Trình Bày Được Triệu Chứng Lâm Sàng Gãy Xương Đòn

Nguyên nhân do bệnh lý.

B- Nguyên nhân do chấn thương: Ngã gập chân hoặc chéo chân...

Nguyên nhân do bệnh lý.

C- Nguyên nhân trực tiếp: Do ngã gập chân hoặc chéo chân...

Nguyên nhân gián tiếp: Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động... D- Nguyên nhân trực tiếp: Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động...

Nguyên nhân gián tiếp: Do ngã gập chân hoặc chéo chân...

Câu 2: Triệu chứng cơ năng gãy 2 xương cẳng chân:

A- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, sau đó giảm dần.

Giảm cơ năng một phần: Bệnh nhân đứng khó.

B- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, có trường hợp sốc do đau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

Giảm cơ năng một phần: Bệnh nhân đứng khó.

C- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, có trường hợp sốc do đau Giảm cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không đứng được.

D- Đau: Đau sau chấn thương vài giờ, sau đó giảm dần.

Giảm cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không đứng được.

Câu 3: Biến chứng muộn của gãy 2 xương cẳng chân:

A- Tổn thương mạch máu thần kinh. Di lệch thứ phát, rối loạn dinh dưỡng. B- Rối loạn dinh dưỡng. Di lệch thứ phát.

C- Can lệch. Khớp giả. Rối loạn dinh dưỡng. Di lệch thứ phát. D- Can lệch. Khớp giả. Rối loạn dinh dưỡng. Chậm liền xương.

Câu 4: Sơ cứu bệnh nhân gãy 2 xương cẳng chân ở y tế cơ sở: A- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tới khi hết sốc.

Tiêm giảm đau.

Cố định tạm thời đúng nguyên tắc. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

B- Phòng sốc.

Cố định chi bằng nẹp đúng nguyên tắc. Tiêm trợ lực, trợ tim.

Giải thích cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên. C- Phòng sốc. Cố định chi bằng nẹp đúng nguyên tắc.

Tiêm trợ lực, trợ tim.

Bất động thực thụ bằng bột đùi – cẳng – bàn chân.

D- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tới khi hết sốc.Tiêm giảm đau.

Cố định tạm thời đúng nguyên tắc.

Bài 58

GÃY XƯƠNG ĐÒN



MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân gãy xương đòn

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng gãy xương đòn

3. Trình bày được phương pháp sơ cứu ban đầu gãy xương đòn ở tuyến y tế cơ

sở


NỘI DUNG

Gãy xương đòn chiếm khoảng 10% các loại gãy xương. Hay gặp vì xương ở nông, cong hình chữ S. Chẩn đoán dễ, điều trị đơn giản, tiên lượng tốt.

1. Nguyên nhân

- Nguyên nhân trực tiếp : Do va chạm thẳng vào xương (ít gặp).

- Nguyên nhân gián tiếp: Do ngã đập vai xuống đất (hay gặp).

2. Giải phẫu và sinh lý bệnh

2.1. Đường gãy: Phần lớn gãy ở thân xương, đường gãy chéo xuống dưới, vào trong và ra sau.

Dưới xương có bó mạch thần kinh dưới đòn nên có thể bị tổn thương.

2.2. Di lệch

- Đầu trong bị cơ ức - đòn - chũm kéo lên trên.

- Đầu ngoài bị cơ Đenta, cơ ngực lớn và sức mạnh của chi trên kéo xuống dưới, ra trước và vào trong. Do đó hai đầu xương chờm lên nhau và thân xương ngắn lại.

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Cơ năng

3.1.1. Đau: Đau ngay sau chấn thương, tay lành đỡ tay đau, đầu nghiêng về phía gãy.

3.1.2 .Giảm cơ năng: Chi bên bị tổn thương cử động hạn chế.

3.2. Triệu chứng thực thể

3.2.1. Nhìn

- Ổ gãy sưng to, gồ lên.

- Ngoài da có vết bầm tím.

- Vai bị kéo xuống và ra xa cột sống hơn.

3.2.2. Nắn: Thấy đầu xương nhô lên dưới da và đau.

3.2.3. Đo: Đoạn cùng - vai - ức bên gãy ngắn lại.

3.2.4. X. quang: Xác định vị trí và kiểu gãy.

4. Xử trí

4.1. Xử trí ở y tế cơ sở

Ủ ấm, giảm đau, tiêm thuốc trợ lực, trợ tim.

Bất động tạm thời bằng băng số 8 rồi chuyển lên tuyến trên điều trị.

4.2. Các phương pháp điều trị ở tuyến trên

- Kéo nắn. cố định bằng băng số 8.

- Bó bột ngực - vai - cánh - cẳng - bàn tay.

- Mổ kết hợp xương (những trường hợp khó kéo nắn hoặc gãy phức tạp)

LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Xương đòn dễ gãy vì:

A- Xương cong. B- Xương nhỏ. C- Xương sát da. D- Xương giòn.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây gãy xương đòn: A- Ngã chống tay.

B- Ngã đập vai.

C- Đập trực tiếp.

D- Do bệnh lý.

Câu 3: Tổn thương phối hợp thường gặp trong gãy xương đòn: A- Tổn thương khớp cùng - vai - đòn.

B- Tổn thương thần kinh quay.

C- Tổn thương thần kinh, mạch máu dưới đòn. D- Tổn thương phần mềm.

Bài 59

GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY


MỤC TIÊU

1. Trình bày được triệu chứng của gãy thân xương cánh tay

2. Trình bày được xử trí gãy thân xương cánh tay ở tuyến y tế cơ sở


NỘI DUNG

1. Đại cương

Gãy thân xương cánh gồm những trường hợp gãy xương cánh tay từ bờ dưới cơ ngực to đến trên nếp khuỷu khoảng 4 khoát ngón tay.

Là loại gãy thường gặp do chấn thương trực tiếp vào xương hay do ngã chống tay hoặc khuỷu tay.

Gãy thân xương cánh tay điều trị đơn giản, nhưng có thể gây ra 2 biến chứng là liệt thần kinh quay và khớp giả.

2. Giải phẫu bệnh

2.1. Đường gãy

Gãy ở 1/3 giữa và 1/3 dưới của xương cánh tay. Đường gãy có thể chéo, xoắn vặn hoặc gãy ngang.

2.2. Di lệch

- Gãy 1/3 trên thân xương: Di lệch nhiều hơn, đoạn trên dạng và kéo ra trước do cơ Denta và cơ ngực lớn, đoạn dưới lệch vào trong.

- Gãy 1/3 dưới thân xương: ít di lệch hơn.

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng cơ năng

3.1.1 .Đau: Sau khi bị chấn thương, đau tăng khi cử động.

3.1.2. Mất cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không nhấc tay lên được.

3.2. Triệu chứng thực thể

3.2.1. Cánh tay sưng nề, tròn, làm mất các nếp giữa các cơ. Chi ngắn.

3.2.2. Nắn vào ổ gãy đau chói. Có thể thấy tiếng “lạo xạo của xương”(Không làm động tác này).

- Nếu đến muộn thấy vết bầm máu ở cánh tay. Cần khám xem dây thần kinh quay có bị liệt không. Nếu liệt làm cho cổ tay không duỗi ra được nữa (biến dạng rũ cổ cò)

- Bắt mạch xem có đứt mạch máu không?

3.3. X quang: Chụp thẳng và nghiêng phát hiện ổ gãy xương và mức độ di lệch của 2 đầu xương.

Hình 59 1 Gãy thân xương cánh tay Hình 59 2 Hình ảnh bàn tay rũ cổ cò 4 Biến 1Hình 59 1 Gãy thân xương cánh tay Hình 59 2 Hình ảnh bàn tay rũ cổ cò 4 Biến 2

Hình 59.1. Gãy thân xương cánh tay Hình 59.2. Hình ảnh bàn tay rũ cổ cò

4. Biến chứng

4.1. Liệt dây thần kinh quay

Vì nó nằm trong rãnh xoắn, sát ngay xương, nên khi gãy thân xương cánh tay dây thần kinh quay dễ bị tổn thương, có thể bị đứt hoặc bị kẹp vào 2 đầu xương gãy.

4.2. Khớp giả

Hay gặp, thường do điều trị không đúng kỹ thuật.

5. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở

- Giảm đau tại chỗ bằng cách phóng bế Novocain 0,5 – 1% vào ổ gãy.

- Đặt nẹp cố định tạm thời, đúng nguyên tắc.

- Tiêm trợ tim, trợ sức.

- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Triệu chứng cơ năng gãy thân xương cánh tay:

A- Đau: Đau sau khi bị chấn thương, đau tăng khi cử động.

Mất cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không nhấc tay lên được.

B- Đau: Đau sau khi bị chấn thương, đau ngày càng tăng dần.

Mất cơ năng hoàn toàn: Bệnh nhân không nhấc tay lên được.

C- Đau: Đau sau khi bị chấn thương, đau tăng khi cử động.

Giảm một phần cơ năng: Bệnh nhân nhấc tay đau.

D- Đau: Đau sau khi bị chấn thương, đau ngày càng tăng dần.

Giảm một phần cơ năng: Bệnh nhân nhấc tay đau.

Câu 2: Triệu chứng thực thể gãy thân xương cánh tay có tổn thương thần kinh quay: A- Bàn tay không co lại được, gọi biến dạng cổ cò.

B- Bàn tay, cổ tay không duỗi ra được, gọi biến dạng cổ cò. C- Các ngón tay không duỗi ra được, gọi biến dạng cổ cò.

D- Các ngón I, II, II co lại; các ngón IV, V duỗi ra, gọi biến dạng cổ cò.

Câu 3: Các biến chứng thường gặp của gãy thân xương cánh tay: A- Gãy kín thành gãy hở. Di lệch thứ phát.

B- Gãy kín thành gãy hở. Liệt thần kinh quay. C- Khớp giả. Can lệch.

D- Khớp giả. Liệt thần kinh quay.

Câu 4: Biến chứng liệt thần kinh quay trong gãy thân xương cánh tay:

A- Vì thần kinh quay nằm ngoài rãnh xoắn, sát ngay xương, nên khi gãy thân xương cánh tay dễ bị tổn thương. Có thể bị đứt hoặc bị kẹp vào 2 đầu xương gãy.

B- Vì thần kinh quay nằm ngoài rãnh xoắn, phía ngoài xương, nên khi gãy thân xương cánh tay dễ bị tổn thương. Có thể bị đứt hoặc bị kẹp vào 2 đầu xương gãy.

C- Vì thần kinh quay nằm trong rãnh xoắn, sát ngay xương, nên khi gãy thân xương cánh tay dễ bị tổn thương. Có thể bị đứt hoặc bị kẹp vào 2 đầu xương gãy.

D- Vì thần kinh quay nằm trong rãnh xoắn, phía ngoài xương, nên khi gãy thân xương cánh tay dễ bị tổn thương. Có thể bị đứt hoặc bị kẹp vào 2 đầu xương gãy.

Câu 5: Xử trí gãy thân xương cánh tay ở y tế cơ sở:

A- Giảm đau tại chỗ bằng phóng bế Novocain 0,5 – 1% tại chỗ.

Kéo nắn, cố định tạm thời bằng nẹp đúng nguyên tắc. Tiêm kháng sinh.

Giải thích cho gia đình và bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. B- Giảm đau tại chỗ bằng phóng bế Novocain 0,5 – 1% tại chỗ.

Đặt nẹp cố định tạm thời , đúng nguyên tắc. Tiêm trợ tim, trợ lực.

Giải thích cho gia đình và bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. C- Giảm đau tại chỗ bằng phóng bế Novocain 0,5 – 1% tại chỗ.

Kéo nắn, cố định đúng nguyên tắc. Tiêm trợ tim, trợ lực.

Giải thích cho gia đình và bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. D- Giảm đau tại chỗ bằng phóng bế Novocain 0,5 – 1% tại chỗ.

Đặt nẹp cố định tạm thời , đúng nguyên tắc. Tiêm kháng sinh.

Giải thích cho gia đình và bệnh nhân chuyển lên tuyến trên.

Bài 60

GÃY THÂN 2 XƯƠNG CẲNG TAY


MỤC TIÊU

1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của gãy thân 2 xương cẳng tay.

2. Trình bày được phương pháp xử trí gãy thân 2 xương cẳng tay ở tuyến y tế cơ

sở .


NỘI DUNG

1. Đại cương

Gãy thân 2 xương cẳng tay gặp ở mọi lứa tuổi. Có thể gãy do chấn thương trực tiếp vào cẳng tay. Hay gặp hơn do chấn thương gián tiếp, như ngã chống bàn tay xuống làm cho cẳng tay gập cong và bị gãy. Đây là loại gãy quan trọng vì xương di lệch nhiều ảnh hưởng tới động tác chính xác mà 2 xương quay và trụ phối hợp với nhau tạo nên.

2. Giải phẫu bệnh

2.1. Đường gãy

- Gãy ngang

- Gãy chéo

- Gãy xoắn.

2.2. Di lệch

Hình 60 1 Các vị trí di lệch thường gặp trong gãy xương cẳng tay a Gãy cao trên 3

Hình 60.1. Các vị trí di lệch thường gặp trong gãy xương cẳng tay

a. Gãy cao (trên cơ sấp tròn)

b,c. Gãy giữa và thấp (dưới cơ sấp tròn)


Gãy 2 xương cẳng tay di lệch phức tạp vì các đoạn xương bị gãy có rất nhiều cơ từ cánh tay, cẳng tay và bàn tay co kéo. Thêm vào đó màng liên cốt của 2 thân xương kéo làm cho 2 đầu gãy di lệch nhiều.

2.2.1. Hai đoạn xương gãy chồng lên nhau.

2.2.2. Hai đoạn xương gãy di lệch sang bên.

2.2.3. Di lệch xoắn theo trục xương.

2.2.4. Gấp góc ở một hoặc 2 xương.

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng cơ năng

3.1.1. Đau: Đau nhức cẳng tay, nhất là khi làm động tác sấp hoặc ngửa bàn tay.

3.1.2. Mất cơ năng hoàn toàn: Tay lành đỡ lấy tay đau.

3.2. Triệu chứng thực thể

3.2.1. Nhìn: Chi bị biến dạng.

- Cẳng tay sưng nề tròn như một cái ống, không rõ các nếp nữa.

- Vết bầm tím lan rộng.

- Gấp góc làm cho cẳng tay bị cong.

- Di lệch sang bên làm cho cẳng tay gồ lên, mặt trước cổ tay quay vào phía trong (sấp), vì các cơ sấp kéo vào đoạn dưới, phần trên cẳng tay ngửa ra ngoài.

3.2.2. Sờ nắn: Nắn vào ổ gãy bệnh nhân đau.

Kiểm tra tổn thương phối hợp: Bắt mạch quay, kiểm tra vận động và cảm giác ở ngọn chi để đề phòng các biến chứng chèn ép hoặc đứt mạch máu và thần kinh, nhất là hội chứng Volkman.

3.2.3. X quang: Chụp 2 phim thẳng và nghiêng để xác định vị trí tổn thương và sự di lệch của 2 đầu xương bị gãy.

4. Biến chứng

4.1. Biến chứng sớm

4.1.1. Từ gãy kín chuyển thành gãy hở.

4.1.2. Tổn thương các tổ chức xung quanh: Tổn thương mạch máu, thần kinh.

4.2. Biến chứng muộn

4.2.1. Can lệch

4.2.2. Khớp giả

Hình 60 2 Hội chứng Volkman Hình 60 3 Bất động đúng nguyên tắc 5 Xử trí ở 4Hình 60 2 Hội chứng Volkman Hình 60 3 Bất động đúng nguyên tắc 5 Xử trí ở 5

Hình 60.2. Hội chứng Volkman Hình 60.3. Bất động đúng nguyên tắc

5. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở

- Giảm đau tại chỗ bằng phóng bế Novocain 0,5 – 1% .

- Cố định tạm thời bằng nẹp đúng nguyên tắc.

- Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim.

- Giải thích cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên để điều trị.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Triệu chứng cơ năng gãy 2 xương cẳng tay:

A- Đau: Đau nhức cẳng tay, nhất là khi vận động.

Mất cơ năng hoàn toàn: Tay lành luôn đỡ lấy tay đau.

B- Đau: Đau nhức cẳng tay, nhất là khi vận động.

Giảm một phần cơ năng.

C- Đau: Đau nhức cẳng tay, nhất là khi làm động tác sấp ngửa bàn tay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024