Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số hiệu

Tên bảng

Trang


Biểu đồ 2.1

Số vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và giải quyết giai đoạn

2015 – 2020


44

Biểu đồ 2.2

Số vụ án xét xử Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý và giải quyết giai đoạn 2015 – 2020

54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - 2


1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ. Trong giai đoạn tới, khi Việt Nam trên đà đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn thì thế hệ trẻ em hiện nay sẽ là người hiện thực hóa các cơ hội phát triển của đất nước. Đầu tư cho thế hệ trẻ em hôm nay chính là đầu từ cho sự phát triển bền vững cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ lâu đã không còn là vấn đề đạo lý mà còn được đặt thành cơ sở pháp lý, được thể chế hóa thông qua hệ thống pháp luật với chủ thể thực hiện là Nhà nước và các thành viên xã hội. Các quyền cơ bản của trẻ em được Việt Nam tôn trọng và luật hóa trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, vì vậy các em cần được lớn lên và trưởng thành trong môi trường xã hội an toàn, được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm hại trẻ em đặc biệt là xâm hại tình dục (XHTD) là hoàn toàn nghiêm cấm bởi bởi lẽ trẻ em trong bất kỳ xã hội nào, cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất và cần được bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm qua, từ một nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế xã hội nói chung và trẻ em nói riêng còn nhiều bất cập, chưa kịp đổi mới để đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Từ 01/01/2015 đến ngày 30/6/2019, cả nước phát hiện và xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037 trẻ em nữ). Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em, bạo lực là 857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 104 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại gia tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại gần bằng 80% số lượng trẻ bị xâm hại trong cả năm 2018(1.779 trẻ). Tính trung bình cứ 1 ngày cả

nước có 07 trẻ bị xâm hại. Hình thức xâm hại phổ biến nhất, nổi lên trong giai đoạn này xâm hại tình dục với 6.343 vụ và 6.432 trẻ em là nạn nhân, chiếm 73,85% tổng số trẻ em bị xâm hại. Trong đó có 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị cưỡng dâm, 1096 bị dâm ô, 3114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. [41]

Tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước, có sự tham gia của nhiều cơ quan, trong đó Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) giữ vai trò rất quan trọng. Hiến pháp năm 2013 quy định Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người hay cụ thể hơn là quyền trẻ em. Việc bảo vệ quyền trẻ em của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự được thể hiện trên hai phương diện: Một là, đấu tranh chống tội phạm, phát hiện kịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em. Hai là, bảo đảm các quyền của trẻ em không bị pháp luật tước bỏ, được tôn trọng.

Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục, đặc biệt là các tội về xâm hại tình dục đối với trẻ em diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước đòi hỏi cấp bách của công tác phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay nói chung và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng đã đặt lên vai chính quyền và các các đơn vị có liên quan một trách nhiệm nặng nề. Xuất phát từ lý do trên học viên chọn nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm ra các giải pháp nhằm bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

2. Tình hình nghiên cứu

Trong các năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này có thể được phân thành các nhóm chính như sau:

Các công trình nghiên cứu về quyền trẻ em:

+ Nguyễn Giang Lam (2018), Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hoa, tính Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Hiến và và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phổ biến giáo dục quyền trẻ em, từ đó chỉ ra nguyên nhân còn hạn chế đồng thời để xuất các giải pháp trong công tác phổ biên, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở địa bàn huyện Tuyên Hoa, tỉnh Quảng Bình.

+ Phùng Thị Loan (2018), Quyền của trẻ em khuyết tật của tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Hiến và và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia

Trên cơ sở hệ thống lý luận về quyền trẻ em bị khuyết tật, luận văn đã phân tích thực trạng quyền của trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ đó đưa ra những đánh giá chung về những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân và hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em bị khuyết tật ở Quảng Bình.

+ Vũ Công Giao (2020), Giáo trình Quyền trẻ em và lao động trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

+ Đỗ Thị Oanh, Bảo đảm quyền trẻ em thông qua hoạt động xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp số 07/2016, tr 18-22.

Các công trình nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em:

+ Lê Thị Bích Hạnh (2015), Tội giao cấu với trẻ em trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội;

Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội giao cấu với trẻ em. Trên cơ sở phân tích một số vụ án điển hình, tác giả tìm ra những điểm bất cập và vướng mắc xuất phát từ các quy định của Bộ luật hình sự từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115 Bộ luật hình sự. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm này

+ Nguyễn Tuấn Thiện (2015), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam – Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội,;

Luận văn đi sâu nghiên cứu về các tội xâm hại tình dục trẻ em trong Bộ luật hình sự, kinh nghiệm lập pháp của các nước về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từ đó chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án này để đề ra phương hướng khắc phục.

Ngoài ra còn một số bài viết : Nguyễn Hữu Duy, Bàn về việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em, Tòa án nhân dân tối cao số 9/2015, tr 27-29; Báo cáo nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây, Viện nghiên cứu gia đình và Giới…

Các công trình nghiên cứu về vai trò của Viện kiểm sát trong các vụ án hình sự:

+ Phạm Thu Phương Anh (2019), Vai trò, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội;

Luận văn đánh giá một cách toàn diện, chuyên sâu về vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện kiểm sát nhân dân thông qua hoạt động

thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các vụ án hình sự. Từ đó, chỉ ra những kết quả, tồn tại, hạn chế của Viện kiểm sát trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người; đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự ở nước ta.

+ Phạm Thị Kim Anh (2020), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc đảm bảo quyền của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Đại học Luật Hà Nội;

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lí luận về quyền của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp và vai trò của Viện Kiểm sát trong bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp. Phân tích qui định pháp luật về vai trò của Viện Kiểm sát trong bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong hoạt động tư pháp và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Phú Thọ; từ đó đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Viện Kiểm sát về vấn đề này.

+ Đỗ Thị Minh Thanh (2020), Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục trẻ em tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận Văn thạc Luật Học, Đại học Luật Hà Nội;

Luận văn trình bày cơ sở lí luận và pháp luật về vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục trẻ em. Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ để không bị xâm phạm tình dục trẻ em của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động này.

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu, bài viết khác : Nguyễn Duy Giảng, Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp” Tạp chí kiểm sát số 14-16 năm 2008; TS. Phạm Mạnh Hùng, Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát, Tạp chí kiểm sát năm 2011; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ án, Báo cáo chuyên đề : “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” năm 2012; …

Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả từ trước đến nay về quyền trẻ em và vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đã có nhiều đóng góp quan trọng vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở các khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu về đề tài xâm hại tình dục trẻ em không còn là hiện tượng mới xong vẫn là đề tài mang tính cấp thiết nên cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để thấy vấn đề một cách toàn diện. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung chuyên sâu nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong việc bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục. Vì vậy, luận văn này là cần thiết và có giá trị lý luận, thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quyền trẻ em, bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền trẻ em tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong 06 năm gần đây, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và phân tích nguyên nhân của hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: quyền trẻ em là bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong các vụ xâm hại tình dục tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò bảo đảm quyền trẻ em tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong các vụ án xâm hại tình dục ở thành phố Hà Nội;

Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại VKSND thành phố Hà Nội trong 06 năm trở lại đây (từ năm 2015 – năm 2020).

Về nội dung, quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục có thể là quyền trẻ em là người bị buộc tội, quyền trẻ em là người bị hại hay quyền trẻ em là người làm chứng. Trong luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em là người bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về bảo vệ quyền trẻ em.

Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Cụ thể:

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí