Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Trưng Cầu Ý Kiến Về Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Với Hoạt Động Giảng Dạy Của Giảng Viên Trước Và Sau Thử Nghiệm



STT


Nội dung và ký hiệu


triển kỹ năng cần thiết (H4)

Thời điểm

trưng cầu

Mức độ hài lòng


X


t

Rất hài lòng

Hài lòng

Ít hài lòng

Chưa hài lòng







5

Thời gian phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá kịp thời, đúng quy

định (H5)

Trước

thử nghiệm

61

159

38

0

3,09


2,05885

Sau thử nghiệm

89

142

27

0

3,24

6

Kết quả học tập được đánh giá công bằng, khách quan (H6)

Trước

thử nghiệm

74

138

46

0

3,11


1,97832

Sau

thử nghiệm

96

133

29

0

3,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Bảng 4.2 cho phép lập biểu đồ so sánh kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên GDTC trước và sau thử nghiệm như sau:

Hình 4.2: Biểu đồ So sánh kết quả trưng cầu ý kiến về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên trước và sau thử nghiệm


Hình 4 2 cho thấy sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của 1

Hình 4.2 cho thấy, sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm. Đối chiếu đại lượng kiểm định t trong bảng 4.2 với bảng phân phối đại lượng kiểm định t (Student) [Phụ lục 5] cho thấy như sau:


Tất cả 6 nội dung chỉ báo về sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên đều có đại lượng kiểm định t 05 (1,96 với n >

120) [Phụ lục 5]. Từ đó có thể khẳng định rằng: Sự khác biệt giữa sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên trước và sau thử nghiệm có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác là, nhờ những tác động thử nghiệm giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng” chất lượng giảng dạy của giảng viên đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của sinh viên, đưa đến những phản hồi tích cực hơn từ sinh viên về hoạt động GDTC.

Như vậy, những phân tích về thay đổi tích cực trong kết quả học tập cũng như sự hài lòng của sinh viên với hoạt động giảng dạy của giảng viên sau thử nghiệm cho phép khẳng định: giải pháp được thử nghiệm đã có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động GDTC ở trường thử nghiệm.


Kết luận chương 4

Quản lý GDTC là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng, khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để công tác này được thực hiện hiệu quả, các trường cần phải tiến hành nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi. Trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức về đảm bảo chất lượng GDTC cho CBQL, giảng viên và sinh viên, hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động GDTC đảm bảo chất lượng, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng GDTC cho sinh viên và hoàn thiện công tác đánh giá CLĐT trong nhà trường.

Toàn bộ chương 4 đã mang lại một cái nhìn tổng quát về hệ thống hệ thống giải pháp giúp cho công tác quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên có thể đảm bảo chất lượng một cách hiệu quả. Hệ thống giải pháp đều có mối quan hệ thống nhất, biện chứng và cần phải được tiến hành đồng bộ. Đây không chỉ là cơ sở thực hiện hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội mà mà còn là những gợi ý có giá trị nhất định cho các trường đại học trên toàn quốc về triển khai hệ thống các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Từ việc thử nghiệm tính cấp thiết và khả thi của giải pháp ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội có thể thấy các giải pháp của luận án đưa ra khá phù hợp. Hầu như những người tham gia khảo sát đều đánh giá cao những giải pháp này mặc dù tỷ lệ đánh giá khác biệt giữa những giải pháp khác nhau. Bên cạnh đó, thử nghiệm sư phạm giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng” mang lại kết quả khá khả quan. Vì vậy, áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý mà luận án đề xuất hứa hẹn sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả hoạt động GDTC ở các trường đại học.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động GDTC và đẩy mạnh phong trào thể thao nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên cho sinh viên, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện quản lý GDTC theo tiếp cận ĐBCL.

Mục tiêu giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học là kiến thức, kĩ năng vận động, đồng thời giáo dục để phát triển các tố chất vận động và thái độ tích cực đối với hoạt động TDTT, nhằm hoàn thiện về thể chất và nhân cách của sinh viên, đáp ứng yêu cầu về thể lực trong hoạt động học tập và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp của họ. Quản lý hoạt động này theo tiếp cận ĐBCL là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động này để triển khai thực hiện quy trình, chuẩn mực duy trì và nâng cao chất lượng của các yếu tố cấu thành nó, nhằm góp phần làm cho sinh viên đạt tới mục tiêu hình thành, phát triển kiến thức, kĩ năng, tố chất vận động và thái độ tích cực đối với hoạt động TDTT.

Nội dung quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học tiếp cận mô hình lý thuyết CIPO theo nguyên lý chung: quản lý đầu vào: Tổ chức tìm hiểu về nguyện vọng, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên; tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất phù hợp với từng ngành đào tạo trong nhà trường. Quản lý quá trình GDTC: Quản lý mục tiêu đào tạo giáo dục thể chất Quản lý nội dung chương trình giáo dục thể chất; quản lý phương tiện cơ sở vật chất giáo dục thể chất; quản lý hình thức hoạt động giáo dục thể chất của sinh viên; quản lý hoạt động dạy của


giáo viên; quản lý đánh giá kết quả giáo dục thể chất và quản lý đầu ra: Tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC; tổ chức kiểm tra, thi môn GDTC theo chương trình đào tạo của nhà trường; tổ chức đánh giá sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên thông qua hoạt động thể thao phong trào trong nhà trường; tổ chức đánh giá sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên thông qua hoạt động thể thao phong trào trong nhà trường.

Thực trang về công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đã được quan tâm đến quản lý mục tiêu hoạt động GDTC; lập kế hoạch tìm hiểu về thói quen tập luyện, sở thích và năng khiếu thể thao của sinh viên; phân công giảng dạy phù hợp với giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường; tổ chức kiểm tra khảo sát sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC; tổ chức đánh giá tổng kết quá trình quản lý hoạt động GDTC. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý có lúc, có thời điểm và trong những trường hợp nhất định ở một số trường còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vì vậy, các chủ thể quản lý phải nhận thức rõ để khắc phục hạn chế, bất cập, phát huy những mặt tích cực để quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học đại học có chất lượng, hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên.

Để phát huy những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế trong quản lý GDTC, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội cần phải làm tốt những giải pháp chủ yếu như: tổ chức quán triệt nội dung tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục thể chất trong trường đại học cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên; chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học; quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng; tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên môn giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; quản


lý cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả các thiết bị cho giáo dục thể chất của trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng; tổ chức phong trào thể thao trường học gắn với hoạt động giáo dục thể chất; tổ chức đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục thể chất theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Tất cả những giải pháp đó chính là cách thức, phương pháp thực hiện quản lý theo nguyên tắc “Làm đúng ngay từ đầu và không mắc lỗi ở các bước tiến hành” trong quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên. Làm tốt những giải pháp này các trường đại học trên địa bàn Hà Nội sẽ nâng cao được năng lực thể chất của sản phẩm đào tạo và phát triển phong trào TDTT trong nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Chính phủ

Nhà nước cần đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục đào tạo bằng cách hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý cho các trường đại học, giao quyền tự chủ đầy đủ hơn cho các trường đại học.

Thường xuyên thực hiện kiểm định chất lượng và xây dựng các tiêu chí về điều kiện đảm bảo GD&ĐT để xếp hạng các trường đại học tạo sân chơi bình đẳng cho các trường

Có chính sách hỗ trợ tài chính cho các trường đại học. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển lành mạnh và bền vững, thực hiện vai trò hỗ trợ và giám sát các trường về lĩnh vực tài chính.

Hàng năm làm tốt công tác kiểm toán đặc biệt quan tâm đến các khoản chi cho công tác GDTC của nhà trường đảm bảo.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tạo những điều kiện về cơ sở pháp lý, nguồn nhân lực cũng như hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho các trường đại học tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho các trường theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Hỗ trợ khuyến khích các trường đại học xây dựng được các đội tuyển thể thao tham gia các giải thể thao khối các trường đại học trên phạm vi toàn quốc.


Chỉ đạo các trường hàng năm thực hiện tốt nhiệm vụ GDTC trong trường học và có kiểm tra, đánh giá phân loại các trường đủ điều kiện đảm bảo về công tác GDTC.

2.3. Đối với các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Mọi thành viên trong trường đều tham gia vào quá trình quản lý chất lượng GDTC bằng cách xác định tốt nhiệm vụ, tự cải tiến, điều chỉnh và chịu trách nhiệm về công việc của cá nhân trước tổ chức.

Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GDTC theo tiếp cận đảm bảo chất lượng và nhóm giải pháp triển khai trong thời gian gần nhất. Hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng, xây dựng quy trình quản lý, cơ chế hoạt động và các điều kiện quản lý chất lượng GDTC phù hợp với quan điểm đảm bảo chất lượng.

Xây dựng mối quan hệ thông tin đa chiều với sinh viên đang học, thường xuyên tổ chức xin ý kiến bằng phiếu hỏi, hòm thư góp ý, hội nghị sơ kết, tổng kết, lấy ý kiến bằng phiếu hỏi đánh giá về chất lượng các điều kiện đảm bảo cho GDTC.

Ban Giám hiệu và toàn bộ CBQL và giảng viên trường đại học phải có một sự cam kết bền bỉ, quyết tâm thực hiện tốt các giải pháp quản lý đã đề ra để đạt được mục tiêu đào tạo, chất lượng đào tạo, sứ mạng tầm nhìn của nhà trường.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Phạm Đình Tâm (2015), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 7, tr.59 - 61.

2. Phạm Đình Tâm (2016), “Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt kì 3 tháng 6, tr.70 - 73.

3. Phạm Đình Tâm (2017), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập theo học chế tín chỉ ở trường đại học”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 7, tr.39 - 41.

4. Phạm Đình Tâm (2018), “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số (181), tr.175 - 177.

5. Phạm Đình Tâm (2019), “Một số biện pháp đảm bảo cơ sở vật chất môn học giáo dục thể chất của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số đặc biệt tháng 8, tr.298 - 300.

6. Phạm Đình Tâm (2019), “Một số biện quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”, Tạp chí giáo dục, số (464), tr.15-18.

7. Phạm Đình Tâm (2020), “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số (221) kỳ 2 tháng 7, tr.136 - 137,140.

8. Phạm Đình Tâm (2021), Thực trạng và giải pháp phát quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, Tạp chí giáo dục, số Đặc biệt tháng 3/2021, tr.236 - 240

9. Phạm Đình Tâm (2021), Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên môn Gióa dục thể chất cho một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, Tạp chí giáo dục, số Đặc biệt kì 2 tháng 4/2021, tr.214 – 219

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024