Trang nhập tin tức | 54 | |
3.12. | Trang thêm danh mục | 55 |
3.13. | Trang cập nhật banner quảng cáo | 55 |
3.14. | Trang quản lý banner quảng cáo | 56 |
3.15. | Trang thêm chi tiết đơn hàng | 56 |
3.16. | Trang thống kê đơn hàng | 57 |
3.17. | Trang thống kê liên hệ | 57 |
3.18. | Trang thống kê nguời dùng | 58 |
3.19. | Trang đăng banner | 58 |
3.20. | Trang quản lý banner quảng cáo. | 59 |
3.21. | Trang cập nhật banner quảng cáo. | 59 |
3.22. | Trang đăng banner chính. | 60 |
3.23. | Trang quản lý banner chính. | 60 |
3.24. | Trang chủ | 61 |
3.25. | Trang giới thiệu | 62 |
3.26. | Trang liên hệ | 63 |
3.27. | Trang sản phẩm theo danh mục | 63 |
3.28. | Trang chi tiết sản phẩm | 64 |
3.29. | Trang giỏ hàng | 65 |
3.30. | Trang đơn hàng khách | 65 |
3.31. | Trang chi tiết đơn hàng khách | 66 |
3.32. | Trang thêm đơn hàng | 66 |
3.33. | Trang tìm kiếm sản phẩm | 67 |
3.34. | Trang hiển thị tất cả tin tức | 68 |
3.35. | Trang chi tiết tin tức | 69 |
3.36. | Trang đăng ký tài khoản | 69 |
3.37. | Trang đăng nhập | 70 |
3.38. | Trang sản phẩm khuyến mãi | 70 |
3.39. | Trang đổi mật khẩu | 71 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng Website thương mại điện tử kinh doanh màn rèm cửa - 1
- Mô Hình Nhà Tích Hợp Mạng Giá Trị (Value Net Intergrator).
- Nhận Xét Về Các Website Kinh Doanh Màn Rèm Cửa Ở Việt Nam.
- Chức Năng Hiển Thị Tất Cả Đơn Hàng
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin và thương mại điện tử có mặt hầu hết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và trở thành một công cụ hỗ trợ rất đắc lực trong công tác quản lý kinh doanh. Thương mại điện tử không những đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp mà tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Hơn nữa, Internet và các ứng dụng của nó như thương mại điện tử chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng một thập kỷ qua nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của mọi người. Con người ngày càng ưa thích sử dụng loại hình kinh doanh này vì những lợi ích mà nó mang lại. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khai thác mạng Internet nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt được những thành công không nhỏ.
Chính vì thế mà em chọn đề tài “Xây dựng Website thương mại điện tử kinh doanh màn rèm cửa” nhằm giới thiệu các sản phẩm màn rèm cửa đến với khách hàng,
, nhằm củng cố kiến thức đã được học tại trường, đồng thời giúp em bước nắm bắt được quy trình phát triển và xây dựng Website mà em dự định sẽ áp dụng trong công việc của mình sau này.
1. Lý do chọn đề tài.
Những năm gần đây khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu bản thân thì nhu cầu thẩm mĩ cũng được quan tâm nhiều hơn. Người ta bắt đầu chú ý đến việc trang trí, làm mới không gian nhà ở hay là căn phòng của mình. Ngoài những đồ nội thất như bàn ghế, tủ… thì màn rèm cửa cũng được lựa chọn như một vật trang trí không thể thiếu làm tăng thêm vẻ sang trọng, thanh thoát của căn phòng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu: Vận dụng hết các kiến thức về chuyên ngành đã học tại trường, gắng kết giữa lý thuyết và thực tiễn để xây dựng website Thương Mại Điện Tử đầy đủ tính năng.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu Thương Mại Điện Tử và lợi ích của nó.
- Các công cụ xây dựng website.
- Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống của website.
- Phân tích những lợi ích khi áp dụng website Thương mại điện tử vào kinh doanh
- Phân tích và thiết kế hệ thống
- Xây dựng Website thương mại điện tử để quản lý, giới thiệu, giao dịch sản phẩm màn rèm cửa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Tìm hiểu một số công cụ và ngôn ngữ hỗ trợ quá trình xây dựng Website.
- Các chức năng của Website Thương mại điện tử.
- Quy trình xây dựng Website Thương mại điện tử.
- Một số kỹ thuật trong Thương mại điện tử.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập và phân tích những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hình thành nên những ý tưởng tổng quan (mục đích cần đạt đến của Website, đối tượng cần hướng đến là ai?, thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào?).
- Xác định các yêu cầu nhằm phân tích thiết kế hệ thống chương trình cho phù
hợp.
- Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra.
- Triển khai chương trình và đánh giá kết quả đạt được.
5. Dự kiến kết quả.
- Một bản báo cáo chi tiết về quy trình xây dựng website sử dụng công nghệ ASP.net.
- Xây dựng được một Website thương mại điện tử cho công ty màn rèm cửa.
6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn.
- Giúp doanh nghiệp có một cái tổng quan về Thương mại điện tử cũng như lợi ích mà Website Thương mại điện tử mang lại.
- Cung cấp các kiến thức cũng như kỹ thuật xây dựng Website thương mại điện tử bằng công nghệ ASP.Net
- Đề tài sẽ là một ví dụ minh họa thu nhỏ về “Ứng dụng Thương mại điện tử” nói chung và “mua bán hàng qua mạng” nói riêng.
- Thông qua Website, doanh nghiệp có được một kênh bán hàng mới vượt giới hạn về không gian và thời gian.
- Tối ưu chi phí (cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng), nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Kinh doanh điện tử (E-Bussiness).
1.1.1. Khái niệm kinh doanh điện tử.
- E – business là việc tiến hành kinh doanh trên Internet, không chỉ mua bán mà còn phục vụ khách hàng và cộng tác với các đối tác kinh doanh.
(whatis.com)
- E – business là việc sử dụng hệ thống CNTT để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng; bao gồm các thay đổi trongtruyền thông tiếp thị, hệ thống phân phối, và các mô hình kinh doanh.
(www.ibm.com/e-business)
- E – business là việc sử dụng Internet để thực hiện các quy trình kinh doanh, thương mại điện tử, giao tiếp và cộng tác với khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác của một doanh nghiệp. (Colin Combe, 2006)
- Theo nghĩa rộng hơn, E-business là bất kỳ loại giao dịch hoặc tương tác kinh doanh trong đó những người tham gia thực hiện các hoạt động giao dịch kinh doanh bằng điện tử.
(Nan Si Shi &V.K. Murthy, 2003.)
- E – business là khả năng thực hiện các trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nội dung, tài sản và tiền dùng các công cụ và kỹ thuật điện tử.
(In Lee, 2009.)
- E – business không chỉ bán sản phẩm qua Internet mà còn tăng cường:
+ Việc cung cấp thông tin cho khách hàng;
+ Cung cấp các công cụ cho cộng đồng, các thông tin về sản phẩm cho mạng lưới môi giới;
+ Thông tin sản phẩm cho cấp quản lý.
- E – business bao gồm toàn bộ chiến lược kinh doanh:
+ Xác định lại mô hình kinh doanh cũ;
+ Sử dụng phương tiện số và công nghệ mạng để tối đa hóa lợi ích cho khách hàng;
+ Các công nghệ đó không chỉ sử dụng để phát triển sản phẩm/dịch vụ mà còn mang lại những chọn lựa tốt hơn quá trình giao hàng.
- E – business đưa ra một số giải pháp:
+ Các Website mang tính tương tác;
+ Môi trường thương mại điện tử;
+ Hệ thống mua sắm điện tử;
+ Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng;
+ Hệ thống tác nghiệp thông qua mạng.
- E – business quản trị tiến hành kinh doanh bằng Internet
+ Mua bán các sản phẩm/dịch vụ
+ Cung cấp các kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng qua mạng
1.1.2. Các mô hình kinh doanh điện tử.
Mô hình kinh doanh điện tử:
- Là mô hình kinh doanh trong đó sử dụng các lợi ích của truyền thông điện tử để đạt được quá trình tăng thêm các giá trị cho tổ chức.
- Là một mô hình kinh doanh được thông qua bởi một tổ chức, và xem như là một khuôn khổ để tối đa hóa giá trị trong nền kinh tế mới.
- Sử dụng CNTT (Internet) và kết hợp với mô hình kinh doanh để có thể liên kết người tiêu dùng, tổ chức công và tư, và các cơ quan chính phủ.
Nghiên cứu các mô hình kinh doanh điện tử cần xem xét 4 khía cạnh:
- Đặc điểm phân biệt;
- Cơ sở hạ tầng
- Nguồn thu nhập;
- Các yếu tố thành công.
1.1.2.1. Mô hình trực tiếp đến khách hàng (Direct to customer).
Đặc điểm phân biệt:
- Người mua và người bán giao tiếp trực tiếp không thông qua trung gian.
- Người bán có thể là bán lẻ, bán buôn, hoặc nhà sản xuất.
- Người mua có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng:
- Cần các website dễ dùng, dễ điều hướng nhằm tăng kinh nghiệm mua sắm trực tuyến
- Cần xử lý giao dịch thanh toán trực tuyến
- Cần ERP để xử lý giao dịch của khách hàng, tối ưu hiệu suất của các qui trình
nghiệp vụ
- Cần các dịch vụ mạng giao tiếp để nối tất cả các điểm trong tổ chức với nhau và với thế giới bên ngoài
- Cần cài đặt và bảo trì các trạm và mạng cục bộ hỗ trợ mọi người vận hành mô hình kinh doanh điện tử này
Nguồn thu nhập:
- Doanh thu trực tiếp từ việc bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng;
- Nguồn thu phụ từ quảng cáo, bán thông tin khách hàng,
- Phí sắp đặt sản phẩm (so với cửa hàng vật lý)
Các yếu tố thành công:
- Tạo và duy trì nhận thức của khách hàng để giảm chi phí thu hút khách hàng;
- Giữ mối quan hệ khách hàng và hiểu nhu cầu khách hàng ;
- Duy trì khách hàng quen;
- Cung cấp việc thanh toán, đáp ứng, xử lý giao dịch nhanh và hiệu quả;
- Đảm bảo an toàn cho tổ chức và khách hàng;
- Cung cấp các giao diện có kết hợp tính dễ dùng và giàu kinh nghiệm mua sắm của khách hàng, có tích hợp đa kênh.
1.1.2.2. Mô hình nhà cung cấp dịch vụ toàn phần (Full service provider).
Đặc điểm chính:
- Tổ chức đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng trong một lĩnh vực cụ thể thông qua 1 điểm giao tiếp duy nhất với nhiều sản phẩm/dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng:
- Cơ sở dữ liệu có chứa thông tin về khách hàng và sản phẩm mà khách hàng sở
hữu;
- Quản lý tập trung hạ tầng công nghệ thông tin để tích hợp các đơn vị kinh
doanh trong tổ chức với nhau và với nhà cung cấp thứ 3;
- Cần cài đặt và bảo trì các trạm và mạng cục bộ tương ứng để liên kết các đơn vị kinh doanh trong tổ chức với nhau và với nhà cung cấp thứ 3.
Nguồn thu nhập :
- Doanh thu từ việc bán sản phẩm/dịch vụ của chính tổ chức và của các tổ chức khác;
- Doanh thu phụ từ phí thành viên hàng năm, phí quản lý, phí giao dịch, tiền
hoa hồng từ sản phẩm/dịch vụ của bên thứ 3;
- Phí quảng cáo /liệt kê sản phẩm từ nhà cung cấp thứ 3;
- Phí bán dữ liệu tích hợp về khách hàng.
Các yếu tố thành công:
- Thương hiệu, sự tín nhiệm và niềm tin của khách hàng dành cho tổ chức;
- Sở hữu mối quan hệ khách hàng, sở hữu nhiều dữ liệu khách hàng, các chính sách bảo vệ lợi ích của nhà cung cấp và khách hàng của tổ chức.
1.1.2.3. Mô hình toàn thể tổ chức (Whole of enterprise).
Đặc điểm chính:
- Khách hàng giao tiếp với tổ chức thông qua 1 điểm giao tiếp duy nhất
Cơ sở hạ tầng:
- Cần liên kết các hệ thống khác nhau trong các đơn vị kinh doanh khác nhau nhằm cung cấp sự quảnlý và kho thông tin tập trung ở mức tổ chức
- Cần các phương tiện trực tuyến để tóm tắt dữ liệu từ các ứng dụng và nền tảng khác nhau
- Cần phát triển các dịch vụ ERP để xử lý giao dịch từ khách hàng
- Cần xử lý giao dịch thanh toán
- Cần các tiện ích xử lý lượng lớn dữ liệu;
- Cần phát triển và tích hợp các ứng dụng tính toán di động để cung cấp kênh giao tiếp mới cho khách hàng
Nguồn thu nhập :
- Doanh thu từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng
- Nguồn thu phụ từ phí thành viên và phí dịch vụ hàng năm
Các yếu tố thành công:
- Việc thay đổi hành vi của khách hàng để tận dụng mô hình mới này thay cho việc khách hàng giao tiếp với từng đơnvị kinh doanh của tổ chức
- Giảm chi phí ở từng đơn vị kinh doanh khi lượng giao tiếp khách hàng trực tiếp ở mỗi đơnvị giảm xuống;
- Thay đổi khung nhìn từ mức đơn vị kinh doanh lên mức tổ chức với nhận thức rõ ràng về sản phẩm, huấn luyện và bán hàng chéo
1.1.2.4. Mô hình trung gian (Intermediaries).
Đặc điểm chính:
- Trung gian giữa người mua và người bán;
- Các dịch vụ trung gian bao gồm:
+ Tìm kiếm (định vị nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ);
+ Đặc tả (nhận dạng các thuộc tính quan trọng của sản phẩm);
+ Giá (thiết lập giá, so sánh giá);
+ Bán hàng (hoàn thiện giao dịch bán hàng gồm thỏa thuận và thanh toán);
+ Sự hoàn thành (hoàn thành mua hàng bằng việc giao hàng/dịch vụ);
+ Giám sát (giám sát hoạt động mua/bán để báo cáo giá và hoạt động tổng hợp nhằm thông báo và ra qui định cho thị trường);
+ Thi hành luật (buộc người mua/người bán tuân theo luật định).
Cơ sở hạ tầng:
- Các dịch vụ hạ tầng cần quản lý tri thức;
- Tuân theo các chính sách email và Internet;
- Mạng trạm để hỗ trợ sản phẩm/dịch vụ trong môi trường điện tử;
- Quản lý tập trung các ứng dụng kinh doanh điện tử;
- Hoạch định và quản lý dự án các hệ thống thông tin.
Nguồn thu nhập:
- Doanh thu từ người mua, người bán, hoặc cả hai
Các yếu tố thành công:
- Thu hút và giữ được một lượng lớn khách hàng chủ yếu
- Xây dựng cơ sở hạ tầng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu khi có sự gia tăng
1.1.2.5. Mô hình cơ sở hạ tầng được chia sẻ (Share Infrastructure).
Đặc điểm chính:
- Tổ chức chia sẻ cơ sở hạ tầng với những nhà đầu tư hạ tầng này và cũng như với các nhà cung cấp;
- Khách hàng có thể truy cập trực tiếp hạ tầng này để chọn nhà cung cấp và giá trị thích hợp;
- Sản phẩm và dịch vụ đi trực tiếp từ hạ tầng này đến khách hàng hoặc cũng có thể hạ tầng thông báo đến nhà cung cấp và sau đó nhà cung cấp liên hệ trực tiếp với khách hàng để hoàn thiện giao dịch.