Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Của Các Biện Pháp.

Tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, đột xuất để có được thông tin đầy đủ, chính xác để có điều chỉnh trong công tác quản lý.

Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng có tác dụng kích thích các hoạt động trong nhà trường

3.2.5.3 Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho giáo viên đánh giá đúng và tạo niềm vui cho trẻ. Ban chỉ đạo dựa vào bộ chuẩn phát triển của trẻ, kết quả mong đợi và mục tiêu của chương trình giáo dục nâng cao, xây dựng test đánh giá trẻ từng độ tuổi. Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp. Kịp thời tuyên dương khen thưởng các tổ nhóm cá nhân thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các tổ nhóm cá nhân thực hiện chưa tốt. Tìm ra các nguyên nhân để điều chỉnh kế hoạch và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ việc thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non của giáo viên cũng như các tổ chức khác trong nhà trường.

Tổ chức các cuộc giao lưu, các ngày hội ngày lễ, các cuộc thi về nghệ thuật, có khen thưởng kỷ luật công bằng, nghiêm túc và kịp thời

Tạo điều kiện tốt nhất về tài chính, cơ sở vật chất để khen thưởng cho cá nhân và tập thể đạt thành tích cao. Kiểm tra việc khen thưởng và kỷ luật để đảm bảo việc thực thi là nghiêm túc.

3.2.5.4 Điều kiện thực hiện

Có đầy đủ các văn bản hướng dẫn về kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Các cá nhân phải nắm rõ công việc mình đảm nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có tiêu chí đánh giá cụ thể. Bộ phận kiểm tra đánh giá phải tạo mạng lưới chặt chẽ. Người làm công tác đánh giá phải công tâm, sáng suốt có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong đánh giá các hoạt động thẩm mỹ và được tập thể tín nhiệm.

Sau khi kiểm tra đánh giá phải tiến hành xử lý kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự qui định. Cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội để ủng hộ cái tốt phê phán cái xấu. Lấy giáo dục làm chính, tránh xu hướng chỉ xử lý kỷ luật mà không giành thời gian để định hướng, uốn nắn, khắc phục.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có hiệu quả, nhà trường phải thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Mỗi biện pháp quản lý có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có những tác động khác nhau đến đối tượng quản lý. Không có biện pháp nào là vạn năng bởi lẽ đối tượng quản lý là những con người với những đặc điểm khác nhau về trình độ, nhân cách, tuổi tác ... Chính vì thế, người quản lý phải chú ý đến mối quan hệ giữa các biện pháp và phải phối hợp linh hoạt nhiều biện pháp để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng giáo dục thẩm mỹ. Chúng thể hiện năng lực quản lý, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong quá trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Nó có vai trò đinh hướng mục tiêu, nội dung và hình thức thực hiện. Biện pháp “Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến” là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu nhận thức ngày càng cao của xã hội về nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Biện pháp “Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi” là điều kiện bắt buộc để tăng cường mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong thời đại công nghệ. Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần áp dụng hợp lý khoa học mới đem lại hiệu quả.

Sơ đồ mối quan hệ các biện pháp



Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến.

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ chi tiết theo năm học phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3.4.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Đối tượng khảo nghiệm: Những người liên quan trực tiếp đến sự phối hợp giáo dục thẩm mỹ.

Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm qua phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trao đổi với các đối tượng khảo nghiệm.

Các biện pháp được khảo nghiệm

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ chi tiết theo năm học phù hợp với điều kiện của nhà trường.

- Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến.

- Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi.

- Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Bảng 3.1 Đối tượng khảo nghiệm


STT

Đối tượng khảo nghiệm

Tổng số

Nam

Nữ

1

Cán bộ quản lý

15

0

15

2

Giáo viên

120

0

120

3

Phụ huynh

45

25

20


Tổng

180

25

155

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - 10

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi sử dụng phiếu hỏi, trò chuyện với các đối tượng khảo nghiệm thu được kết quả như sau.

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp.



Các biện pháp

Tính cấp thiết

Rất cấp thiết

Cấp thiết

Không

cấp thiết

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo

dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.


158

87,8%


16

8,9%


6

3,3%

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ chi tiết theo năm học phù hợp với

điều kiện của nhà trường.

129

71,6%

28

15,6%

23

12,8%


Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua

việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến.

65

36,1%

98

54.4%

17

9,5%

Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các

hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi.

35

19,4%

134

74,4%

11

6,1%

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh

giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

33

18,3%

135

75%

12

6,7%

Tổng

420

46.7%

411

45,7%

69

7.6%


Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp.



Các biện pháp

Tính khả thi

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giáo

dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

142

78,9%

28

15.5%

10

5.6%

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thẩm mỹ chi tiết theo năm học phù hợp với điều kiện của nhà trường.

150

83,3%

19

10,6%

11

6,1%

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông

qua việc áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến.

35

19,4%

133

73,9%

12

6,7%

Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

5-6 tuổi.

45

25%

120

66,7%

15

8.3%

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.

54

30%

116

64.4%

10

5.6%

Tổng

426

47.3%

413

45,9%

61

6,8%



Biện pháp 1

Biện pháp 2

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Biện pháp 5

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Rất cấp thiết Cấp Thiết Không cấp thiết


Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp.


90

80

70

60

Biện pháp 1

Biện pháp 2

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Biện pháp 5

50

40

30

20

10

0

Rất khả thi Khả thi Không khả thi


Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp

Tất cả các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đều được các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh đánh giá là phù hợp, có tính khả thi đối với các trường mầm non. Về tính cấp thiết đa số các biện pháp đều đạt tỉ lệ trên 90% là rất cấp thiết và cấp thiết. Ở biện pháp 2 có tới 12,8% ý kiến cho rằng không cấp thiết và 71,6% cho rằng rất cấp thiết, điều đó lý giải vì sao các phương pháp giáo dục hiện đại, được các nước có nền giáo dục tiên tiến đã và đang được xã hội rất quan tâm và đây cũng là một trong những cơ sở tiền đề trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non chất lượng cao. Về tính khả thi, các biện pháp đều được đánh giá rất khả thi và khả thi. Tuy nhiên có 8,3% ý kiến cho rằng không khả thi ở biện pháp 4, điều này phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và quan tâm của các bậc cha mẹ tới con cái, trong thời buổi kinh tế thị trường, phụ huynh phó mặc chuyện học của con cho nhà trường, chưa thực sự quan tâm vì họ cho rằng con còn quá nhỏ và bản thân cha mẹ lại bận rộn. Tuy vậy với tỉ lệ trên thì các biện pháp đều khả thi.

Kết luận Chương 3

Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, tác giả đã đề xuất năm biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng một cách đồng bộ nhất quán trong suốt quá trình giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.

Từ những kết quả kiểm chứng trên, tác giả có kết luận các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình mà tác giả đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng được trong điều kiện hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non. Các biện pháp trên được đa số những đối tượng khảo nghiệm tán thành với sự cần thiết và mức độ khả thi cao.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ tốt sẽ nâng cao chất lượng cảm thụ cái đẹp, sự tinh tế và chuẩn mực trong hành động. Để phát huy tốt nhất tác dụng của các biện pháp và đem lại hiệu quả cao nhất, trong công tác quản lý hiệu trưởng phải căn cứ vào từng thời điểm để có sự chỉ đạo biện pháp một cách linh hoạt và hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023