Mô Hình Hai Khu Vực Của Trường Phái Tân Cổ Điển


động. Trên thực tế cả khu vực nông thôn và thành thị đều xảy ra thất nghiệp. Hơn nưa, khu vực nông thôn có thể tự tạo việc làm tại chỗ để giải quyết vấn đề dư thừa lao động mà không nhất thiết phải di chuyển ra khu vực thành thị. Thứ ba, khu vực công nghiệp có thể tăng lương ngay cả khi khu vực nông nghiệp vẫn còn dư thừa lao động do khu vực này đòi hỏi lao động có tay nghề ngày càng cao hơn. Điều này khác với giả định mô hình đưa ra là khu vực công nghiệp không phải tăng lương khi khu vực nông nghiệp còn dư thừa lao động.

1.3.3. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển

Khu vực nông nghiệp: các nhà Tân cổ điển cho rằng với sự tác động của khoa học công nghệ thì sản phẩm cân biên của lao động trong khu vực nông nghiệp luôn dương nhưng có xu hướng giảm dần. Và do đó, đường cung lao động trong nông nghiệp có xu thế dốc lên.

Khu vực công nghiệp: để chuyển lao động từ nông nghiệp sang, khu vực công nghiệp phải trả mức tiên công cao hơn và ngày càng tăng theo xu hướng sử dụng lao động ngày càng nhiều. Như vậy, trao đổi luôn gây bất lợi cho khu vực công nghiệp so với nông nghiệp. Sự bất lợi ngày càng tăng lên khi cầu về lao động trong khu vực này tăng lên trong quá trình thực hiện tái đầu tư phát triển.

Quan điểm đầu tư: để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà Tân cổ điển cho rằng cần phải đầu tư cả cho nông nghiệp ngay tư đầu chứ không chỉ quan tâm đến đầu tư cho công nghiệp. Phái Tân cổ điển cũng cho rằng mặc dù phải quan tâm đến đầu tư cho cả hai khu vực ngay từ đầu nhưng tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm đi và ưu tiên tăng dần tỷ trọng đầu tư cho khu vực công nghiệp.

1.3.4. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima


Với quan điểm hướng tới một nền kinh tế phát triển, Oshima đã đưa ra hướng quan tâm đầu tư phát triển nền kinh tế theo ba giai đoạn với mục tiêu và nội dung phát triển khác nhau.

- Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp.

Ông cho rằng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nhất là ở các nước châu Á gió mùa là mang tính thời vụ rất cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính độc canh, nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp. Biện pháp hợp lí nhất để thực hiện mục tiêu này là thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh tăng vụ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp. Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn giai đoạn này. Nhà nước cần có sự hỗ trợ về các mặt: xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải ở nông thôn để trao đổi hàng hóa, hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn. Theo đó, thực hiện cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ nông thôn như: cải tiến tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức dịch vụ nông thôn, hỗ trợ của tổ chức tin dụng để nông dân có thể mua giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cải cách ruộng đất để nông phát huy cao độ nỗ lực của mình. Tất cả các biện pháp này đòi hỏi đầu tư và đổi mới không lớn lắm so với đầu tư vào công nghiệp.

Ông cho rằng dấu hiệu kết thúc giai đoạn đầu là: khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất


nông nghiệp, tức đặt ra vấn đề phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ quy mô lớn.

- Giai đoạn hai: hướng tới có việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp

Xuất phát từ mục tiêu hướng tới giải quyết đầy đủ việc làm cho người lao động, quan điểm của Oshima trong giai đoạn này là đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng, cụ thể: tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh tăng vụ nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn; phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ, đồ uống, đồ thủ công mỹ nghệ nhằm tăng cường việc làm và nâng cao tính hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến cho nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp.

Như vậy, sự phát triển của nông nghiệp đã mở rộng thị trường công nghiệp, tạo yêu cầu tăng thêm quy mô sản xuất công nghiệp cũng như các nhu cầu về các hoạt động dịch vụ. Dấu hiệu kết thúc giai đoạn hai là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị trường lao động bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.

- Giai đoạn sau khi có đầy đủ việc làm: thực hiện phát triển các ngành theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động

Kết quả của giai đoạn hai trong mô hình này làm cho các ngành kinh tế trong nước phát triển khá mạnh. Trong nông nghiệp do quy mô nhu cầu việc làm tăng mạnh dẫn tới tiền công ở khu vực này cũng được nhích dần lên với tốc độ ngày càng tăng. Với khả năng sản xuất được nâng cao và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, các ngành công nghiệp trong nước phát


triển mạnh từ chỗ thay thế nhập khẩu đến bắt đầu tìm kiếm thị trường nước ngoài. Do ưu thế của những ngành này cần ít vốn đầu tư, công nghệ dễ học hỏi, thị trường dễ tìm và dễ thâm nhập, có khả năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh. Khu vực dịch vụ cũng ngày càng được mở rộng. Quan điểm của Oshima trong giai đoạn này là phải đầu tư theo chiều sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế. Một mặt trong nông nghiệp cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng. Mặt khác, khu vực công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dịch dần cơ cấu sản xuất sản phẩm. Các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần và các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao sẽ tăng lên.

Như vậy, sự quá độ từ nông nghiệp sang công nghiệp được hoàn thành và nền kinh tế chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là sự quá độ tư công nghiệp sang dịch vụ. Giai đoạn ba kết thúc tức nền kinh tế đã phát triển đến giai đoạn phát triển cao nhất.‌

1.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Lai Châu và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên

1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Lai Châu

Lai Châu cũ được tách thành hai tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên, có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, địa lí tương đồng với nhau. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lai Châu là 9.070,19km2; chủ yếu là các loại đấ t đỏ , vàng nhạt phát triển trên đá cát , đá sé t và đá vôi , kế t cấ u khá chặ t chẽ . Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9ha, trong đó đấ t ruộ ng lú a mà u là 13.781,44ha, đât vườ n tạ p 1.0993ha, đấ t trồ ng cỏ chăn nuôi 5.978ha, mặ t nướ c nuôi trồ ng thuỷ sả n 409ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng là 283,667ha, độ che phủ đạ t 31,3%; hầ u hế t là rừ ng phò ng hộ , trong đó rừ ng tự nhiên là


274,651 ha; rừ ng trồ ng trên 9,015 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61ha, trong đó đấ t giao thông 2.982,52 ha, đấ t xây dự ng 377,26 ha, đấ t ở 1.918,443 ha. Đất trống, đồ i nú i trọ c có khả năng sử dụ ng cò n rấ t lớ n, khoảng 525.862 ha, trong đó đấ t bằ ng chưa sử dụ ng là 1.743,69 ha và đấ t đồ i nú i chưa sử dụ ng có khoả ng 524.118,87 ha. Đây là một khó khăn cũng là một tiềm năng lớn mà tỉnh Lai Châu có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm theo hướng sản xuất hàng hóa.

Về khoáng sản, ngoài những khoáng sản giống như Điện Biên, điểm khác biệt là ở quy mô của trữ lượng khoáng sản. Lai Châu được đánh giá là tỉnh có tiền năng về đất hiến lớn nhất cả nước, hiện nay đã ghi nhận bốn mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng; tổng trữ lượng được tính là trên 21 triệu tấn TR2O3. Khoáng chất công nghiệp gồm có barit và fluorit, hai loại khoáng sản được đánh giá cùng với đất hiếm, trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng barit cấp C2-P1 đạt 4,2 triệu tấn BaSO4 và quặng fluorit cấp C2-P1 đạt 2,9 triệu tấn CaF2. (Nguồn: http://www.dulichlaichau.com/tai-nguyen-thien-nhien.html)

Tài nguyên khoáng sản rắn của Lai Châu có trữ lượng khá lớn cho phép đầu tư khai thác đạt hiệu quả kinh tế. Vì vây, Lai Châu có cơ sở để coi công nghiệp là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác chế biến khoáng sản cần được cân nhắc kỹ lượng về mực độ khai thác, công nghệ khai thác và cần có sự quản lý thật chặt chẽ linh vực này đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Tài nguyên du lịch với diện tích tự nhiên trải rộng, địa hình đa dạng đã tạo cho Lai Châu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch nhân văn…

Sau khi tách tỉnh, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất cả nước, cơ sở hạ tầng hầu như phải xây dựng từ đầu. Nhưng đến nay, nhờ sự ủng hộ của trung


ương, các bộ, ban ngành, các tỉnh bạn, kinh tế tỉnh Lai Châu đã có bước phát triển đáng kể, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước được cải thiện rò rệt.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 -2007 đạt 11,8%, riêng năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 15,8%. Cơ cấu GDP chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp.

Bảng 1.1 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2004 - 2010


Năm

2004

2005

2007

2008

8/2010

Nông, lâm, thủy sản

49,47

45,30

40,10

36,41

34,00

Công nghiệp, xây dựng

22,70

25,40

29,70

33,46

35,00

Dịch vụ

27,60

29,30

30,20

30,13

31,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 5

Nguồn:http://laichau.gov.vn/Default.aspx?tabid=76&catid=376&temidclicked=376



Dịch vụ Công nghiệp

Nông nghiệp

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

27,60 29,30 30,20 30,13 31,00

22,70 25,40 29,70

33,46 35,00

49,47

45,30 40,10 36,41

34,00

2004 2005

2007

2008

Aug- 10

Hình 1.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Lai châu 2004 - 2010

Nguồn:http://laichau.gov.vn/Default.aspx?tabid=76&catid=376&temidclicked=376

Như vậy, từ năm 2004 đến nay (8/2010), tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 49,70% xuống còn 34%, giảm 15,70% trong


bảy năm; tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng từ 22,70% lên 35%, bình quân mỗi năm tăng 1,76%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 27,60% lên 31%, tăng 3,40%. Tốc độ tăng trưởng luôn trên 10%/năm và có xu hướng tăng lên qua các năm. Thời kỳ 2004-2010 đánh dấu sự tăng trưởng tỷ trọng ngành công nghiệp nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Đây là thời kỳ đầu vừa tách tỉnh, đòi hỏi đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội, do đó làm cho tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng lên nhanh chóng và tương ứng với nó là sự giảm sút tỷ trọng của ngành nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản.

- Cơ cấu lao động

Bảng 1.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2004 - 2008

Đơn vị: người, %


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Sơ bộ

2009

Nông, lâm, thủy sản

133.927

87,17%

138.727

85,58%

146.342

83,85%

152.062

81,13%

160.171

80,68%

168.246

80,03%

Công nghiệp, xây dựng

5.614

3,65%

7.156

4,42%

9.219

5,28%

10.688

5,70%

11.646

5,87%

12.630

6,01%


Dịch vụ

14.104

9,18%

16.217

10,00%

18.970

10,87%

24.683

13,17%

26.720

13,45%

29.347

13,96

Nguồn: tính toán trên cơ sở số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu, 2009

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. Tốc độ chuyển dịch chưa mạnh, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng số lao động đang làm việc trọng các ngành kinh tế.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu


Bảng 1.3. giá trị hàng hóa xuất khẩu tỉnh Lai Châu 2004 - 2008

Đơn vị: 1000 USD


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng số

3.000,0

3.666,0

5.238,0

6.602,7

5.663,4

Hàng CN nặng và khoáng sản

1.010,0

1.566,0

948,5

551,7

3.058,0

Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN

680,0

761,0

2.082,5

3.170,0

2.452,0

Hàng nông sản

1.060,0

1.089,0

1.615,0

2.331,0

0

Hàng hóa khác

250,0

250,0

592,0

550,0

153,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu, 2009


Như vây, trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu thì giá trị hàng công nghiệp là chủ yếu, trong đó công nghiệp nặng và khoáng sản là lớn nhất. Giá trị hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng lên qua các năm (2004-2007), riêng năm 2008 đã có dấu hiệu giảm sút. Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu cho thấy tiềm năng của ngành công nghiệp đúng như tỉnh đã xác định công nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng thô như: quặng các loại, đá đen, chè khô, thảo quả…

- Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2004-2010 tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực và khá vững chắc phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh. Cơ cấu lao động chuyển biến phù hợp với xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế. Giá trị hàng hàng công nghiệp xuất khẩu tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh. Đạt được những kết quả đó, trước hết phải kể tới vấn đề quy hoạch tổng thể, lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh đồng bộ ngay từ đầu. Trên cơ sở đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022