Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 15

Thuận Hóa - Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn, mặc, ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...

Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival. Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 8 lần. Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế.

Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1993, lần đầu tiên tài sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại.

Theo lịch sử, từ năm 1306, sau cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân nhà Trần với vua Chàm là Chế Mân, để đổi vùng đất Châu Ô, Châu Lý và lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện. Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.

Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là Kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.

Giá trị văn hóa tập trung bên bờ Bắc sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ

thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Hến...

Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô. Ngọ Môn chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ; lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình qua tính cách của một nhà thơ...

Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...

Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 15

Các di tích tại Cố đô Huế: Di tích ngoài Kinh thành Huế là Phu Văn Lâu, Toà Thượng Bạc, Trấn Bình Đài (đồn Mang Cá). Di tích trong Kinh Thành Huế gồm ba vòng thành: Phòng Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Các lăng tẩm triều Nguyễn: Tại Huế có 7 cụm công trình lăng tẩm của 9 vị vua triều Nguyễn. Mỗi lăng tẩm là một công trình kiến trúc độc đáo lại được kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên. Đó là những di sản kiến trúc văn hoá của tiền nhân lưu lại cho hậu thế. Bảy lăng tẩm đó là: Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng), Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng), Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), Lăng Tự Đức (Khiêm

Lăng), Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), Lăng Dục Đức (An Lăng): an táng ba vị vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân, Lăng Khải Định (Ứng Lăng).

Một số di tích khác: Trên đất Huế còn một số công trình khác phục vụ cho hoạt động của các vua triều Nguyễn nhưng ở khá xa kinh thành, như Đàn Nam giao là nơi nhà vua tế trời đất, Hổ Quyền nơi nhà vua và quan lại xem đấu giữa hổ và voi, Văn Miếu là miếu thờ nho sỹ.

Một số công trình không thuộc quần thể kiến trúc cung đình nhưng nó là những biểu trưng cho hình tượng của Huế. Đó là chùa Thiên Mụ, sông Hương, cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình.


BÀI ĐỌC THÊM


Khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng có những núi đá điển hình được tạo lập từ 400 triệu năm trước, gắn với các chu kỳ kiến tạo và phát triển chính của lịch sử trái đất. Quần thể đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những vùng đá vôi cổ đại nhất, rộng lớn nhất thế giới với những đặc tính nổi bật về địa mạo, địa chất có giá trị toàn cầu. Phong Nha - Kẻ Bàng còn có hệ thống hang động với tổng chiều dài gần 100km (phần đã được phát hiện), với hàng chục hang động lớn, nhỏ. Nhiều hang động trong số này chưa được khảo sát kỹ. Trong đó đầu tư khai thác du lịch mới chỉ ở một vài hang động như Phong Nha, Tiên Sơn, Hang Vòm và gần đây là hệ thống hang Sơn Đoòng.

Giá trị địa chất, địa hình

Có thể ví vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng như một bảo tàng địa chất khổng lồ và mang ý nghĩa toàn cầu, bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac- nơ, đá granite, đá diorite, đá aplite, pegmatite,... Phong Nha - Kẻ Bàng đang lưu giữ nhiều thông tin đặc thù về lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất.

Vùng đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong nhiều giai đoạn phát triển từ Palaeozoic (đại Cổ sinh - 400 triệu năm trước) đến giai đoạn Cổ sinh muộn kỷ Cac bon và Pecmi (340 -240 triệu năm trước). Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống sông chảy ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi.

Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung

lũng của các con sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.

Những bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành trái đất, những thông tin quan trọng về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo của châu Á; cùng với cảnh quan kỳ vĩ, huyền bí; tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia, địa danh Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới tháng 7 năm 2003.

Vẻ đẹp thiên nhiên

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 85.754 ha, trong đó 90% diện tích là rừng nguyên sinh hoặc gần như nguyên sinh. Vườn quốc gia ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo thành từ hàng trăm triệu năm. Cũng tại đây ta sẽ gặp lại cảnh làng quê yên bình với những mái nhà thấp thoáng bên sông, những con thuyền nhỏ nhoi đi lại ngược xuôi. Những con người bình dị trong cuộc sống đời thường, những nông dân thuần khiết là hiện thân cho đức tính cần cù, chịu khó, giàu lòng mến khách - những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam.

Hệ thống hang động

Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao. Nhưng ít thấy có sông suối chảy trên mặt đất, nước ở đây đã ngấm và chảy ngầm trong lòng các núi đá vôi. Trải qua hàng chục triệu năm nước chảy đá mòn đã tạo nên vô số hang động ở khu vực này. Theo kết quả nhiều cuộc khảo sát hang động vùng Phong Nha - Kẻ Bàng có tới hàng trăm cái, rất đa dạng và đẹp hiếm thấy. Các hang động này có thể chia thành ba hệ thống chính: hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn.

Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 40km bắt nguồn từ phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống này là động Khe Ry và động Én, nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển. Các hang động trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Nằm gần động Phong Nha còn có động Tiên Sơn (hang Khô hay Phong Nha thượng).

Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mực nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam - bắc. Sông

Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong các núi đá, lúc lại hiện lên trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.

Giá trị đa dạng sinh học

Bước đầu ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã điều tra và thống kê về thực vật có mạch gồm 152 họ, 511 chi, 876 loài. Trong đó có 38 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên quốc tế) và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam. Số liệu thống kê cho biết có 113 loài thú lớn, trong đó có 35 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 19 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN. Một phát hiện rất quan trọng ở Vườn quốc gia này là có 3 loài thú là sao la, mang lớn và mang Trường Sơn là loài thú mới được phát hiện trên toàn cầu.

Giá trị lịch sử văn hoá

Trong động Phong Nha đã lưu lại dấu tích của người Chăm, của người Việt cổ. Động Phong Nha còn là căn cứ kháng Pháp của vua Hàm Nghi sau biến cố kinh đô Huế thất thủ vào cuối thế kỷ XIX, cùng một số văn thần ra chiếu Cần Vương.Phong Nha - Kẻ Bàng cũng có nhiều địa danh lịch sử thời chống Mỹ như phà Xuân Sơn, hang Thanh niên xung phong, đường 20 Quyết thắng, Đường mòn Hồ Chí Minh…

Cư dân ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng gồm các nhóm tộc người Sách, Rục, Arem, Mã Liềng. Cuộc sống, phong tục của cư dân nơi đây làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm du lịch ở khu Di sản thiên nhiên thế giới này.



BÀI ĐỌC THÊM


Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Việt Nam

Âm nhạc cung đình Huế là di sản cuối cùng của âm nhạc cung đình Việt Nam. Nó mang trong mình tất cả tinh hoa của dòng nhạc cung đình Việt và phát triển trên một nghìn năm. Bởi vậy, Âm nhạc cung đình Huế cũng chính là Âm nhạc cung đình Việt Nam.

Vài nét lịch sử

Âm nhạc cung đình Huế chính thức hình thành với sự lên ngôi của triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX. Ngay từ trong chứng nước, những nền tảng ban

đầu đó đã mang trong mình những thể loại, yếu tố và tinh hoa âm nhạc Đàng Ngoài mà Đào Duy Từ đem theo khi vào phò tá chúa Nguyễn. Thời kỳ hưng thịnh nhất của âm nhạc cung đình Huế là nửa đầu thế kỷ XIX cho tới thời vua Tự Đức (1848 - 1883). Sau đó nó bắt đầu vào giai đoạn suy thoái khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945 âm nhạc cung đình Huế bị tan rã và giải thể cùng với chế độ quân chủ ở Việt Nam. Khoảng 1947 - 1948 bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại, vợ vua Khải Định) đã tập hợp một số nghệ nhân cung đình từ thời vua Bảo Đại, nhờ đó một số thể loại ca múa nhạc cung đình Huế được duy trì. Dưới thời chính quyền Sài Gòn có hỗ trợ kinh phí cho cho hai ban nhạc Ba Vũ và Cổ nhạc Đại Nội để sử dụng trong các buổi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các đoàn ngoại giao. Các đoàn nghệ thuật lúc bấy giờ cũng đã từng được cử đi liên hoan nghệ thuật quốc tế như một đại diện của âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Sau này đoàn Ba Vũ gặp khó khăn về kinh tế, âm nhạc cung đình có nguy cơ bị thất truyền. Những năm 80 nó bắt đầu được sự quan tâm của Bộ Văn hoá và chính quyền địa phương. Vào những năm 90 âm nhạc cung đình Huế bước vào giai đoạn phục hưng. Một số loại hình ca múa nhạc cung đình lần lượt được phục hồi với việc thành lập Đoàn Nghệ thuật truyền thống Huế và Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế. Từ đó tới nay loại hình nghệ thuật này đã được đưa đi giới thiệu nhiều nơi trên thế giới. Mặc dầu vậy, âm nhạc cung đình Huế được bảo tồn hiện nay chỉ là một phần còn lại trong di sản âm nhạc cung đình Huế thời xưa. Nó cũng khó tránh khỏi sự tam sao thất bản ở một số góc độ hoặc chi tiết nào đó.

Thể loại

“Âm nhạc cung đình” theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế của triều đình, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi “nhã nhạc” du nhập của Trung Hoa.

Các thể loại âm nhạc cung đình triều Nguyễn vì vậy bao gồm: nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát (tuồng cung đình).

Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng trong lễ Tế Giao; Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu; Ngũ tự nhạc dùng trong các lễ tế Thần nông, Thành Hoàng, Xã Tắc; Đại triều nhạc dùng trong

các dịp lễ lớn hoặc tiếp đón sứ thần; Thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều; Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình; Cung nhạc phục vụ trong nội cung.

Múa cung đình Huế xưa có nhiều điệu sử dụng vào trong những dịp khác nhau. Mười một điệu múa cung đình còn tồn tại đến ngày nay là: Bát dật, Lục cúng, Tam tinh chúc thọ, Bát tiên hiến thọ, Trình tường tập khánh, Đấu chiến thắng Phật, Nữ tướng xuất quân, Vũ phiến, Tam quốc Tây du, Lục triệt hoa mã đăng.

Hệ thống bài bản ca nhạc cung đình dùng cho các thể loại ca nhạc trên gồm rất nhiều bài. Tuy nhiên sau những giai đoạn suy thoái nhiều bản đã bị thất truyền.

Các dàn nhạc cung đình triều Nguyễn cũng gồm nhiều loại có biên chế khác nhau nhằm phục vụ các nghi lễ và nhu cầu giải trí trong cung: Nhã nhạc, Huyền nhạc, Tiểu nhạc, Đại nhạc, Cổ xuý đại nhạc, Bát âm,...

Ngày nay âm nhạc cung đình Huế chỉ còn lưu truyền được Đại nhạc và Tiểu nhạc, múa cung đình với phần ca nhạc kèm với múa, ca nhạc thính phòng và tuồng. Những di sản này đang được phục hồi thêm.

Ngày 7/11/2003 Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO xếp vào danh mục những Kiệt tác văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.


5.5 Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ

5.5.1 Khái quát

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hành lang du lịch Đông-Tây.

Diện tích tự nhiên 44.360,7 km2; Dân số 8.843,6 nghìn người; mật độ trung bình 199 người/km2. Dân tộc: Kinh, Cơ Ho, Xơ Đăng, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Raglai, Rẻ triêng, Hoa, Chu Ru...

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lí kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần TP Hồ Chí Minh và vùng tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.

Khu vực này có địa hình phức tạp, đồi - núi - rừng - biển đan xen tạo nên nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ cùng những bãi tắm với biển xanh, cát trắng,

nắng vàng thơ mộng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các tỉnh trong khu vực phát triển du lịch mà trọng tâm là du lịch biển - đảo.

5.5.2. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch biển, đảo và di tích lịch sử - văn hóa dân tộc là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng của vùng. Địa hình tạo bởi những dãy núi thấp của Trường Sơn Nam và phần rìa Tây Nguyên thấp dần về phía biển nên khá phức tạp, tạo nhiều vũng, vịnh, bãi biển nhưng đó lại là những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Với du lịch, đây là dải bờ biển đẹp nhất nước ta, đó là các bãi biển Qui Nhơn, Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né,... vịnh Cam Ranh và vịnh Nha Trang được đánh giá là những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Ngoài khơi là những dãy đảo núi vừa có giá trị kinh tế vừa hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch. Biển Mỹ Khê (Quảng Nam) đã được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Nha Trang với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm sóng gió miên man làm mê hồn biết bao du khách như: vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, bãi biển Đại Lãnh, bãi Trũ, hòn Tằm... Phú Yên với bờ biển dài 190km, nhiều nơi núi - biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ như vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, vũng Lắm, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, ghềnh Đá Đĩa….Kết hợp với những bãi biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ - Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận). Bên cạnh đó, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng nằm trên địa phận các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Đây là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, trên cát và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, lặn biển trong tương lai.

Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Nơi đây có lượng mưa ít nhất nước, song mùa khô lại kéo dài có năm tới 9-10 tháng, đặc điểm của thời tiết gần giống với Địa Trung Hải. Cuộc sống và hoạt động kinh tế hướng ra biển cả. Du lịch biển nhờ vậy, cũng rất thuận lợi.

Trong vùng có nguồn nước khoáng nổi tiếng được khai thác sớm nhất nước ta là Vĩnh Hảo và nguồn nước khoáng - nóng Hội Vân, tắm bùn ở Nha Trang.

Những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo của nề văn hóa Chăm như quần thể đền tháp Champa, thành cổ Trà Bàn, thành Trường Lũy. Đặc biệt, những di chỉ khảo cổ ở Sa Huỳnh đã chứng minh ngay từ thời kỳ đồ Sắt, nơi đây đã có nền văn minh phát triển và những cư dân đầu tiên ở vùng đất này chính là tổ tiên của người Chăm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023