Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 2


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Hoạt động giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của mỗi quốc gia trong đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển đất nước cần chú trọng đến phát triển con người toàn diện, đặc biệt phát triển thể chất là có ý nghĩa to lớn trong xã hội. Vì vậy, chăm lo thể chất cho con người là nhiệm vụ của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành GD&ĐT.

Nghị quyết của Bộ Chính trị số 08-NQ/TW, ngày 01 tháng 12 năm 2011 Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020” đã chỉ rõ: Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh… Cần quan tâm đầu tư đúng mức thể dục, thể thao trường học. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án này đã xác định mục tiêu tổng quát nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên [18]. Để đạt được mục tiêu đó, hệ thống giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục thể chất, cùng với đó phải tăng cường quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường, trong đó có các trường đại học.


Để tạo nên những chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tích cực đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp , thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo. Trong bối cảnh đó, hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước được nâng cao chất lượng GDTC. Tuy nhiên, hoạt động này còn bộc lộ những hạn chế, bất cập: chưa chú trọng đúng mức đến tổ chức giáo dục động cơ, thái độ của sinh viên đối với nhiệm vụ học tập môn GDTC; chưa chỉ đạo có hiệu quả việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo và yêu cầu cao đối với sinh viên trong GDTC; tổ chức thu hút sinh viên tham gia vào hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường chưa mạnh, chưa đảm bảo gắn kết giữa GDTC và hoạt động thể thao phong trào; chậm quy hoạch và đầu tư hệ thống sân bãi, phòng tập, phương tiện, trang thiết bị luyện tập thể dục, thể thao theo hướng đồng bộ và hiện đại; chưa quan tâm đúng mức đên tổ chức thu thập lưu trữ thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDCT.

Những nguyên nhân đó là do các trường đại học còn thiếu quy định thống nhất về chuẩn chất lượng hoạt động GDTC, chưa chủ động, tích cực bổ sung, cập nhật những phát triển trong lĩnh vực TDTT, nhiều sinh viên chưa tích cực, tự giác tham gia hoạt động thể thao, ngoài ra nhiều trường đại học thiếu hệ thống sân bãi, nhà tập luyên và phương tiện GDTC theo hướng đồng bộ và hiện đại, hệ thống kiểm tra, đánh giá GDTC cho sinh viên ở trường đại học hoạt động chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.

Hiện nay, quản lý giáo dục theo tiếp cận đảm bảo chất lượng đang trở thành đòi hỏi khách quan, nhằm làm cho “sản phẩm” đào tạo của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu chất lượng nhân lực của xã hội. Vì vậy, nhiều mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đã được áp dụng, vận dụng vào quản lý đào tạo. Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên là một bộ phận không tách


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

rời của quản lý đào tạo ở trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Nhưng giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người nên quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên theo tiếp cận đảm bảo chất lượng có những nét đặc thù cần phải tính đến. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nó.

Cho đến nay mặc dù đã có không ít công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học; tuy nhiên vấn đề quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 2

Từ những lý do cơ bản trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn:“Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học, luận án đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của sinh viên ở các trường đại học này.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.


Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp để khẳng định tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất.

3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học

Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động GDTC ở trường đại học, vận dụng theo mô hình lý thuyết CIPO (UNESCO, 2000), đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Giới hạn về khách thể khảo sát: Tập trung khảo sát hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học khu vực Hà Nội cụ thể là Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Giới hạn về thời gian: Các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2018 đến 2020.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng hoạt động GDTC cho sinh viên bị chi phối bởi các chủ thể và nội dung, phương thức, điều kiện thực hiện hoạt động GDTC ở trường đại học. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTC cần có quy trình ĐBCL trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận đảm bảo


chất lượng ở các trường đại học phù hợp với lý thuyết CIPO thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục. Đồng thời, đề tài nghiên cứu dựa trên các quan điểm tiếp cận sau:

Quan điểm tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là kim chỉ nam cho quá trình thực hiện đề tài: (i) Xác định sự tác động qua lại biện chứng giữa các thành tố của hoạt động GDTC; (ii) Việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng được gắn với quá trình vận động phát triển.

Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu tr c

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học được coi là một hệ thống. Trong hệ thống có các thành tố cấu trúc như Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; giảng viên; Công tác kiểm tra - đánh giá.... Các thành tố cấu trúc này lại bao gồm các thành tố cấu trúc nhỏ hơn. Mọi thành tố cấu trúc trong một hệ thống bất kì không tồn tại độc lập, mà luôn có tác động tương tác với nhau. Vì vậy, nghiên cứu về Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên thực chất là nghiên cứu hệ thống có cấu trúc động, muốn nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất phải tác động đồng thời vào mọi thành tố của hệ thống.

Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic

Luận án đã tiếp cận, nghiên cứu để tổng quan các công trình nghiên cứu theo các sự kiện lịch sử phát triển của đối tượng nghiên cứu và khái quát hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về GDTC và quản lý GDTC.


Tiếp cận thực ti n

Việc đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục thể chất được dựa trên các dẫn liệu thu được từ việc nghiên cứu thực tiễn (chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giảng viên, công tác kiểm tra - đánh giá...). Hệ thống các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất được đề ra nhằm khắc phục những tồn tại của thực tiễn, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Quan điểm tiếp cận chức năng

Sử dụng các chức năng quản lý trong xác định nội dung quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tiếp cận đảm bảo chất lượng

Trên cơ sở xác định nhiệm vụ trọng tâm của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đã

(i) Đánh giá thực trạng của các yếu tố cấu thành hoạt động GDTC để luận giải các vấn đề về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; (ii) Lựa chọn mô hình lý thuyết CIPO với quá trình quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học để xác định hệ thống giải pháp quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận ĐBCL.

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu bổ trợ. Cụ thể là:

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các các công trình khoa học (sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận án tiến sĩ, bài báo…) bàn về các quan điểm của các nhà giáo dục, về hoạt động GDTC;


các văn bản, các Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về Giáo dục và đào tạo, hoạt động thể thao trường học, các tài liệu trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu về đảm bảo chất lượng, công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động GDTC. Từ đó rút ra những kết luận có liên quan đến luận án nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu thực ti n

Phương pháp điều tra: Thiết kế và sử dụng các mẫu phiếu điều tra về thực trạng hoạt động GDTC, quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2018 - 2020. Thu thập và phân tích ý kiến đánh giá của 200 cán bộ, giảng viên, 610 sinh viên tại các trường về thực trạng hoạt động GDTC, quản lý hoạt động GDTC và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với các CBQL, giảng viên các phòng, khoa, bộ môn về đặc điểm và điều kiện tổ chức thực hiện nhiệm vụ về hoạt động GDTC trong và ngoài trường, quản lý hoạt động GDTC và ĐBCL giáo dục ở các nhà trường.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học, các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học, kế hoạch tự kiểm định, kiểm định và công bố chất lượng giáo dục của một số trường đại học được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát hoạt động GDTC, xác định các điều kiện đảm bảo và quan sát quy trình tiến hành hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phân tích một số kinh nghiệm tiên tiến trong quản lý GDTC ở các trường nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của 23 chuyên gia giáo dục - những nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, trên cơ sở đó phối hợp với trưng cầu ý kiến 261 cán bộ, giảng viên để xác định tính cấp thiết, khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.

Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm các giải pháp thông qua việc xin ý kiến 284 cán bộ, giảng viên và các chuyên gia ở 3 trường đại học: Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về mức độ cấp thiết, khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận ĐBCL.

Tiến hành thử nghiệm tác động của giải pháp “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo quy trình đảm bảo chất lượng” ở trường đại học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Các phương pháp hỗ trợ

Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng phương pháp toán học để tính toán, xử lý các số liệu nhằm phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu, điều tra để bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Phương pháp sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin: Sử dụng các phần mềm tin học, để tính toán các số liệu ở phần khảo nghiệm, thử nghiệm.

6. Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã luận giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận hình thành được khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Luận án đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDTC và chỉ ra được hạn chế về hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC trong các trường đại học được tiến hành khảo sát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024