Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. DỮ LIỆU


Dữ liệu được thu thập dựa trên nguồn dữ liệu là các ngân hàng thương mại cổ phần. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2010, yêu cầu vốn điều lệ của các NHTM tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong nghiên cứu mẫu được lựa chọn các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ 31 NHTMCP hiện nay với điều kiện là:

+ Loại hình ngân hàng: các NHTM cổ phần.


+ Vốn điều lệ: Tính đến hết tháng 12/2014 các NHTM lựa chọn có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.

+ Thời gian hoạt động: NHTMCP có thời gian hoạt động trên 10 năm (kể cả thời gian đổi tên ngân hàng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Các số liệu được thu thập trong giới hạn thời gian từ năm 2010 đến 2017 vì đây là thời gian các ngân hàng thương mại thực hiện kế hoạch tái cấu trúc hệ thống theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” của Chính phủ ban hành. Để phù hợp với việc lấy số liệu trong giai đoạn này, tác giả đã loại 03 ngân hàng thương mại cổ phần trong mẫu nghiên cứu: 1 do mới thành lập gần đây đó là Ngân hàng TMCP đại chúng Việt Nam (thành lập năm 2012) và 2 ngân hàng không đầy đủ số liệu do không công bố thông tin đó là Ngân hàng TMCP Đông Á và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín. Giai đoạn từ năm 2010 cũng là giai đoạn kế tiếp sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008). Vì vậy, nghiên cứu này sẽ góp phần đánh giá biến động về đòn bẩy tài chính sau khủng hoảng cũng như các tác động về thay đổi cơ cấu sở hữu lên đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn này.

Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của các NHTM và thông tin trên các website có độ tin cây cao về các chỉ số tài chính như: vietstock.vn, cafef.vn.

Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5


Kiểu dữ liệu: Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với kiểu dữ liệu bảng (Panel data). Đây là kiểu dữ liệu kết hợp giữa dạng dữ liệu “phẳng/chéo” (cross- sectional data) và dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series data).

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.

3.2.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu


Như đã đề cập ở chương 2, đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa vào hai mô hình hồi quy của tác giả Qigui Liu và các cộng sự (2011) và nghiên cứu của của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017). Nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự (2011) sử dụng ba mô hình nghiên cứu cho ba biến phụ thuộc nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các công ty niêm yết tại Trung Quốc. Trong khi đó, đề tài nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017) sử dụng một mô hình nghiên cứu với sáu biến độc lập và một biến phụ thuộc để nghiên cứu các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam gồm: Lợi nhuận (PROFIT), Quy mô (SIZE), Giá trị tài sản thế chấp (COLL), Tăng trưởng (GROW) và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính (LEVERAGE), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhân thấy sự tương đồng trong việc thu thập mẫu, tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017) làm mô hình cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự (2011) được tác giả tham khảo để tiến hành thêm các biến vào mô hình cơ sở nhằm phù hợp với đề tài. Do tác giả đã bổ sung thêm biến và thêm mục tiêu nghiên cứu, nhằm phù hợp với bài nghiên cứu đồng thời thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu, nên bài nghiên cứu này tác giả không sử dụng biến kinh tế vĩ mô là GDP như mô hình của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2017) vào mô hình nghiên cứu của đề tài, thay vào đó là các biến liên quan đến sở hữu của ngân hàng như biến sở hữu nhà nước, số thành viên tham gia hội đồng quản trị nhưng không tham gia ban điều hành nhằm làm rõ tác động của cấu trúc sở đến đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ


những phân tích ở trên, mô hình nghiên cứu tổng thể của đề tài được tác giả thể hiện cụ thể như sau:

LEVi,t = α + β1STATEi,t + β2COLLi,t + β3GROWi,t + β4SIZEi,t + β5PROFi,t + β6TAXi,t + β7NEDsi,t + β8LARGESTi,t

Trong đó:


LEV: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng i tại thời điểm t.


STATE: Là một biến giả, đại diện cho sở hữu chủ yếu là vốn Nhà nước hoặc toàn bộ vốn là thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc sở hữu chủ yếu là vốn Nhà nước của ngân hàng thứ i tại thời điểm t.

COLL: Tài sản thế chấp của ngân hàng i tại thời điểm t.


GROW: Tỷ lệ tăng trưởng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t. SIZE: Quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t.

PROF: Lợi nhuận của ngân hàng i tại thời điểm t.


TAX: Thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng i tại thời điểm t.


NEDs: Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành ngân hàng i tại thời điểm t.

LARGEST: Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn trong tổng số vốn cổ phần hoặc các cổ đông lớn nắm quyền điều hành ngân hàng i tại thời điểm t.

3.2.2. Nguồn số liệu:


Đối với các dữ liệu về ngân hàng: tác giả thu thập dữ liệu thông qua Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM được công bố hàng năm trên website của các NHTM. Cụ thể: Báo cáo tài chính cung cấp các dữ liệu về tài chính như là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, các chỉ số này được lấy từ Bảng cân đối kế toán, và số lượng cổ phần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, được thu thập từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo thường niên sẽ cung cấp về danh sách Ban Tổng giám đốc, cấu trúc sở hữu. Báo cáo


tài chính sẽ cho biết thêm về quy mô Hội đồng quản trị, số lượng thành viên trong HĐQT không tham gia vào ban điều hành của ngân hàng, và có hay không sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị, các mối quan hệ giữa các thành viên Hội đồng quản trị.

3.2.3. Mô tả các biến trong mô hình


Như mô hình nghiên cứu tổng thể của đề tài đã được đề cập ở chương 2, tác giả tiến hành phân tích và giải thích ý nghĩa của biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình: LEVi,t = α + β1STATEi,t + β2COLLi,t + β3GROWi,t + β4SIZEi,t + β5PROFi,t

+ β6TAXi,t + β7NEDsi,t + β8LARGESTi,t


Tác giả xác định biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính Lev (Leverage) trong bài nghiên cứu được đo lường như sau:

Lev (Leverage) = 1- 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛


Cách tính này đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Group và Heider (2009), công trình nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008). Đây cũng là công thức mà nhóm tác giả Ph.GS.Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016) dùng để đo lường biến phụ thuộc này.

Biến độc lập: Gồm 9 biến:

o Biến STATE (state ownership): là một biến giả, đại diện cho sở hữu chủ yếu là vốn Nhà nước hoặc toàn bộ vốn thuộc sở hữu Nhà nước.

Theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 đã định nghĩa: “Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.

STATE = Nhận giá trị là 1 nếu Ngân hàng có sự sở hữu Nhà nước trên 50%, và các giá trị là 0 cho các ngân hàng còn lại.


o Biến LARGEST (Largest shareholding): là biến đại diện cho các cổ đông có cổ phần lớn nhất. Là tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn trong tổng số vốn cổ phần hoặc các cổ đông lớn nắm quyền điều hành ngân hàng.

LARGEST = 𝐶ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 đượ𝑐 𝑘𝑖ể𝑚 𝑠𝑜á𝑡 𝑏ở𝑖 𝑐á𝑐 𝑐ổ đô𝑛𝑔 𝑙ớ𝑛 𝑛ℎấ𝑡

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛

o Biến tăng trưởng GROW: Biến tăng trưởng của ngân hàng được tính dựa

trên tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (TTS) của ngân hàng được xác định: GROW=(TTSt−TTS(t−1))

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Trong đó:


TTS: là Tổng tài sản

t: là năm khảo sát hiện tại.

o Biến quy mô SIZE: Quy mô ngân hàng được xác định dựa trên chỉ số tổng tài sản của ngân hàng và được đo lường bằng cách lấy Logarit tự nhiên của tổng tài sản trong bảng cân đối kế toán. SIZE = Ln (Tổng số tài sản cuối năm tài chính).

o Biến lợi nhuận (PROF): Do lợi nhuận được tạo ra dựa trên tài sản của ngân hàng nên để đại diện cho yếu tố lợi nhuận tác động đến đòn bẩy tài chính, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản làm nhân tố đại diện, được xác định:

PROF= Lợi nhuận sau thuế.

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Công thức xác định biến lợi nhuận trên được dựa trên cách tính của các nghiên cứu của Group và Heider (2009), Huỳnh Hữu Mạnh (2010).

o Biến NED (Non Executive Directors): Thành viên HĐQT không tham gia điều hành Ngân hàng.

NEDs=𝑆ố 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑣𝑖ê𝑛 𝐻Đ𝑄𝑇 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖ề𝑢 ℎà𝑛ℎ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑣𝑖ê𝑛 𝐻Đ𝑄𝑇

Thành viên HĐQT không tham gia điều hành được thực hiện theo khoản 2 điều 2 thông tư 121/2012/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính: “Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành là thành viên


Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội đồng quản trị bổ nhiệm.”

o Biến tài sản thế chấp COLL (Collateral): Được xác định bằng tỷ lệ tổng tài sản hữu hình trên tổng tài sản. Đối chiếu với cách phân bổ đặc trưng của báo cáo tài chính và tính chất của tài sản hữu hình trong các NHTM Việt Nam thì khoản mục tài sản hữu hình bao gồm tương ứng các khoản sau: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý gọi tắt là TM; Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (TGNHNN); Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TGTCTD) khác; Chứng khoán kinh doanh (CKLD); Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (CCPS); Chứng khoán đầu tư (CKĐT); Góp vốn (GV), đầu tư dài hạn (ĐT); Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ).

Tài sản thế chấp (COLL) = (Tiền mặt, vàng bạc, đá quý+ Tiền gửi tại NHNN+ Chứng khoán kinh doanh+ Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác+ Chứng khoán đầu tư + Góp vốn, đầu tư dài hạn+ Tài sản cố định hữu hình)/Tổng tài sản.

𝐶𝑂𝐿𝐿 = TM + TGNHNN + TGTCTD + CKLD + CCPS + CKĐT + GV + ĐT + TSCĐ

𝑇𝑇𝑆

Cách xác định biến tài sản thế chấp này đã được xác định qua các nghiên cứu của Group và Heider (2009), Monica Octavia và Rayma Brown (2008).

o Biến TAX: Tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng nộp vào cuối mỗi năm tài chính. Được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm tài chính.

TAX= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢ế đã 𝑛ộ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛


3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết 1: Có một sự ảnh hưởng theo hướng tích cực của Sở hữu nhà nước và tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam.


Do đề tài được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu của Qigui Liu và các cộng sự, vì vậy tác giả đặt ra giả thuyết là sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến đòn bẩy tài chính. Hơn nữa, khi cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng có sự xuất hiện của yếu tố nhà nước, các ngân hàng sẽ tận dụng lợi thế của mình để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ bên ngoài hơn. Đặc biệt ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam có sự sở hữu của nhà nước thường là những ngân hàng lớn, là nơi uy tín để người dân gửi tiền. Vì vậy những ngân hàng này thường dễ dàng huy động nguồn vốn hơn các ngân hàng thương mại khác.

Giả thuyết 2: Tài sản thế chấp có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính.


Theo lý thuyết về trật tự phân hạng, khi tài sản thế chấp tăng sẽ làm tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường, người gửi tiền sẽ tin tưởng vào ngân hàng hơn vì vậy ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay từ người gửi tiền cũng như các nhà đâu tư hơn.

Giả thuyết 3: Khả năng tăng trưởng của ngân hàng TMCP có mối quan hệ nghịch biến với đòn bẩy tài chính.

Lý thuyết về chi phí đại diện cho rằng các cổ đông trong doanh nghiệp thường có xu hướng tranh giành lợi ích từ các chủ nợ. Khi một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tài sản cao hàm ý rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang khả quan và vì vậy các cổ đông không muốn chia sẻ lợi ích với các chủ nợ. Cũng vì lý do này, doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ ưu tiên sử dụng các nguồn lực nội bộ có sẵn là lợi nhuận không chia (hay lợi nhuận giữ lại) để tiếp tục đầu tư cho các hoạt động của mình sau đó mới đến các khoản nợ và chứng khoán khi cần thiết. Kết quả là các ngân hàng có khả năng tăng trưởng cao sẽ sử dụng ít nợ.

Giả thuyết 4: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài

chính.


Quy mô ngân hàng lớn hàm ý rằng ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn

trong tương lai và tài sản sẽ nhiều hơn để sử dụng cho mục đích tài sản thế chấp vì


vậy làm tăng khả năng sử dụng nợ. Kết quả nghiên cứu của Do Xuan Quang&Wu Zhong-Xin (2013) đối với các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam từ năm 2009- 2012 cũng cho kết quả quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính.

Giải thuyết 5: Lợi nhuận tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính.


Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng thanh toán các khoản nợ chính là lợi nhuận hay nói cách khác là khả năng sinh lời. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị bao giờ cũng có nhiều thông tin về giá trị doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư bên ngoài, do vậy mà chi phí huy động vốn bên ngoài sẽ cao. Vì vậy nhà quản trị sẽ ưu tiên sử dụng vốn tự có (lợi nhuận giữ lại) hơn là huy động từ bên ngoài. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao, ngân hàng càng có xu hướng sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các hoạt động của mình hơn là huy động vốn vay từ bên ngoài.

Giả thuyết 6: Thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Tại mỗi doanh nghiệp nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng, việc duy trì một tỷ lệ đòn bẩy cao giúp cho ngân hàng tạo ra lá chắn thuế, và kết quả là ngân hàng giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Midiglinani và Miller (1963) xem đó là lý do tại sao doanh nghiệp, hay ngân hàng thường sử dụng nhiều nợ để gia tăng giá trị của mình. Khi thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng, hàm ý rằng doanh nghiệp hoạt động có lãi mà theo như lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng vốn tự có hơn là đi vay bên ngoài và vì vậy tác động tiêu cực lên đòn bẩy tài chính.

Giả thuyết 7: Tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) không tham gia vào ban điều hành với đòn bẩy tài chính của các NHTM Việt Nam.

Theo lý thuyết đại diện, một hội đồng quản trị với đa số thành viên không tham gia vào ban điều hành sẽ là HĐQT hiệu quả. Từ đó, tạo ra kết quả hoạt động tốt hơn do có sự giám sát và quản lý độc lập, khách quan của nhà quản lý, giảm đốc điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2024