiết phải thực hiện 6 nội dung, trong đó nội dung 1 và 2 được đánh giá ở mức độ Rất cần thiết cao (100%). Đó là hiệu trưởng cần “hướng dẫn để GV nắm vững cấu trúc chương trình DH, chuẩn kiến thức kĩ năng”, “hướng dẫn GV thiết kế chương trình DH chi tiết theo các hướng khác nhau dựa vào năng lực của người học”. Ở mức độ không cần thiết và chưa làm trong cả 6 nội dung không có GV và CBQL nào lựa chọn cho thấy cả 6 nội dung đưa ra khảo sát là phù hợp và đều đã được triển khai ở cơ sở. Với mức độ thưc hiện, nội dung 1 được đánh giá là thực hiện tốt (90,6), tiếp đó là nội dung 4 “thiết lập các quy định của nhà trường về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và tổ chức thực hiện các quy định” (84,4%). Nội dung 5 “chỉ đạo chuyên môn bố trí giờ học, buổi học, môn học hợp lý” chưa được đánh giá ở mức độ rất cần thiết và đã làm tốt cao (53,6% và 59,4%). Điều này cũng phù hợp với thực tiễn của các trường THPT nói chung và trừờng THPT huyện Bình Giang nói riêng do sự chế định của chương trình, do điều kiện CSVC và do GV hóa còn thiếu nên dù đã rất cố gắng song các nhà trường chưa làm tốt được. Đây là một hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.


DHPH

*) Quản lí việc đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng


- Về quản lí đổi mới PPDH theo quan điểm DHPH

Quản lý đổi mới PPDH theo quan điểm DHPH ở trường THPT nói chung và

trường THPT huyện Bình Giang nói riêng được xác định là một trong những yếu tố cơ bản, quan trong tác động đến chất lượng, hiệu quả hoạt động DH của nhà trường và tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS. Qua câu hỏi số 10, phụ lục 1: 100% giáo viên và CBQL được khảo sát đều khẳng định sự cần thiết phải kết hợp nhiều PPDH và nhiều hình thức DH khác nhau khi lên lớp. Đây là điều kiện cơ bản giúp giáo viên tổ chức thực hiện DHPH. Về Mức độ thực hiện 44/64 giáo viên (68,75%) trả lời đã thực hiện tốt sự phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học, 20/64 (31,25%) trả lời đã thực hiện nhưng chưa tốt. Những con số này cho thấy trong công tác QL, người hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo tổ khoa học tự nhiên và bộ môn hóa học sát sao hơn nữa trong việc chỉ đạo GV thực hiện đổi mới phương pháp và hình thức DH trong giờ lên lớp.

- Về nội dung quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của HS:

Nhà trường đã tổ chức học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá HS theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT về các nội dung: đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách nhiệm của GV, CBQL giáo dục và các cơ quan QLGD.

Đối với GV, nhà trường yêu cầu thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra; trực tiếp chấm bài kiểm tra, ghi điểm, ghi nội dung nhận xét của người chấm vào bài kiểm tra; trực tiếp ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm; đối với hình thức kiểm tra miệng, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của HS trước lớp, nếu quyết định cho điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm thì phải thực hiện ngay sau đó. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ)

Các Hiệu trưởng đã thực hiện tốt việc QL, hướng dẫn GV, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến gia đình HS các quy định về đánh giá HS. Kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm và đánh giá nhận xét của GV, hàng tháng

ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp. Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ của GVBM, giáo viên chủ nhiệm; phê chuẩn việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của GVBM khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm. Tổ chức kiểm tra lại các môn học, phê duyệt và công bố danh sách HS được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra lại các môn học, kết quả rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.

Kết quả khảo sát về nội dung quản lý đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS thông qua câu hỏi số 12, phụ lục 1, được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.10: Nội dung quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS


TT


Nội dung đánh giá

Mức độ nhận thức (%)

Mức độ thực hiện(%)

Rất

cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Đã

làm tốt

Làm

nhưng chưa tốt

Chưa làm


1

Tổ chức cho các GV được

học tập các văn bản về kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS


90,6


9,4


0


93,8


6,2


0


2

Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với

năng lực nhận thức của HS


68,8


31,2


0


71,9


28,1


0

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra

đột xuất bài kiểm tra, sổ điểm

21,9

62,5

15,6

46,9

46,9

6,2


4

Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công GV ra đề kiểm tra học kì

đáp ứng quy định DH theo quan điểm DHPH


15,6


75,0


9,4


78.1


21,9


0

5

Tổ chức kiểm tra, thi công

khai, dân chủ, công bằng

100

0

0

81,3

18,7

0

2.4.2.2. Quản lý việc phân công giảng dạy, soạn bài, chuẩn bị bài, dạy học trên lớp của GV hóa học theo hướng DHPH

*) Quản lý việc phân công giảng dạy:

Nhận thức được việc phân công giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu của DH và quyền lợi của tập thể HS, vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, hiệu trưởng đã chỉ đạo phó hiệu trưởng phân công giảng dạy cho GV một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Bên cạnh việc phân công giảng dạy, GV chủ nhiệm, việc sắp xếp thời khóa biểu cũng được quan tâm, sắp xếp các giờ học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS và với đặc điểm môn học.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí