(mô hình lý thuyết đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, của Huynh Thanh Dien & Nguyen Trong Hoai 2012). Mô hình lý thuyết tác động của vốn xã hội tới hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, đã chỉ ra những đóng góp trực tiếp và gián tiếp của vốn xã hội bao gồm cả vốn xã hội của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong doanh nghiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Vốn xã hội tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng là khá tương đồng. Quan trọng hơn, vốn xã hội không tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và ngân hàng nên đề tài có thể kế thừa nghiên cứu vốn xã hội trong doanh nghiệp để xác định mô hình nghiên cứu vốn xã hội trong ngân hàng. Đó cũng là gợi ý cho đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng.
3.3.2 Phương pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình
Khi sử dụng các công cụ định lượng để khám phá ra mô hình nghiên cứu thường gặp những hạn chế do tâm lý bầy đàn, nhận định chủ quan của đối tượng điều tra, thiếu bằng chứng thực tiễn, độ tin cậy chưa cao (Mertens & Ginsberg 2009).
Kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng hai phương pháp: (1) phương pháp định lượng phi tham số dùng để kiểm định các mối quan hệ với các biến quan sát có thể ghi chép được bằng các chỉ số định lượng, công cụ chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả và phân tích tương quan; (2) phương pháp định tính với các thủ tục mô tả, phân loại, kết nối để khám phá các mối quan hệ (Corbin & Strauss 1990; Finch 2002).
Để khẳng định sự phù hợp của mô hình lý thuyết, phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ được sử dụng để kiểm định. Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu khi các chỉ tiêu CFI từ 0,9 đến 1 (Hu & Bentler 1999), CMIN/df
≤ 2 (một số trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines & McIver 1981; Kline 2010)) và RMSEA ≤ 0,08 (Hu & Bentler 1999),(trường hợp RMSEA từ 0,08 ->0,1: mô hình phù hợp ở mức trung bình (MacCallum, Browne & Sugawana 1996).
Mô hình SEM có thể tính được các sai số đo lường, ngoài ra cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc
lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Hulland & các tác giả 1996, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Ngoài ra, nếu dữ liệu có phân phối chuẩn, phương pháp hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) sẽ được sử dụng để ước lượng các tham số trong mô hình nghiên cứu.
3.4 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU
3.4.1 Thiết kế mẫu cho xây dựng và đánh giá thang đo sơ bộ
Phương pháp chọn mẫu theo mục tiêu được sử dụng trong giai đoạn này (Creswell 2009). Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi không còn phát hiện thêm vấn đề mới (Finch 2002, Creswell 2009 & 2011).
Thang đo sơ bộ được hình thành, nhưng độ tin cậy chưa chắc được đảm bảo. Điều này sẽ dẫn tới các dữ liệu thu thập được sẽ không phản ánh các yêu cầu về độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu (Lincoln 2009). Nhằm hạn chế nhược điểm nêu trên, nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện đối với các chi nhánh NHTM Việt Nam nhằm xác định thang đo chính thức cho nghiên cứu giai đoạn hai. Phương pháp lấy mẫu phân tầng phi xác suất (các giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh) được thực hiện với cỡ mẫu là 120 quan sát.
3.4.2 Phương pháp thiết kế mẫu cho kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho nghiên cứu điển hình
Để đạt độ tin cậy cao và nhất quán trong cách hiểu đối với các đối tượng điều tra, sau khi đã hình thành được thang đo chính thức và các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu, rất cần kiểm định các giả thuyết này trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên không thể thực hiện được. Do vậy, mô hình nghiên cứu được kiểm định trên mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng phi xác suất (theo chi nhánh NHTM), đối tượng khảo sát là các giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc chọn mẫu này nhằm mục đích là kiểm định mô hình cho trường hợp điển hình, không nhằm mục đích kiểm định đại diện cho cả ngành ngân hàng Việt Nam.
Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý rằng do phương pháp này
dựa trên lý thuyết phân phối mẫu lớn, nên khi sử dụng đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn (Raykov & Widama 1995, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng, nếu sử dụng phương pháp hợp lý tối đa (Maximun Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải 100 đến 150 (Hair & các tác giả 1998). Theo kinh nghiệm, kích thước mẫu 300 là tốt, 500 là rất tốt, và 1.000 là tuyệt vời (Comrey & Lee 1992; Tabachnick & Fidell 2001 trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008). Theo Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng, trong chuyên đề này sẽ vận dụng nguyên lý này để xác định kích thước mẫu cho kiểm định mô hình lý thuyết. Trong trường hợp không đủ bậc tự do để phân tích cho từng biến quan sát riêng lẻ trong mô hình thì sẽ gộp các biến quan sát cùng đo lường một thành phần bằng phép tính trung bình.
3.5 XÂY DỰNG THANG ĐO VỐN XÃ HỘI CỦA NGÂN HÀNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.5.1 Xây dựng thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
Từ lược khảo lý thuyết ở chương 2 đã chỉ ra được cấu trúc và chất lượng của mạng lưới quan hệ của lãnh đạo ngân hàng như sau:
Thứ nhất, cấu trúc của mạng lưới quan hệ được thể hiện qua ba khía cạnh: (1) Chủ thể tham gia và vị trí của họ trong mạng lưới như thế nào; (2) Mối quan hệ chiều ngang hay chiều dọc của các chủ thể trong mạng lưới; (3) Các kênh tương tác (phương tiện tương tác) của các chủ thể trong mạng lưới. Theo Tushman & O’Reilly III (1997), chủ thể tham gia trong mạng lưới quan hệ của lãnh đạo gồm dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cơ quan báo chí, quan chức/nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các câu lạc bộ.
Cũng theo Burt (2000), mạng lưới quan hệ xã hội rất quan trọng, những ai nắm vị trí quan trọng trong mạng lưới, đặc biệt những người có các mối quan hệ mở rộng, quan trọng trong nhóm, có thể được xem là có nguồn vốn xã hội cao hơn so với các đồng nghiệp của họ, chính vì vậy họ có vị trí cũng như khả năng tận dụng nguồn lực từ mạng lưới tốt hơn.
Thứ hai, chất lượng của mạng lưới quan hệ được thể hiện qua ba khía cạnh:
(1) sự tín cẩn, kỳ vọng, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau và tuân thủ các chuẩn mực; (2) hình thức liên kết co cụm vào nhau, vươn ra bên ngoài; (3) sự kết nối, tần suất tham gia và sự hỗ trợ nhận được từ việc tham gia mạng lưới các tổ chức xã hội.
Lãnh đạo là người có vai trò, vị trí rất quan trọng góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Vậy đối với những nhà lãnh đạo, trong các NHTM tại Việt Nam thì mạng lưới mối quan hệ xã hội của họ như thế nào? Có giống như lý thuyết đã đề cập không?. Để có thể trả lời câu hỏi này, bản thảo luận chuyên gia được xây dựng bởi câu hỏi mở: “Với tư cách là người lãnh đạo, ông/ bà thường xuyên tìm đến ai để hỗ trợ khi ngân hàng gặp phải những vấn đề cần tư vấn?”; câu hỏi thứ hai là: “đối tượng nào được ông/bà thường xuyên nhờ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng?”. Hai câu hỏi trên được phỏng vấn với 10 chuyên gia là lãnh đạo ngân hàng, tuy nhiên khi hỏi đến người thứ 5 trở đi là không còn thêm nội dung mới. Theo các chuyên gia, đối với các nhân viên để đạt chỉ tiêu do cấp trên đưa ra thì thường ưu tiên của họ là sẽ tận dụng các mối quan hệ từ bà con dòng họ, bạn bè để khai thác khách hàng. Như vậy, ở cấp độ nhân viên, việc tận dụng mối quan hệ với bà con dòng họ, bạn bè là ưu tiên hàng đầu. Còn đối với những nhà lãnh đạo, ở cấp độ quản lý, những lợi ích từ mạng lưới quan hệ với bà con dòng họ đã giảm dần, dù rằng mối quan hệ này cũng đem lại những hỗ trợ cho họ trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho ngân hàng, như trong dòng họ hoặc bạn bè có mở công ty, họ sẽ giới thiệu khách hàng của họ cho ngân hàng hoặc mở thẻ thanh toán qua ngân hàng…đó cũng là cơ hội cho ngân hàng trong việc phát triển khách hàng mới. Hay nói cách khác, lợi ích từ mạng lưới bà con dòng họ đã được khai thác ngay từ cơ sở ban đầu, do đó đối với nhà lãnh đạo họ phải tìm kiếm các kênh khác để khai thác khách hàng tiềm năng.
Cũng theo các chuyên gia, về mối quan hệ với cơ quan báo chí, các ngân hàng thường có bộ phận phát ngôn riêng, hoặc có phòng truyền thông để trả lời các câu hỏi với cơ quan ngôn luận nên mạng lưới quan hệ này sẽ loại ra trong cấu trúc mạng lưới quan hệ của lãnh đạo ngân hàng.
Kết quả khám phá các chủ thể cấu thành mạng lưới quan hệ của lãnh đạo ngân hàng bao gồm bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh, các câu lạc bộ và quan chức thuộc cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, tóm tắt trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Các mạng lưới quan hệ của lãnh đạo ngân hàng
Diễn giải | |
Bạn bè | Mối quan hệ với bạn bè thông qua hoạt động cá nhân của người lãnh đạo. |
Đồng nghiệp | Mối quan hệ của lãnh đạo với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc. |
Đối tác kinh doanh | Khách hàng, nhà đầu tư, người môi giới, đối thủ cạnh tranh, đơn vị tư vấn, hội chợ/triển lãm,… |
Quan chức thuộc cơ quan quản lý Nhà nước | Mối quan hệ của lãnh đạo với quan chức thuộc cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hoạt Động Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Khung Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Vốn Xã Hội Với Các Hoạt Động Của Nhtm
- Phương Pháp Kiểm Định Thang Đo Cho Nghiên Cứu Điển Hình
- Thành Phần Vốn Xã Hội Bên Ngoài Ngân Hàng Trước Khi Đánh Giá Sơ Bộ
- Thang Đo Vốn Xã Hội Của Ngân Hàng Sau Khi Đánh Giá Sơ Bộ
- Mô Hình Lý Thuyết Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Hoạt Động Của Các
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.
Cũng như kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về vốn xã hội, chất lượng của mạng lưới xã hội tốt thì khả năng để nhận được sự hỗ trợ từ mạng lưới sẽ cao. Putnam (1995, 2000), đã khẳng định bốn yếu tố cấu thành chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau gồm sự tham gia thường xuyên vào các sự kiện của mạng lưới để tạo lập và duy trì các mối quan hệ, tạo sự tin tưởng và từ đó nhận được sự chia sẻ và hỗ trợ.
Từ tổng kết các lý thuyết và nghiên cứu trước, kết hợp với việc khám phá ra cấu trúc và chất lượng mạng lưới xã hội của lãnh đạo ngân hàng, thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng được hình thành, thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3: Thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
Ký hiệu | Nội dung thang đo | Nguồn | |
Mối quan hệ với bạn bè | LD1 LD2 LD3 | Luôn được tạo lập và duy trì tốt Luôn nhận được sự tin tưởng, chia sẻ từ bạn bè Thường nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè | Nghiên cứu định tính |
Mối quan hệ với đồng nghiệp | LD4 LD5 LD6 | Luôn được tạo lập và duy trì tốt Luôn nhận được sự tin tưởng, chia sẻ kiến thức từ đồng nghiệp Thường nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp | Nghiên cứu định tính |
Mối quan hệ với đối tác kinh doanh | LD7 LD8 LD9 | Luôn được tạo lập và duy trì tốt Luôn nhận được sự tin tưởng, chia sẻ thông tin từ đối tác kinh doanh Thường nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác kinh doanh | Nghiên cứu định tính |
Mối quan hệ với quan chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước | LD10 LD11 LD12 | Luôn được tạo lập và duy trì tốt Luôn nhận được sự tin tưởng, chia sẻ thông tin từ quan chức thuộc cơ quan quản lý Nhà nước các cấp Thường nhận được sự hỗ trợ từ quan chức thuộc cơ quan quản lý Nhà nước các cấp | Nghiên cứu định tính |
Nguồn: Tushman & O’Reilly III (1997) và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.
Qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng là thang đo đa hướng bậc hai, bao gồm 4 thành phần là mạng lưới bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh và quan chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Kết quả xây dựng thang đo được tổng kết ở hình 3.2.
Vốn xã hội của lãnh đạo
Quan chức thuộc cơ quan quản lý các cấp
Đối tác kinh doanh
Đồng nghiệp
Bạn bè
Hình 3.2: Thành phần vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng trước khi đánh giá sơ bộ
Nguồn: Tushman & O’Reilly III (1997) và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.
3.5.2 Xây dựng thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng
Từ lược khảo lý thuyết ở chương 2 đã chỉ ra được cấu trúc và chất lượng của mạng lưới quan hệ bên ngoài ngân hàng như sau:
Thứ nhất, cấu trúc của mạng lưới quan hệ, kế thừa theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Landry & các cộng sự (2000), Jansen & các cộng sự (2011), Yang & các cộng sự (2011), Joanna Wyrwa (2014), đề tài khái quát các chủ thể tham gia trong mạng lưới quan hệ bên ngoài ngân hàng gồm: khách hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, chính quyền các cấp, các chi nhánh trong cùng ngân hàng, cơ quan truyền thông, các hiệp hội.
Thứ hai, chất lượng của mạng lưới quan hệ xã hội đối với ngân hàng. Bất kỳ doanh nghiệp nào để tồn tại và phát triển thì đều cần phải có các mối quan hệ xã hội. Vậy đối với ngân hàng, mạng lưới quan hệ xã hội với các chủ thể bên ngoài đem lại cho ngân hàng những lợi ích gì?. Để có thể trả lời câu hỏi này, bản thảo luận chuyên gia được xây dựng bởi câu hỏi mở: “Chi nhánh ngân hàng ông/ bà nhận được lợi ích khi thiết lập quan hệ với các chủ thể nào?”; câu hỏi thứ hai là: “Lợi ích đem lại cho chi nhánh ngân hàng ông/bà là gì?”. Hai câu hỏi trên được phỏng vấn với 10 chuyên gia là lãnh đạo ngân hàng, tuy nhiên khi hỏi đến người thứ 7 trở đi là không còn thêm nội dung mới. Theo các chuyên gia, các chủ thể trong mạng lưới quan hệ của ngân hàng là: khách hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, các hiệp hội, cơ quan truyền thông, chính quyền các cấp.
Khách hàng là đối tượng phục vụ mà ngân hàng hướng đến, họ cũng là nhân tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng, thiết lập quan hệ tốt với khách hàng hiện tại nghĩa là cơ hội có được sự trung thành của khách hàng trong tương lai và tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
Đối với mạng lưới quan hệ với đối thủ cạnh tranh, họ có thể là đối tác với ngân hàng trong liên kết mở tài khoản thanh toán giúp khách hàng thanh toán thuận tiện hơn. Ngoài ra, trong những dự án lớn cần nguồn vốn nhiều, các ngân hàng khác cũng là đồng tài trợ với ngân hàng, vừa đem lại lợi nhuận vừa san sẻ rủi ro cùng nhau. Quan trọng hơn, khi cùng tài trợ cho các dự án lớn, thì sự phối hợp để quản lý và kiểm soát khoản cho vay sẽ tốt hơn. Họ cũng là đối tác với ngân hàng trong trường hợp vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, đối với các đối thủ cạnh tranh thì bản thân ngân hàng phải luôn phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ vì khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng nào tốt nhất, đó cũng là động lực để ngân hàng không ngừng phấn đấu.