Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 10

1.3 Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Lịch sử phát triển của trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam chưa dài, trọng tài phi chính phủ của Việt Nam đang trong quá trình theo đuổi mặt bằng chung của trọng tài trên thế giới. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin là hết sức cần thiết. Các trung tâm nên tích cực tham gia và tổ chức các cuộc hội thảo với sự tham gia của các nhà luật học, các nhà kinh tế học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tích cực thiết lập quan hệ hợp tác trao đổi thông tin với các trung tâm trọng tài trong và ngoài nước. Tổ chức các cuộc tham quan lẫn nhau giữa các trung tâm trọng tài trong và ngoài nước. Thường xuyên mời các chuyên gia, các luật sư nổi tiếng trên thế giới tư vấn, hỗ trợ cho các trung tâm trong quá trình hoạt động đặc biệt là trong công tác giải quyết tranh chấp.

1.4 Đa dạng hóa các dịch vụ tư vấn của các tổ chức trọng tài


Các trung tâm trọng tài trong quá trình giải quyết các tranh chấp trở thành cầu nối giữa các quy định pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật ở các doanh nghiệp. Các trung tâm trọng tài giúp cho các doanh nghiệp hiểu hơn về các quy định của nhà nước. Các trung tâm cũng thực hiện vai trò đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế cũng như tham gia vào các Hiệp định, các Công ước quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam và tập quán quốc tế ... góp phần hoàn thiện hơn môi trường pháp lý của Việt Nam hiện nay.

Việc đa dạng hóa các dịch vụ tư vấn nên tận dụng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ trọng tài viên trong tất cả các lĩnh vực thương mại, hàng hải, đầu tư, bảo hiểm... giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý khi ký kết hợp đồng nhất là trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật và tập quán kinh doanh của các cán bộ kinh doanh của ta còn nhiều hạn

chế. Dịch vụ tư vấn mặt khác giúp cho các trung tâm tiếp cận được thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của họ để có hướng đáp ứng kịp thời và đầy đủ.

Bên cạnh đó các trung tâm cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo về trung tâm, kèm theo những hướng dẫn cụ thể để giúp doanh nghiệp có thể chọn được cách giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất và tránh được sự không rõ ràng, không thống nhất về điều khoản trọng tài cũng như điều khoản về tranh chấp nói chung trong hợp đồng.

2. Nhóm kiến nghị khác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

2.1 Kiến nghị đối với nhà nước


Trọng tài - phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế giữa các doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam - 10

2.1.1 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động trọng tài


Các trung tâm trọng tài ở nước ta hiện nay điều là các trung tâm trọng tài phi chính phủ. Tuy nhiên, trọng tài phi chính phủ không có nghĩa là nhà nước sẽ không tiến hành quản lý hoạt động của những trung tâm này.

Sự can thiệp của nhà nước trong quá trình trọng tài được tranh luận và tiếp cận khác nhau ở những hệ thống pháp luật khác nhau. Nhìn chung, nhà nước cần phải đóng một vai trò nhất định trong quá trình trọng tài. Vấn đề là nhà nước tác động đến đâu, tác động đó cuối cùng ảnh hưởng tốt hay xấu tới quá trình trọng tài. Tác động đó là tích cực nếu nhà nước quan tâm tới kết quả và can thiệp khi cần thiết nhằm giúp các bên tham gia trọng tài đạt được mục đích của mình trên cơ sở tôn trọng công lý, công bằng và khách quan. Ngược lại, sẽ là tác động không tốt nếu nhà nước đưa ra những quy định chỉ quan tâm tới lợi ích chung mà không quan tâm tới lợi ích các bên, hay chỉ quan tâm đến lợi ích của một bên nào đấy.

Trong một chừng mực nào đấy, sự giám sát của nhà nước đối với hoạt động trọng tài là cần thiết. Sự giám sát này nhằm mục đích hỗ trợ chứ không

phải để can thiệp, khống chế trọng tài. Vai trò của nhà nước là đảm bảo hài hòa giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích của các bên.

Chức năng cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp là tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất và năng động nhằm bảo vệ một cách bình đẳng các quyền thương mại của các bên tham gia trọng tài và khuyến khích họ tự tìm giải pháp giải quyết tranh chấp của họ trên cơ sở thiện chí và không vi phạm pháp luật, chính sách công cộng. Vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay là làm thế nào để tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước, nhà nước nên quản lý trọng tài đến đâu và như thế nào.

Vai trò của nhà nước càng trở nên quan trọng hơn trong trường hợp có đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài hoặc trường hợp cho phép tiến hành thủ tục thi hành cưỡng chế quyết định trọng tài.

2.1.2 Bổ sung, sửa đổi một số quy định trong Pháp lệnh trọng tài Thương mại năm 2003

Nhà nước thực hiện quản lý với các trung tâm trọng tài hiện nay thông qua các quy định pháp luật hay thông qua các tác động khác như tham gia các Công ước Quốc tế, Điều ước Quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất trong một chừng mực nào đấy... Các quy định của nhà nước nói chung có thể tác động theo hai hướng tích cực và tiêu cực đến hiệu quả giải quyết tranh chấp.

Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 (ngoài ra VIAC còn có thêm Quy tắc 2004) đã bổ sung, hoàn thiện dần những bất cập, thiếu sót và chồng chéo trong những quy định trước kia về trọng tài. Tuy nhiên trong Pháp lệnh trọng tài Thương mại 2003 vẫn còn một số điểm phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa:

Thứ nhất, Pháp lệnh cần có thêm quy định về những tranh chấp không được xét xử bằng trọng tài. Không phải hầu hết các tranh chấp trong thương

mại đều nên và/hoặc có thể giải quyết bằng trọng tài. Có thể thấy rằng, hầu hết các nước đều bảo lưu một số loại tranh chấp liên quan đến quyền con người, tình trạng cá nhân, phá sản, phát minh, nhãn hiệu hàng hóa... Không được phép giải quyết bằng trọng tài. Nguyên nhân là các tranh chấp nói trên không chỉ liên quan đến quyền lợi của các bên trong tranh chấp mà còn liên quan đến lợi ích của bên thứ ba hoặc lợi ích công cộng. Việc xét xử bằng trọng tài các tranh chấp nói trên dễ dẫn đến tình trạng vi phạm quyền lợi của bên thứ ba hoặc lợi ích công cộng. Nhà nước thường dành cho mình độc quyền giải quyết những tranh chấp trên.

Thứ hai, việc quy định tranh chấp giữa các bên Việt Nam phải giải quyết bằng pháp luật Việt Nam là không hợp lý (Khoản 1 Điều 7). Chúng ta đều biết rằng hệ thống pháp luật của chúng ta cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện, có nhiều vấn đề còn chưa đề cập đến. Vậy khi trong vụ tranh chấp xảy ra có những vấn đề mà pháp luật chưa đề cập đến thì phải giải quyết ra sao, hay cả trong trường hợp phải áp dụng tập quán quốc tế chứ không phải luật pháp của bất cứ nước nào.

Thứ tư, cần đưa ra khái niệm rõ ràng về phán quyết của trọng tài nước ngoài. Căn cứ để xác định một phán quyết là phán quyết trọng tài nước ngoài là trụ sở của trọng tài hay nơi trọng tài ra phán quyết. Điều này là rất quan trọng đối với việc công nhận và thi hành phán quyết.

Thứ năm, cần có quy định rõ ràng, cụ thể về công nhận và đảm bảo hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Hiện nay, trong Pháp lệnh trọng tài Thương mại mới chỉ có quy định rằng Tòa án phải khước từ việc thụ lý vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài. Như vậy là chưa đầy đủ và chặt chẽ. Hơn nữa, Pháp lệnh cũng chưa quy định các bên buộc phải tham gia vào quá trình trọng

tài nếu như thỏa thuận hai bên là như vậy (đương nhiên phải sau quá trình thương lượng trực tiếp và hòa giải nếu có thỏa thuận).

2.2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp - thương nhân


Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng bởi những đặc tính ưu việt của nó. Để doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình đồng thời nâng cao uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần tìm hiểu kỹ về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài để có cái nhìn đúng đắn nhất về phương thức ưu việt này chứ không chỉ là nghe nói nó tốt, mọi người thường dùng mà dùng theo xu thế. Từ đó các doanh nghiệp vận dụng phương thức để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của mình: thảo ra thoả thuận trọng tài đầy đủ các yếu tố để thuận lợi cho quá trình tố tụng sau này, tham gia tích cực vào quá trình tố tụng trọng tài, tôn trọng và thi hành phán quyết trọng tài đã được tuyên, rút kinh nghiệp cho những tranh chấp phát sinh sau này.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào một thoả thuận trọng tài cần nắm rõ quy tắc tố tụng trọng tài được chọn. Khi đã nắm rõ quy tắc tố tụng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng được các ưu điểm của quá trình trọng tài, hạn chế những nhược điểm của quá trình này, đảm bảo tổ chức trọng tài được chọn sẽ thụ lý vụ án, phán quyết của trọng tài đưa ra có giá trị thi hành... Điều này nhằm mục đích nếu tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, công bằng, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc phán quyết của trọng tài đã được tuyên. Thực tế cho thấy, khi ở vị trí nguyên đơn, các doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài một cách tích cực, họ tham gia đầy đủ các bước tố tụng trọng tài ngay cả khi trọng tài tiến hành ở nước ngoài vì theo đuổi tố tụng trọng tài

là phù hợp với lợi ích của họ, có lợi cho họ. Còn trong trường hợp họ ở vào vị trí bị đơn thì họ thường có các cách ứng xử sau:

- Nếu trọng tài tiến hành ở Việt Nam thì doanh nghịêp bị đơn còn theo kiện do chi phí không quá cao.

- Nếu trọng tài tiến hành ở nước ngoài, doanh nghiệp bị đơn Việt Nam hầu như không có một động thái tích cực nào: họ không chỉ định trọng tài viên, không đóng tạm ứng phí trọng tài, đôi khi chỉ gửi một vài văn thư trả lời trọng tài còn nhìn chung không tham gia tố tụng, không gửi luận cứ bào chữa cho mình, không đi dự phiên họp xét xử trọng tài và khi phán quyết của trọng tài được đưa ra thì họ không tự nguyện thi hành.

Việc bị đơn không tham gia tố tụng trọng tài, không tự nguyện thực hiện phán quyết của trọng tài cũng là điều dễ hiểu, điều này cũng xảy ra cả khi các doanh nghiệp nước ngoài là bị đơn. Đây là một tình huống hết sức tự nhiên và bình thường. Tuy nhiên, để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các bên thì bản thân bên nguyên cũng như bên bị phải nâng cao ý thức tự giác thực hiện các phán quyết của trọng tài. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp nâng cao hình ảnh tôn trọng cam kết của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam sắp ra nhập WTO.

KẾT LUẬN

Tranh chấp tồn tại một cách khách quan, nhu cầu về trọng tài thương mại là một tất yếu. Khi kinh tế ngày càng phát triển, trọng tài sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Trọng tài ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã có nhiều bước tiến đáng mừng. Các trung tâm cần phát huy hơn nữa những thuận lợi đang có, vận dụng hết nội lực của mình để cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ trọng tài tốt nhất. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem đến những thời cơ và cả thách thức mới với tất cả các trung tâm trọng tài nói riêng, với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam nói chung. Điều đó buộc các trung tâm trọng tài phải có những bước đi chiến lược đúng đắn để có thể trụ vững trong một môi trường đầy tính cạnh tranh và năng động.

Với mong muốn tất cả các doanh nghiệp nhận thức được khái nệm cơ bản nhất về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, những đặc tính ưu việt của phương thức giải quyết tranh chấp này so với đưa ra giải quyết tại Toà án. Đồng thời đưa ra kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trọng tài đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới đặt ra. Khoá luận đã cố gắng đưa vào những kiến thức cơ bản nhất về tranh chấp, các phương thức giải quyết tranh chấp thường gặp, phương thức tranh chấp được ưa chuộng, đưa ra những nét khái quát nhất về hoạt động của các trung tâm trọng tài hiện nay đặc biệt là tình hình hoạt động của VIAC và đưa ra những kiến nghị từ góc độ cá nhân.

Bản thân người viết mong muốn rằng khoá luận đã làm tốt nhiệm vụ và mục đích ban đầu đã đặt ra. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một khóa luận, bản thân người viết còn hạn chế về trình độ cũng như giới hạn về thời gian và tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và khía cạnh chưa đề cập đến... Bản thân người viết rất mong nhận được sự góp ý và phản hồi của hội đồng và người đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Thông Anh, "Những điều cần biết về tố tụng trọng tài", Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 4/2005

2. Công ước New York về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

3. Công ước Viên 1980 (Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

4. Phạm Liêm Chính, "Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài thương mại như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới", Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 4/2005

5. Vũ Ánh Dương, "Những điểm mới trong quy tắc tố tụng trọng tài năm 2004 của VIAC", Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 4/2005

6. Viên Thế Giang, "Giải quyết tranh chấp kinh doanh theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 2004", Nhà nước và Pháp luật, số 12/2005

7. Lê Thị Hồng Hạnh, "Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập", Tạp chí Luật học, số 11/2000

8. Dương Văn Hậu, "Xu hướng phát triển văn hóa trọng tài thương mại quốc tế", Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 4/2005

9. Trần Hữu Huỳnh, "Một số điểm về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài", Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 4/2005

10.Trần Hữu Huỳnh, "Một số vấn đề về thỏa thuận trọng tài trong thương mại quốc tế", Tạp chí luật học, số 5/2000

11.Vũ Trần Khánh Linh, "Bàn về một vụ tranh chấp tại VIAC", Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 4/2005

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022