Kinh Nghiệm Lập Pháp Về Quyền Của Người Bào Chữa Trong Tố Tụng Hình Sự Của Một Số Nước

quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong vụ án. Những quy định mới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho NBC định hướng rò hơn trong việc tìm chứng cứ, tài liệu phục vụ cho công tác bào chữa, đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội cũng như bảo vệ pháp chế XHCN, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tránh xét xử oan sai từ CQTHTT. Đây là một điểm mới thể hiện tính dân chủ của pháp luật TTHS Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nhu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn luôn được đặt ra với bất kỳ văn bản pháp luật nào, đặc biệt là những bộ luật có vai trò quan trọng đối với công tác thực thi pháp luật ở mỗi quốc gia. Trên tinh thần ấy, Quốc hội đã thông qua BLTTHS năm 2015 với nhiều quy định mới tháo gỡ được những hạn chế, vướng mắc mang lại sự hoàn thiện hơn trong áp dụng pháp luật tố tụng để giải quyết vụ án hình sự. BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, quyền của NBC. Theo đó mở rộng thêm đối tượng được đảm bảo quyền bào chữa, cho phép NBC tham gia tố tụng sớm hơn, cụ thể người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; bổ sung thêm NBC có thể là trợ giúp viên pháp lý, trường hợp này được áp dụng đối với người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý; bổ sung thêm một số quyền cho NBC như: có mặt khi lấy lời khai người bị bắt, có quyền hỏi người bị bắt, người bị giữ, bị can sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc, đề nghị thay đổi, huy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, quyền thu thập chứng cứ ...

1.4. Kinh nghiệm lập pháp về quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự của một số nước

1.4.1. Quyền của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Cùng nằm trong hệ thống pháp luật XHCN, pháp luật TTHS của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nhìn chung có một số nét tương đồng với pháp luật TTHS của nước ta. Vì thế các quy định về quyền bào chữa của bị can, bị cáo và NBC trong TTHS của hai nước cũng có một số nét giống nhau.

Quy định về các trường hợp cần phải có sự tham gia bào chữa bắt buộc của NBC ở Trung Quốc cơ bản gần giống với quy định của Việt Nam. Ở đây luật TTHS Trung quốc nêu cụ thể những nhược điểm thể chất nào cần được bảo đảm có NBC, đó là người bị mù, bị câm hoặc điếc.

Luật TTHS Trung Quốc năm 1996 quy định khá hạn chế các quyền mà luật sư có thể hỗ trợ cho thân chủ của mình trong giai đoạn điều tra. Luật sư có quyền gặp gỡ và phỏng vấn nghi phạm bị tạm giữ để tìm hiểu sự việc và các chi tiết liên quan tới vụ án. Riêng về quyền gặp gỡ thân chủ thì có khá nhiều hạn chế trong luật cũng như trong thực tiễn. Một trong những hạn chế là việc tự do gặp gỡ thân chủ. Luật TTHS Trung Quốc năm 1996 quy định rằng “trong trường hợp liên quan tới bí mật quốc gia, việc luật sư phỏng vấn nghi phạm bị tạm giam giữ phải do cơ quan phải do cơ quan điều tra phê duyệt.”. Trên thực tế các vụ việc không liên quan tới bí mật quốc gia cũng vẫn phải do cơ quan điều tra phê duyệt. Năm 2007 Luật Luật sư của Trung Quốc được sửa đổi. Điều 33 của Luật này đã cố gắng thay đổi tình hình và quy định rằng luật sư do nghi phạm hoặc họ hàng của anh ta thuê có quyền gặp thân chủ của mình khi xuất trình được thẻ luật sư, thư uỷ quyền của thân chủ hoặc giấy giới thiệu của cơ quan trợ giúp pháp lý. Theo tinh thần của quy định này có thể thấy rằng cuộc gặp của luật sư với thân chủ của mình không cần phải được công an phê duyệt. Tuy vậy, sau khi Luật Luật sư sửa đổi có hiệu lực, công an nói rằng họ có ít phòng họp nên nếu luật sư muốn gặp thân chủ thì phải đăng ký, đây chính là tiểu xảo để cuộc gặp của luật sư với nghi phạm phải được công an phê duyệt. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ công an Trung Quốc về áp dụng pháp luật tố tụng hình sự: đối với vụ án không liên quan đến bí mật quốc gia, NBC gặp gỡ người bị tình nghi phạm tội thì không cần qua phê chuẩn, cơ quan điều tra không được ra quyết định không phê chuẩn vì lý do cần phải giữ bí mật trong quá trình điều tra. Cơ quan điều tra phải bố trí cuộc gặp gỡ trong vòng 48 giờ sau khi luật sư đưa ra đề nghị gặp gỡ người bị tình nghi phạm tội; đối với vụ án đồng phạm lớn và phức tạp như có tổ chức, các vụ án do các tổ chức xã hội đen thực hiện, tổ chức khủng bố hoặc phạm tội buôn lậu, phạm tội ma tuý, phạm tội tham ô hối lộ… thì trong vòng 05 ngày sau khi luật sư đưa ra đề nghị

gặp gỡ người bị tình nghi phạm tội, Cơ quan điều tra phải cho phép gặp. Trong giai đoạn này, Cơ quan điều tra có thể theo dòi cuộc hội thoại khi luật sư gặp thân chủ của mình. Luật TTHS năm 1996 quy định rằng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cần thiết mà điều tra viên có thể hiện diện trong cuộc phỏng vấn.

Về thu thập chứng cứ: Theo quy định của pháp luật TTHS Trung Quốc năm 1996 thì chỉ có CQTHTT là TAND, VKSND và Cơ quan điều tra mà cụ thể là NTHTT trong các cơ quan này, đó là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên mới có quyền thu thập chứng cứ.

Đối với NBC, để thực hiện quyền của mình trong hoạt động bào chữa, họ được quyền gặp gỡ, trao đổi với người đang bị tạm giữ, bị cáo; trích, sao các tài liệu từ khi VKS bắt đầu thẩm tra tư pháp; thu thập thông tin liên quan đến vụ án; yêu cầu triệu tập nhân chứng mới tới phiên toà, thu thập chứng cứ mới, giám định bổ sung và các yêu cầu khác; được hỏi người làm chứng và người giám định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bộ Luật TTHS Trung quốc năm 2012 đã có những bước tiến bộ nhất định. Theo đó, các CQTHTT phải đảm bảo cho bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được hưởng quyền bào chữa và các quyền tố tụng khác theo quy định của pháp luật. Những người được chỉ định làm NBC phải là luật sư. Trong trường hợp luật sư bào chữa yêu cầu trao đổi thư từ hay gặp gỡ người bị tình nghi hình sự hay bị can bị giam giữ, cơ sở giam giữ phải thu xếp cuộc gặp đó trong vòng 48 giờ. Mặc dù pháp luật không quy định sự đảm bảo chung về liên lạc bí mật giữa người bị tình nghi hay bị can và luật sư bào chữa, luật cũng cấm việc giám sát cuộc gặp giữa luật sư bào chữa và người bị tình nghi hay bị can đang tạm giữ. Trong giai đoạn truy tố, luật sư bào chữa có thể tiếp cận, trích và sao tài liệu được thu thập trong vụ án, có thể xác minh bằng chứng với người bị tình nghi. Tại phiên toà, luật sư bào chữa có thể trình bày các tài liệu và ý kiến chứng minh cho sự vô tội của bị cáo hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Luật sư bào chữa có thể đề nghị Toà hay Viện kiểm sát yêu cầu đưa đến trước toà những bằng chứng có thể chứng minh sự vô tội của bị cáo. Một quy định tiến bộ là Luật TTHS 2012 Trung Quốc cho phép luật sư bào chữa vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu thấy rằng cơ quan công quyền hay cán bộ của các cơ quan đó gây trở ngại cho việc thực hiện quyền tố

tụng, họ có quyền khiếu nại lên cơ quan kiểm sát, hay cơ quan cao nhất tiếp theo, cơ quan này sau đó có nghĩa vụ phải khẩn trương xem xét việc khiếu nại và nếu đã xác minh đúng thì phải xử lý hành vi cản trở đó.

Quyền của người bào chữa từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 4

1.4.2. Quyền của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hoà liên bang Đức

Cộng hoà liên bang Đức là quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu. Do đó pháp luật TTHS Đức chịu ảnh hưởng của pháp luật TTHS quốc tế. Công ước Châu Âu về quyền con người (ECHR) và những quyết định của Toà án nhân quyền Châu Âu (ECtHR) được giải thích là cần thiết cho pháp luật Đức tuân theo và có giá trị áp dụng trực tiếp trong luật Đức, giống như các nước thành viên khác của Công ước về nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia thành viên của Công ước là phải tuân thủ Công ước Châu Âu về quyền con người. Theo đó, quyền tố tụng của người bị tình nghi và bị cáo được cam kết bảo đảm. NBC đóng vai trò như người giám sát các trình tự tố tụng được thực hiện bởi một bên là nhà nước và một bên là quyền lợi của thân chủ của mình.

Quyền của NBC theo quy định của pháp luật TTHS Đức rất rộng, họ được tiếp xúc với khách hàng của mình ngay từ khi bị cảnh sát thẩm vấn, được tiếp xúc riêng tư với khách hàng bất cứ lúc nào, hình thức nào (qua điện thoại, gặp trực tiếp…) và cuộc trao đổi không bị nghe trộm. Các phòng gặp mặt của NBC với thân chủ của họ được bố trí riêng biệt, không có phương tiện và người giám sát, theo dòi hoặc ghi âm, vì luật Đức quy định bí mật giữa luật sư và khách hàng phải được tôn trọng tuyệt đối. Các thư tín gửi từ trại giam ra cho luật sư và của luật sư gửi vào cho khách hàng đều được giữ bí mật.

Về quyền thu thập chứng cứ, NBC được phép thu thập chứng cứ nếu việc thu thập chứng cứ đó không gây áp lực cho nhân chứng và được tiến hành theo quy định của pháp luật. NBC thu thập chứng cứ về phải trình báo cho cơ quan cảnh sát những chứng cứ đã thu thập được, không được giữ kín đến phiên toà vì nếu không trình báo thì chứng cứ đó sẽ không được chấp nhận. Những chứng cứ có lợi cho thân chủ mới phải báo cáo, những chứng cứ không có lợi cho thân chủ không buộc phải báo cáo.

Ngoài ra, NBC có quyền đề nghị công tố viên tiến hành thu thập những chứng cứ nhất định, mặc dù vậy, công tố viên cũng có thể không thực hiện những yêu cầu từ phía NBC trừ khi công tố viên thấy rằng điều đó là cần thiết cho việc điều tra. Có thể nói, quyền quan trọng nhất của NBC trong giai đoạn tiền xét xử đó là quyền được tiếp cận với toàn bộ hồ sơ vụ án, bao gồm cả những chứng cứ có lợi hay bất lợi đối với thân chủ của họ.

Mô hình TTHS của Đức là mô hình tố tụng thẩm vấn, diễn biến phiên toà gần giống như mô hình TTHS của Việt Nam, trong đó vai trò chính yếu thuộc về thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Tại phiên toà, NBC có quyền thẩm vấn nhân chứng và người giám định sau khi những người này được thẩm vấn bởi thẩm phán chủ trì. Luật sư bào chữa cũng có thể đề nghị trực tiếp toà án xem xét những chứng cứ được các bên bổ sung tại phiên toà.

1.4.3. Quyền của người bào chữa theo pháp luật tố tụng hình sự của Mỹ

Nếu như TTHS của Đức mang đặc trưng của mô hình tố tụng thẩm vấn thì pháp luật TTHS của Mỹ được xây dựng trên mô hình tố tụng tranh tụng. Trong khoa học pháp lý của Mỹ luôn nhấn mạnh tới vai trò của NBC trong việc duy trì và nâng cao hệ thống tố tụng tranh tụng. Họ cho rằng khi bên bị buộc tội không cân bằng với bên buộc tội thì rủi ro của hệ thống tố tụng gây ra những lỗi đáng tiếc rất là lớn. NBC rò ràng đóng vai trò quan trọng trong TTHS Mỹ và vai trò này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống tranh tụng. NBC trong hệ thống tư pháp Mỹ không chỉ là đại diện của người bị buộc tội mà còn là người kiểm tra việc thực thi quyền lực của các cơ quan chính phủ, thông qua việc bảo đảm rằng các quyền của người bị buộc tội được bảo vệ.

Để đảm bảo quyền của người bị buộc tội, quyền của luật sư bào chữa, theo pháp luật TTHS Mỹ, luật sư giúp điều tra sự thật, đàm phán với công tố viên, gặp gỡ nhân chứng, trình bày các lập luận về pháp lý cũng như thực tiễn của vụ việc và tiến hành kháng cáo. Phương pháp tố tụng được sử dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự là phương pháp đối tụng. Luật sư có quyền gặp và nói chuyện với thân chủ sớm nhất có thể trước khi thẩm vấn sơ bộ hoặc trước ngày hẹn triệu tập để xét xử. Luật sư có quyền thu thập và đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật,

yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật, liên quan; củng cố các chứng cứ gỡ tội; … để bào chữa. Ngoài ra, luật sư có quyền đề nghị giảm mức hình phạt và có quyền bình đẳng với công tố viên cụ thể là có quyền trình bày ý kiến để phản biện lại ý kiến của KSV tại phiên Tòa.

Hoạt động lập pháp của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa. Mỗi một quốc gia có đặc thù riêng thì quy định của pháp luật của ở các quốc gia cũng khác nhau. Tuy nhiên, mẫu số chung trong hoạt động lập pháp của các nước đều hướng tới là bảo vệ quyền con người, nên việc tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các nước, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, những kinh nghiệm thực tiễn là điều cần thiết.


Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về NBC cũng như quyền của NBC, có thể rút ra một số nhận định sau:

NBC là người được Nhà nước trao cho quyền được tham gia vào quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Thông qua những quyền năng và nghĩa vụ pháp lý của mình, NBC thực hiện công việc bào chữa cho bị can, bị cáo nhằm giúp họ chứng minh sự trong sạch của mình hoặc giảm nhẹ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vai trò của NBC còn thể hiện ở việc bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ công bằng xã hội; bảo vệ lẽ phải; đồng thời còn có vai trò phổ biến, tuyên truyền pháp luật, giám sát hoạt động tư pháp của các CQTHTT.

Quyền của NBC là những quyền mà pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện đối với NBC, theo đó NBC được hưởng, được làm và được thực hiện các quyền đó trong hoạt động gỡ tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và bảo vệ pháp chế XNCH.

Chức năng bào chữa tồn tại song song với chức năng buộc tội như một nhu cầu tất yếu khách quan để đạt được mục đích xác định sự thật của vụ án hình sự.

Trong bối cảnh cải cách tư pháp tập trung vào trọng tâm là đổi mới hoạt động xét xử thì địa vị pháp lý cũng như vai trò của luật sư bào chữa ngày càng

được nhìn nhận đúng mực. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của NBC trong hoạt động TTHS không đơn thuần là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, mà còn tạo ra cơ chế phản biện giúp cho các hoạt động điều tra, truy tố của CQTHTT và NTHTT được chính xác hơn, khách quan hơn.

Trên thực tế việc nhờ người khác bào chữa mang lại những hiệu quả nhất định nên Đảng và Nhà nước ta ngày càng chú trọng và hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về mở rộng quyền và nghĩa vụ của NBC, tạo cơ chế cho họ thực hiện quyền của mình, đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, điều này được thể hiện cụ thể trong các quy định của pháp luật TTHS nước ta và tác giả sẽ phân tích cụ thể ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về quyền của người bào chữa

2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể “người bào chữa”, về thời điểm phát sinh quyền bào chữa

2.1.1.1. Về chủ thể “người bào chữa”

BLTTHS năm 1988 là BLTTHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28-06-1988, BLTTHS năm 1988 quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự trong đó quy định những người khác cũng có thể là người bào chữa bao gồm: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân.

Ngày 26-11-2003, Quốc hội thông qua BLTTHS năm 2003 quy định những người khác cũng có quyền bào chữa, người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân viên. Người bào chữa do bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo lựa chọn. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có người bào chữa, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ.

Luật sửa đổi, bổ sung năm 2012, sau đây gọi là Luật Luật sư [90] được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2012 đã hoàn thiện những bất cập của Luật Luật sư năm 2006 khi sự phát triển nghề Luật sư cũng như đội ngũ Luật sư đã bảo đảm cả về chất và lượng; quy định chặt chẽ các điều kiện để trở thành Luật sư, qua đó để trở thành Luật sư, đòi hỏi phải có kiến thức pháp lý, hiểu biết sâu rộng lĩnh vực pháp luật, được đào tạo bài bản về nghề Luật sư, có thời gian thực tế trong lĩnh vực tư pháp mới đáp ứng được yêu cầu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022