Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài Và Trong Nước Có Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án


Đề xuất được các giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho các nhà quản lý và các cấp quản lý của nhà trường tham khảo và vận dụng trong quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường đại học, đồng thời là tài liệu tham khảo học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở trường đại học.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Hệ thống hóa và phân tích được các khái niệm giáo dục thể chât; giáo dục thể chât ở trường đại học; quản lý hoạt động GDTC ở trường đại học; quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Trên cơ sở khái quát hóa nguyên lý tiếp cận đảm bảo chất lượng theo mô hình lý thuyết CIPO làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xác định được những nguyên nhân, kết quả đạt được và những hạn chế trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Đề xuất được giải pháp quản lý hoạt động GDTC phù hợp và khả thi nhằm đảm bảo, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động GDTC ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, đáp ứng với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội hiện nay.

8. Kết cấu của luận án

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 3

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (14 tiết), kết luận và kiến nghị, các công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục thể chất và hoạt động giáo dục thể chất ở các trường đại học

Trên thế giới, giáo dục thể chất được xác định từ khi xuất hiện loài người. Trong giai đoạn này, con người tiếp thu những tri thức có tính chất kinh nghiệm về ảnh hưởng của các động tác đến kết quả của thực tiễn lao động. Từ việc tích lũy tri thức mang tính chất kinh nghiệm ấy nâng lên thành ý thức về hiệu quả của việc tập luyện và nhận thức được các phương tiện truyền đạt kinh nghiệm. Đó là một trong những tiền đề làm xuất hiện các bài tập thể chất và cùng với nó hoạt động GDTC ra đời.

Đặc điểm chung của GDTC trong xã hội thị tộc. GDTC ở thời kỳ này chủ yếu là hoạt động phát triển cơ bắp về sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Mục đích con người tham gia tập luyện các bài tập TDTT đơn thuần nhằm để phô trương quyền lực và sức mạnh của các bộ tộc, mở mang bờ cõi, việc nâng cao tố chất thể lực chỉ chú trọng vào giáo dục lòng dũng cảm và các phẩm chất ý chí. Các môn thể thao phát triển: chạy, nhảy, ném, vật, mang vác vật nặng và các trò chơi. Điều này đã phản ánh khách quan tính tích cực của con người dưới chế độ thị tộc chưa có giai cấp, nhưng đã chứng minh tiềm lực của con người là vô tận: duy trì phát triển văn hóa, cải tạo thiên nhiên môi trường, nâng cao năng suất lao động…., trong đó TDTT đóng vai trò then chốt.

Đặc điểm hệ thống GDTC ở các quốc gia phương Đông thời kỳ cổ đại. Thời kỳ này chủ yếu là hệ thống huấn luyện quân sự và huấn luyện thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo…và những kỹ năng


sử dụng vũ khí. Bắt đầu xuất hiện giai cấp, xã hội có giai cấp. Giới quí tộc có quyền lực sử dụng hệ thống GDTC để phục vụ giai cấp thống trị. Người nô lệ không có nền GDTC riêng mà nếu có thì chỉ nhằm mục đích tập luyện có thể lực để lao động, tham gia quân sự phục vụ cho giới Chủ nô. Ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã sử dụng các hình thức Thể dục chữa bệnh và phòng bệnh.

Đặc điểm hệ thống giáo dục thể chất ở Xpáctơ. Là nhà nước lạc hậu hơn nhà nước Aten. Kinh tế dựa vào tự nhiên nhưng về quân sự họ lại rất coi trọng, tiềm lực quân sự mạnh: GDTC được chú trọng từ nhỏ, khi mới sinh ra những đứa trẻ phải đưa đến Già làng. Các em bé khỏe mạnh sẽ được nuôi dưỡng, những em bé ốm yếu sẽ bị thủ tiêu. Con trai chỉ được giáo dục ở gia đình đến 7 tuổi, từ 7 tuổi phải được giáo dục riêng. Lúc 14 tuổi được huấn luyện quân sư, sử dụng vũ khí. Con gái cũng được tập luyện như con trai để sinh những đứa trẻ khỏe mạnh.

Đặc điểm hệ thống giáo dục thể chất ở Aten. Aten là tên của nước tiến bộ về các lĩnh vực Kinh tế - Văn hóa - Quân sự ...người khỏe có học. Trẻ em dưới 7 tuổi giáo dục ở gia đình, từ 7 - 14 tuổi đến học tập tại trường ngữ pháp và học TDTT. Từ 16 tuổi đi học GDTC (nghiêm khắc) và quân sự hoá TDTT. Mục đích của GDTC là đào tạo chiến binh, phương tiện GDTC là 5 môn phối hợp (Chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật). GDTC dưới dạng các bài tập thân thể còn gọi là thể dục, nội dung chia làm 3 phần:

Các bài tập vũ đạo, múa nhạc, trống, trò chơi: Kéo co, chạy, rượt đuổi, giữ thăng bằng... thường dùng cho trẻ em.

Các bài tập (Chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật) 5 môn phối hợp: Mục đích rèn luyện để phát triển sức mạnh, nhanh, bền, khéo góp phần nâng cao thể chất giúp cơ thể có sức chịu đựng và dẻo dai trong các cuộc hành quân kéo dài để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Dân tộc mở rộng bờ cõi [19].


Phương pháp về GDTC đã được hình thành bằng con đường kinh nghiệm, ở giai đoạn này các nhà triết học, giáo dục học và thầy thuốc chưa hiểu được các quy luật hoạt động của cơ thể, chưa giải thích được cơ chế tác động của các bài tập thế chất, do đó người ta đánh giá hiệu quả các bài tập thế chất theo kết quả bên ngoài: tốc độ, sức mạnh và kĩ năng kĩ xảo được hình thành. So với nhiều quốc gia phương pháp GDTC thời cổ Hi Lạp là nổi tiếng hơn cả. Phương pháp này liên kết các giải pháp rèn luyện và phát triển sức nhanh, sức mạnh, biến thành một hệ thống thống nhất. Đến giai đoạn trung cổ, số lượng các phương pháp được tăng lên, xuất hiện những giáo trình đầu tiên về thể dục, bơi lội, trò chơi, bắn cung.

Con người tiếp thu những tri thức có tính chất kinh nghiệm về ảnh hưởng của các động tác đến kết quả của thực tiễn lao động. Từ việc tích lũy tri thức mang tính chất kinh nghiệm ấy nâng lên thành ý thức về hiệu quả của việc tập luyện và nhận thức được các phương tiện truyền đạt kinh nghiệm. Đó là một trong những tiền đề xuất hiện các bài tập thể thao và hoạt động TDTT.

Những tư tưởng sư phạm về thể dục thể thao được phát triển cho đến cuối thế kỉ XIX. Sự phát triển khoa học về con người, về giáo dục và giáo dưỡng, chữa bệnh đã kích thích các nhà triết học, giáo dục học và thầy thuốc chú ý đến vấn đề GDTC. Ở giai đoạn này, đã hình thành những cơ sở lý luận tạo tiền đề cho sự phát triển của khoa học GDTC ở giai đoạn sau này.

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, khoa học về GDTC được phát triển mạnh mẽ, hình thành môn Lý luận và Phương pháp GDTC với tư cách là một khoa học độc lập. Nhà bác học Nga P.Ph. Lexgáp (1837 - 1909) đã đặt nền móng cho Lý luận GDTC hiện đại với tư cách là một môn khoa học độc lập từ những tác phẩm của ông về lịch sử, giải phẫu, sinh vật, giáo dục học, lý luận và phương pháp GDTC.


Dựa trên quan điểm khoa học biện chứng P.Ph.Lexgáp đã xây dựng cơ sở lý luận giáo dục, trong đó lý luận GDTC đóng vai trò chủ yếu. Ông đã nghiên cứu hệ thống các bài tập thể chất, ý nghĩa vệ sinh và sức khoẻ của bài tập thể chất. Ông cho rằng, cơ sở để lựa chọn bài tập thể chất là phải tính đến những đặc điểm giải phẫu sinh lý và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của các bài tập thể chất. Ông nghiên cứu một cách hệ thống các bài tập thể chất nhằm phát triển toàn diện và đúng chức năng của cơ thể con người. Sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức thẩm mĩ và hoạt động lao động. Có thể coi P.Ph.Lexgáp là người đầu tiên xác định quá trình thực hiện bài tập thể chất như là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất.

P.Ph.Lexgáp coi giáo dục thái độ tự giác thực hiện công việc với sự tiêu hao ít sức lực và sự cố gắng vượt qua những trở ngại là nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy các bài tập thể chất. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của lời nói hướng đến sự tự giác, không được bắt chước một cách máy móc. Yêu cầu giảng viên phải chuẩn bị và tiến hành có hệ thống các tiết học. Trong quá trình , giảng viên cần tăng dần sức chịu đựng cơ thể, thay đổi bài tập thể chất và đa dạng.

Trên cơ sở lý luận của P.Ph. Lexgáp - nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học lý luận GDTC, Gorinhépxki (1857 - 1937) đã làm rõ hơn học thuyết của P.Ph. Lexgáp về GDTC. Hoạt động của ông diễn ra trong suốt những năm 80 - 90 của thế kỉ XIX và tiếp tục trong vòng 20 năm sau Cách mạng tháng Mười Nga. Ông nghiên cứu vấn đề vệ sinh của các bài tập thể chất, thể dục chữa bệnh. Ông là người sáng lập công tác kiểm tra y tế và giáo dục trong các tiết học thể dục và rèn luyện thể thao. Ông xác định những đặc trưng của GDTC trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống con người.

Nếu P. Ph. Lexgáp được coi là nhà sáng lập khoa học GDTC ở nước Nga, đặt cơ sở khoa học GDTC cho thế hệ trẻ, thì người kế tục sự nghiệp của


ông là Gorinhépxki đã phát triển khoa học đó dựa trên đặc điểm lứa tuổi đặc trưng của GDTC với những nghiên cứu mới và những yêu cầu mới của xã hội chủ nghĩa [52].

Ở Việt Nam, việc nâng cao thể chất và sức khỏe cho sinh viên là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT nước ta từ trước tới nay. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở các bậc học, nhất thiết phải coi trọng công tác GDTC trong trường học. Thực tế cho thấy, GDTC trong trường học góp phần đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước, cung cấp nguồn nhân lực có sức khỏe, học vấn và đạo đức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cho đến nay, đã có hàng loạt công trình, luận án tiến sĩ nghiên cứu về GDTC trong các trường đại học đề cập đến các yếu tố liên quan về GDTC trong trường đại học. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu:

Trong luận án Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đức Thành (2012) [47] đã đánh giá đúng thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên 20 trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, đó là sự tập luyện chưa thường xuyên, nội dung tập luyện còn dàn trải nhiều môn, hình thức tập luyện tản mạn, tổ chức tập luyện tự phát, chưa được quản lý chặt chẽ, thiếu định hướng và chưa thành phong trào; bên cạnh đó còn nhiều khó khăn cản trở hoạt động TDTT ngoại khóa sinh viên, trong đó đặc biệt về CSVC phục vụ tập luyện còn thiếu thốn, thiếu người hướng dẫn có chuyên môn. Luận án lựa chọn được 05 môn thể thao phù hợp với sở thích và điều kiện của sinh viên. Các hình thức tập luyện cơ bản cho sinh viên là CLB, nhóm lớp, đội tuyển năng khiếu.

Thông qua việc nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả GDTC theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm GDTC trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa, Nguyễn Văn Toàn (2013) [53] đã đánh giá được thực công


tác đào tạo sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành GDTC của khoa GDTC trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa trong giai đoạn chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong công trình luận án này, tác giả đã lựa chọn được 03 giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo học chế tín chỉ của khoa GDTC trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa như: (1) Giải pháp về cơ chế tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo phù hợp với đặc điểm của học chế tín chỉ; (2) Giải pháp về hoàn thiện quy trình tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên và giữa kỳ theo học chế tín chỉ; (3) Giải pháp về tổ chức các loại hình hoạt động ngoại khóa để tích cực hóa hoạt động tự học các môn TDTT của sinh viên.

Khi nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên khoa thể dục thể thao trường đại học Hải Phòng, Đỗ Đình Quang (2013) [43] đã đánh giá được thực trạng thể chất của sinh viên khoa TDTT của trường Đại học Hải Phòng. Tác giả đã xác định được 06 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của sinh viên như: số giờ học thực hành trong chương trình ít, số lượng và chất lượng giáo viên, nhất là chất lượng giáo viên thấp, cơ sở vật chất TDTT chưa đáp ứng đầy đủ, chậm đỏi mới phương pháp giảng dạy, khá đông sinh viên chưa xác định đúng mục đích và vai trò của TDTT, công tác quản lý chuyên môn của khoa còn hạn chế. Ngoài ra luận án đưa ra được 07 giải pháp đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong việc phát triển thể chất, nâng cao sức khỏe học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao cho sinh viên khoa TDTT trường đại học Hải Phòng.

Với công trình nghiên cứu Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường học phổ thông ở Đà Nẵng, Võ Văn Vũ (2014) [61] đã đánh giá được thực trạng trong GDTC và hoạt động thể thao trường học; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao


hiệu quả GDTC và hoạt động thể thao trong trường học, trong đó tập trung vào đổi mới nội dung, chương trình môn học theo hướng tăng giờ tự chọn, ngoài ra xây dựng các mô hình câu lạc bộ TDTT theo hướng xã hội hóa.

Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các Trường Đại học tại thành phố Vinh của Văn Đình Cường (2016) [9] đã đánh giá thực trạng công tác GDTC của các trường đại học tại thành phố Vinh đã đánh giá được những bất cập và hạn chế về cơ sở vật chất, khung chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ cho giảng viên chưa theo các văn bản của Nhà nước, số lượng sinh viên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa còn thấp, các giải thể thao của sinh viên do các trường tổ chức còn ít, thể lực chung của sinh viên chưa đạt theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ GD&ĐT. Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở pháp lý đặc biệt phỏng vấn các chuyên gia và giáo viên trực tiếp giảng dạy GDTC ở các trường đại học tại thành phố Vinh. Luận án đã lựa chọn được 06 nhóm giải pháp, với 22 giải pháp thích hợp nhằm nâng cao công tác GDTC ở các trường đại học tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trong công trình Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Hoàng Hà (2016)[26] đã đi sâu nghiên cứu đánh giá về thực trạng công tác GDTC tại các trường thành viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình, quan tâm của Ban giám hiệu). Luận án đã xây dựng được thang đo đánh giá của sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý về công tác GDTC cho các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đã xây dựng được 6 nhóm giải pháp, với 24 giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng công tác GDTC tại các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra luận án đã xây dựng được chương trình GDTC mới đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên và phù hợp với điều kiện thực tiễn là cung cấp các

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí