quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, các yếu tố ĐBCL giáo dục đại học, mối quan hệ giữa ĐBCL giáo dục đại học với chất lượng nền kinh tế, cũng như với việc vượt qua những thách thức trong thế kỉ XXI.
Trong bài viết “Quality Assuarance in higher education: The evolution of systems and design ideals, in gaithelrs G.H (ed)” (Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học: Sự phát triển của các hệ thống và ý tưởng thiết kế, trong gaithelrs G.H (ed), Bogue E.G. (1998) [64] đã coi ĐBCL như một hệ thống thực hiện các chuẩn mực và quy trình, để hệ thống đó được vận hành thì cần sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau. Trong một nghiên cứu khác (Quality Assuarance in higher education an international perspective - Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học một vi n cảnh quốc tế), tác giả cũng đã khẳng định: ĐBCL được xem như một hệ thống, trong đó các hình thức đánh giá khác nhau được sử dụng.
Đề cập đến việc vận dụng quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục, trong công trình nghiên cứu “Total quality management in Education” (Quản lý chất lượng tổng thể trong Giáo dục), Marmar Mukhopadhyay (2006) [71] đã đề cập đến: Chất lượng trong giáo dục; Áp dụng TQM trong giáo dục; Tiếp cận hệ thống và phân tích vi mô hoạt động tổ chức giáo dục như một công cụ của TQM; Khách hàng - những người được hưởng lợi trong giáo dục; Sự tham gia của các thành viên và việc thành lập các đội nhóm; Phát triển nguồn nhân lực cho các tổ chức chất lượng; Hoạch định chiến lược phát triển TQM; Thực thi TQM trong một tổ chức. Tác giả đưa ra các minh chứng cho rằng TQM có thể áp dụng trong GDĐH vì nó phù hợp với sự tự nguyện thay đổi để hình thành văn hóa chất lượng; hỗ trợ cho một tổ chức biết học hỏi để thêm linh hoạt và thuận lợi.
* Ở Việt Nam
Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu ĐBCL trong giáo dục đại học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học quản lý giáo dục trên nhiều khía cạnh, bình diện khác nhau.
Trong công trình Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường Đại học Việt Nam, Nguyễn Đức Chính (2000)[12] cho rằng, các cơ sở đào tạo cần có các điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Còn trong công trình “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” (2002)[13], ông lại khái quát cơ sở lý luận khoa học về đánh giá và kiểm định chất lượng GDĐH. Bên cạnh việc chỉ ra những kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới và các nước phát triển trong khu vực về lĩnh vực này, giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng dùng cho các trường đại học Việt Nam, thì tác giả đã phản ánh những kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội về chất lượng và chất lượng GDĐH; các mô hình bảo đảm và kiểm định chất lượng GDĐH theo SEAMEO và TQM cùng Bộ tiêu chí kiểm định chất lượng GDĐH Việt Nam.
Cuốn sách “Quản lý chất lượng giáo dục đại học” của Phạm Thành Nghị (2000) [41] đã trình bày khung lý thuyết về ĐBCL giáo dục đại học trên cơ sở làm rõ các vấn đề như: khái niệm chất lượng và chất lượng giáo dục đại học; các dữ liệu thực hiện và chuẩn mực chất lượng; một số hình thức đánh giá chất lượng trong đào tạo đại học, các nhân tố ĐBCL, phương thức đánh giá việc ĐBCL giáo dục đại học đã được tiến hành trên thế giới và việc áp dụng hệ thống ĐBCL giáo dục vào các trường đại học ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài Và Trong Nước Có Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Giáo Dục Đại Học Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Ở Các Trường Đại Học
- Phương Tiện, Cơ Sở Vật Chất Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất
- Khái Niệm Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Ở Các Trường Đại Học Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Khi nghiên cứu về quản lý HĐĐT theo tiếp cận đảm bảo chất lượng GDĐH ở một số quốc gia trên thế giới, Bùi Minh Hiền (2004) [27] đã đề cập khái quát đến ĐBCL và kiểm định chất lượng giáo dục ở Mỹ: Việc QLĐT Đại học theo tiếp cận ĐBCL được thực hiện bởi hệ thống kiểm định chất lượng GDĐH, hệ thống này đã có bề dày hàng thế kỷ. Kiểm định chất lượng
ở Mỹ là một hoạt động tư nhân, phi chính phủ, vì chính phủ không đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chính sách GDĐH. Bộ giáo dục liên bang không trực tiếp kiểm định chất lượng các trường đại học mà chỉ công nhận hiện trạng chất lượng do các tổ chức kiểm định phi chính phủ đánh giá và kết luận để quyết định trường Đại học xứng đáng được nhận tài trợ về tài chính cho sinh viên và các nguồn tài chính khác của Chính phủ. Các tiêu chuẩn kiểm định không phải do chính quyền đưa ra, mà do các thành viên của các tổ chức kiểm định tự xây dựng. Tác giả chỉ ra một số đặc điểm nổi bật trong chính sách ĐBCL giáo dục ở Mỹ: (i) Khuyến khích các tiêu chuẩn và đánh giá tốt hơn bằng cách tập trung vào quy trình kiểm tra phù hợp hơn với sinh viên và thế giới hiện nay; (ii) Đào tạo có chế độ đãi ngộ với giảng viên giỏi; (iii) Tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo bằng việc nâng cao quyền tự chủ, cải cách lại lịch học cũng như cơ cấu lại thời gian biểu trong ngày; (iv) Cung cấp cho mọi công dân Mỹ nền GDĐH chất lượng cao.
Trong tác phẩm “Tiếp cận quản lý giáo dục hiện đại”, Đặng Thành Hưng (2013)[33] cho rằng: Xét từ góc độ chức năng, thì đảm bảo chất lượng là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống quản lý chất lượng giáo dục. Theo đó, đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) là tiếp cận cụ thể của quản lý chất lượng dựa vào qui trình áp dụng các lý thuyết, quan điểm, chính sách, mục tiêu, các nguồn lực, quá trình, giải pháp, thủ tục và công cụ thích hợp để bảo đảm thực hiện được các chuẩn hay các cấp chất lượng đã đề ra trong toàn bộ hoạt động từ khi khởi xướng đến khi kết thúc và thu được sản phẩm. Đó là một trong những khâu cơ bản của quản lý chất lượng.
Khi nghiên cứu về Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Trần Khánh Đức (2014)[21] nêu ra quan điểm về chất lượng đào tạo. Theo tác giả, kết quả của quá trình đào tạo được phản ảnh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề
của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.
Nguyễn Minh Đường và Hoàng Thị Minh Phương (2014)[22] đã nghiên cứu về Quản lý chất lượng đào tạo và chất lượng nhà trường theo mô hình hiện đại. Các tác giả cho rằng, ĐBCL là quá trình kiểm định các điều kiện ĐBCL đào tạo, chương trình, giảng viên, cơ sở vật chất và thiết bị , tổ chức quá trình , tài chính.
Trong báo cáo tổng kết đề tài “Các mô hình đảm bảo chất lượng GDĐH trên thế giới”, Bùi Mạnh Nhị và cộng sự (2006)[40] đã đề cập đến các mô hình đảm bảo chất lượng của các quốc gia phát triển trên thế giới và đưa ra kết quả khảo sát về đánh giá thực trạng chất lượng GDĐH ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng GDĐH Việt Nam.
Về vấn đề quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng, có khá nhiều bài báo khoa học của các nhà quản lý, các nhà khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, hội thảo, tọa đàm khoa học. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo đại học, các mô hình quản lý chất lượng, vấn đề đảm bảo chất lượng GDĐH ở Việt Nam. Nguồn tài liệu lý luận phong phú này đã giúp tác giả luận án nghiên cứu kế thừa phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Hướng nghiên cứu quản lý đào tạo theo đảm bảo chất lượng tại các trường Đại học, đã có nhiều luận án đã bảo vệ thành công.
Luận án Cơ sở khoa học và giải pháp quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường Đại học sư phạm kỹ thuật của Nguyễn Văn Hùng (2010) [31] đã đề xuất 5 nhóm giải pháp QLĐT theo hướng ĐBCL tại các trường đại học sư phạm kĩ thuật: (i) Xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển trường đại học sư phạm kỹ thuật; (ii) Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL và cán bộ giáo dục ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật; (iii)
Xây dựng mới chương trình đào tạo tại các trường đại học sư phạm kỹ thuật;
(iv) Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ ĐBCL đào tạo; (v) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đào tạo. Nhìn chung, tác giả đã bám sát các yếu tố cơ bản cấu thành QTĐT để tiến hành QLĐT theo hướng ĐBCL.
Trong luận án Quản lý chất lượng đào tạo trong các trường công an nhân dân, Nguyễn Văn Ly (2010)[38] đã đưa ra hệ thống quản lý CLĐT, bao gồm việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra của tất cả các yếu tố cấu thành QTĐT. Tác giả đã đề xuất triển khai hệ thống quản lý CLĐT trong các học viện, trường công an nhân dân theo 3 nhóm giải pháp: (i) Quản lý chất lượng đầu vào; (ii) Quản lý QTĐT; (iii) Quản lý đầu ra. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu rõ được nội dung, phương thức đánh giá CLĐT của nhà trường.
Luận án Quản lý quá trình đào tạo Đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của Vũ Duy Hiển (2013)[28] đã lựa chọn cách tiếp cận ĐBCL cho quản lý QTĐT đại học vừa làm vừa học một cách phù hợp với điều kiện thực tế. Từ đó đã khắc phục được những tồn tại và bất cập trong quản lý QTĐT đại học vừa làm vừa học theo cách truyền thống thông thường đồng thời luận án đã xây dựng được các giải pháp quản lý QTĐT theo tiếp cận ĐBCL phù hợp với thực tiễn.
Thông qua luận án Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình các môn chuyên ngành ở Trường Đại học Ngoại Ngữ, Nguyễn Quang Giao (2009)[23] đã góp phần hệ thống hóa các quan điểm cơ bản về QLCL trong GDĐH. Tác giả xây dựng được hệ thống ĐBCL của QTDH và bước đầu thử nghiệm quản lý QTDH các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ theo tiếp cận QLCL. Công trình này cũng thể hiện được tính ưu việt của quản lý QTDH theo cách tiếp cận QLCL so với mô hình truyền thống.
Khi nghiên cứu về Quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9001: 2000 trong trường Đại học Hàng hải Việt Nam, bên cạnh việc điều tra đánh giá
thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học cho chuyên ngành Hàng hải trong trường Đại học Hàng hải Việt Nam theo ISO 9001:2000, Nguyễn Đức Ca (2011)[8] còn đề xuất các giải pháp triển khai công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu năng lực chuyên ngành.
Trong luận án Cơ sở lý luận và thực ti n của việc đảm bảo chất lượng đào tạo Đại học từ xa ở Việt Nam, Trình Thanh Hà (2011)[25] đã (i) Xác định cơ sở lý luận về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa; (ii) Xác định cơ sở thực tiễn về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học từ xa trong nước và (iii) Đưa ra một số giải pháp khuyến nghị các trường đại học có đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam chuyển đổi lên cấp độ ĐBCL.
Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự của Vũ Xuân Hồng (2010)[30] đã xây dựng mô hình quản lý chất lượng đào tạo và đề xuất các giải pháp triển khai mô hình áp dụng cho quy trình đào tạo sỹ quan ngoại ngữ tại đại học ngoại ngữ Quân sự, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp xây dựng Quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu quản lý giáo dục đại học kể trên đều tiếp cận theo hướng đảm bảo chất lượng. Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đi sâu các khía cạnh khác nhau xuất phát từ thực trạng quản lý giáo dục đại học và yêu cầu của thực tiễn quản lý giáo dục ở các trường đại học, nhưng tựu trung các công trình này đều đưa ra những giải pháp trong quản lý chất lượng giáo dục đào tạo ở các cơ sở đào tạo đại học.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Khi tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học theo tiếp cận ĐBCL, tác giả luận án đã rút ra một số nhận định khái quát như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam đã khẳng định: GDTC có ý nghĩa lớn trong rèn luyện, phát triển sức nhanh, sức mạnh và thể lực của con người, có quan hệ mật thiết với hoạt động TDTT trong xã hội và ảnh hưởng tích cực đến sức mạnh thể chất của cộng đồng. Để đạt được kết quả cao, hoạt động GDTC trong nhà trường phải được tiến hành một cách khoa học và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ, thống nhất nhất của bộ máy quản lý giáo dục các cấp.
Hai là, các công trình khoa học đều thừa nhận rằng: GDTC cho sinh viên là môn học trong chương trình đào tạo của trường đại học. Hoạt động GDTC ở trường đại học thể hiện đầy đủ cấu trúc của quá trình , bao gồm: Mục tiêu; Nội dung; Phương pháp; Hình thức tổ chức ; Người dạy và hoạt động dạy; Người học và hoạt động học tập, rèn luyện; Cơ sở vật chất - kỹ thuật; Kết quả kiểm tra – đánh giá. Tuy nhiên, các công trình này chưa xây dựng được quy trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất. Để nâng cao chất lượng hoạt động GDTC, trường đại học cần triển khai thực hiện các giải pháp về quản lý hoạt động GDTC: đổi mới chương trình, nội dung của môn học, vận dụng các phương pháp huấn luyện thể lực tiến tiến; đảm bảo tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật, sân bãi, nhà luyện tập TDTT; tổ chức tốt hoạt động thể thao ngoại khóa; xây dựng các mô hình câu lạc bộ TDTT theo hướng xã hội hóa; nâng cao phẩm chất, năng lực của giảng viên…
Ba là, các công trình nghiên cứu về ĐBCL giáo dục theo tiếp cận ĐBCL đều nhấn mạnh: chất lượng của sản phẩm đầu ra là vấn đề sống còn của một cơ sở đào tạo, tạo uy tín, dấu ấn của từng nhà trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội về sử dụng sản phẩm đào tạo. Tuy nhiên, các công trình này chưa đưa ra quy trình quản lý đảm bảo chất lượng trong nhà trường, mà mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng mô hình ĐBCL vào quản lý giáo dục đại học.
Bốn là, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, các yếu tố ĐBCL giáo dục đại học và xác định hướng áp
dụng từng mô hình ĐBCL vào quản lý đạo tạo đại học. Xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường và mục tiêu, nhiệm vụ quản lý giáo dục, một số công trình nghiên cứu đã đi sâu vào luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý đào tạo theo tiếp cận ĐBCL ở những cơ sở giáo dục, đào tạo cụ thể. Một số công trình nghiên cứu nhấn mạnh rằng, quản lý đào tạo đại học theo tiếp cận ĐBCL đòi hỏi chủ thể quản lý phải kiểm soát và điều khiển, điều chỉnh các yếu tố đầu vào, diễn biến của quá trình đào tạo và kết quả đầu ra. Một số công trình nghiên cứu khác cho rằng, quản lý đào tạo đại học theo tiếp cận ĐBCL cần phải tập trung vào duy trì quy trình xác lập và thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức , đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật và tổ chức đánh giá kết quả để sản phẩm đào tạo đạt tới chuẩn phẩm chất, năng lực nhất định.
Năm là, đã có một số ít công trình nghiên cứu làm rõ được thực trạng về giáo dục thể chất ở các trường đại học và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động GDTC trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận ĐBCL.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần được tiếp tục nghiên cứu
Đề tài luận án “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn mà các công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ và hệ thống. Cụ thể trên các vấn đề sau:
Thứ nhất, để nghiên cứu cơ sở lý luận GDTC và quản lý hoạt động GDTC theo tiếp cận đảm bảo chất lượng cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, trước tiên cần phải xây dựng được khái niệm về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên, đây chính là lền tảng để xây dựng lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học.