Khái Quát Về Khách Thể Điều Tra Và Quá Trình Khảo Sát

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG‌‌

THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH


2.1. Khái quát về khách thể điều tra và quá trình khảo sát

2.1.1. Thực trạng các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh

Quy mô, cơ cấu: trên địa bàn Thành phố có 3 trường THPT: 2 trường công lập là THPT Trần Phú, THPT Lí Thường Kiệt, 1 trường dân lập là THPT Chu Văn An. Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục bậc THPT của Thành phố đã có những chuyển biến tích cực trên các mặt như: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được bố trí đủ về số lượng, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã đạt được nhiều kết quả, sĩ số học sinh luôn được duy trì từ 95-98%, chất lượng Giáo dục luôn có sự chuyển biến về chất lượng và số lượng, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm đạt 100%.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng CBQL, giáo viên và học sinh THPT ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh‌


Trường THPT


Năm học

Số CBQL

Số GV

Trình độ chuyên

môn


Số Lớp

Tổng số HS

Thạc sĩ

Đại học

THPT Trần Phú

2017 - 2018

3

78

21

70

32

1220

2018 - 2019

3

78

21

70

32

1258

THPT Lí

Thường Kiệt

2017 - 2018

3

56

12

47

10

315

2018 - 2019

3

56

12

47

10

316

THPT Chu

Văn An

2017 - 2018

5

51

7

49

35

1109

2018 - 2019

5

51

7

49

35

1109

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 7

Nguồn: Sở GĐ&ĐT Quảng Ninh Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ổn định, cơ bản đủ đảm bảo thực

hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018, 2018 - 2019, đa số giáo viên nhiệt tình trong công tác, có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và 70% trên chuẩn. Tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ về cơ cấu, còn mất cân đối, môn thừa, môn thiếu, vẫn còn hiện tượng dạy chéo môn ở một số trường.

Kết quả giáo dục:

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá học lực của HS THPT


Năm học

Tổng số

học sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2017 - 2018

2644

849

32.12

1134

42.9

599

22.7

56

2.1

1

0.03

2018 - 2019

2683

865

32.24

1150

42.9

608

22.7

60

2.23

1

0.02

Nguồn: Sở GĐ&ĐT Quảng Ninh

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá hạnh kiểm của HS THPT


Năm học

Tổng số

học sinh

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2017-2018

2644

2527

95.58

112

4.17

1

0.05

0

0

2018-2019

2683

2571

95.83

110

4.09

2

0.08

0

0

Nguồn: Sở GĐ&ĐT Quảng Ninh

* Chất lượng giáo dục đại trà: Chất lượng giáo dục đại trà gắn với tinh thần dạy thực chất, học thực chất, đánh giá thực chất vì đại trà là nền móng của mũi nhọn. Trong nhiều năm qua, Phòng đã có nhiều giải pháp để duy trì và nâng cao chất lượng đại trà, ngoài việc chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã chỉ đạo các nhà trường quan tâm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phối kết hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc quản lý, giáo dục các em.

Trong các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, công tác giáo dục đạo đức, lối sống và hành vi ứng xử của học sinh. Các trường có nhiều biện pháp làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, tăng cường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy đủ các môn học và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định của chương trình giáo dục như: giáo dục đạo đức, lối sống lạnh mạnh; giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, giáo dục di sản, giáo dục kỹ năng sống. Đẩy mạnh công tác phòng tránh ma tuý, phòng tránh tội phạm, tăng cường giáo dục an toàn giao thông, phòng tránh các loại dịch bệnh.

Về cơ sở vật chất:

Các trường đều có phòng học kiên cố đầy đủ. Mỗi trường đều xây dựng, trang bị đầy đủ nhà điều hành, nhà đa năng, phòng thực hành tin, phòng thực hành sinh, phòng thực hành hóa.

Các trường được phủ sóng mạng internet không dây và cáp quang để phục vụ cho dạy học, truy cập và tra cứu thông tin.

Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, nhà trường đã lắp đặt toàn bộ camera cho các phòng học, camera quan sát bảo vệ các khu vực trong trường theo dõi nề nếp và an ninh trật tự (hành lang, sân trường và cổng trường).

Khuôn viên các trường được xây dựng đẹp, khang trang, có tường rào bao quanh, có sân trường rộng, có hệ thống cây xanh, bồn hoa, cây cảnh được bố trí trồng một cách hợp lí, vệ sinh trường luôn sạch sẽ tạo nên môi trường học tập thân thiện.

Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ngày càng được bổ sung tăng cường, mua sắm đầy đủ đúng theo quy định thiết bị dạy học chương trình phân ban mới.

-Năm học 2018 - 2019, hệ thống các phòng học đều được trang bị máy điều hòa, sử dụng 100% loại bàn ghế đạt chuẩn, bảng tránh lóa nhằm đáp ứng nhu cầu học tập.

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát cụ thể như sau:

Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái; tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái.

Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:

- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành khảo sát 23 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), 91 GV thuộc 3 trường THPT trên địa bàn. Số liệu được thể hiện trong bảng sau:


TT


Trường


CBQL


GV

Học sinh

Khối 10

Khối 11

Khối 12

01

THPT Trần Phú

9

29

21

20

15

03

THPT Lí Thường Kiệt

6

32

21

20

15

05

THPT Chu Văn An

8

30

23

20

15

TỔNG

23

91

170

Phương pháp nghiên cứu

Để khảo sát thực trạng quản lý giáo dục PT XHTD cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh (Mẫu phiếu tại Phụ lục).

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:

Chuẩn cho điểm:


1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

5 điểm

Yếu/Chưa thực hiện

Kém/Thực hiện

được 1 phần

Trung bình

Khá/thực hiện

được phần lớn

Tốt/thực hiện đầy

đủ, toàn diện

Không bao giờ

Đôi khi

Ít thường xuyên

Thường xuyên

Rất thường xuyên

Không ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng


Không cần thiết

Ít cần thiết

Cần thiết

Rất cần thiết


Cách đánh giá:

Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:

Mức đánh giá (theo khoảng điểm):

Với câu hỏi có 5 mức độ:


Mức

Khoảng điểm

Ý nghĩa

5

4.2 - 5.00

Tốt

4

3.40 - 4.19

Khá

3

2.60 - 3.39

Trung bình

2

1.80 - 2.59

Yếu

1

1.00 - 1.79

Kém

Chuẩn đánh giá với câu hỏi có 4 mức độ:

Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:

- Mức 1: Tốt (Hoàn toàn đạt được; Rất hiệu quả; Rất tốt; Rất ảnh hưởng): 3.26≤ X ≤4.0.

- Mức 2: Khá (Về cơ bản đạt được; Khá hiệu quả; Khá tốt; Ảnh hưởng):


2.51≤ X ≤3.25.

- Mức 3: Trung bình (Đạt được một phần nhỏ; Ít hiệu quả; Trung bình; Phân vân): 1.76≤ X ≤2.50

- Mức 4: Yếu, kém (Không đạt được; Không hiệu quả; Không tốt; Không ảnh


hưởng): 1.00≤ X ≤1.75


Ý nghĩa sử dụng X :

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.

k

Xi Ki

X in

Sử dụng công thức tính điểm trung bình: n .


X : Điểm trung bình.

Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục trong trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Thực trạng nhận thức, kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của học sinh THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về xâm hại tình dục.

Để tìm hiểu nhận thức của HS về phòng tránh xâm hại tình dục, đề tài đã sử dụng phiếu khảo sát. Với câu hỏi “Xâm hại tình dục là gì?”, kết quả thu được như sau:

Tỷ lệ

35.0

32

30.0

25.0

20.0

15.0

10.0

5.0

0.0

27.0

29

12

Tỷ lệ

Một bệnh liên Một hình thái biểu Qúa trình trong Hành động người quan đến tổn hiện của “biến đó người khác dụ khác động chạm

thương thần kinh thái” dỗ, ép buộc bạn vào “vùng nhạy

tham gia hoạt cảm” trên cơ thể

động tình dục của bạn

Biểu đồ 2.1: Hiểu biết của các bạn học sinh về xâm hại tình dục

Có 27% học sinh cho rằng xâm hại tình dục “là một bệnh liên quan đến tổn thương thần kinh”; 29% học sinh lựa chọn phương án “là một hình thái biểu hiện

của biến thái”; 32% học sinh lựa chọn phương án “hành động người khác đụng chạm vào vùng nhạy cảm trên cơ thể bạn”; chỉ có 12% học sinh nhận thức đúng xâm hại tình dục “là việc người khác dụ dỗ, cưỡng ép bạn tham gia các hoạt động tình dục”.

2.2.1.2. Thực trạng kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về xâm hại tình dục.

Với câu hỏi : “Em sẽ phản ứng thế nào khi/sau khi bị (hoặc giả sử bị) người khác (bạn cùng trường, thầy/cô giáo, người thân, quen, người lạ…) thực hiện các hành vi dưới đây ?”, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.3.

Bảng 2.4. Thực trạng kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh ở các

trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh(tính theo %)



Hành vi

Cách xử lý của em

Khi ở trong tình huống/đứng trước nguy cơ bị xâm hại

Sau khi xảy ra tình huống/nguy cơ bị xâm hại

Chống trả quyết liệt/phản đối/chạy

trốn

Chấp nhận làm theo/

lờ đi

Giả vờ hợp tác/bị ốm/ngất... để tìm cơ hội

trốn thoát

Im lặng, giữ bí mật

Nói cho người khác biết để được

trợ giúp

Dùng vũ lực, đe dọa để sờ vào vùng kín của em

52,0

43,0

5,0

86,7

13,3

Ép buộc em quan hệ tình dục

61,7

33,1

5,2

85,0

15,0

Bắt em sờ vào vùng kín của họ

55,0

25,0

20,0

90,0

10,0

Dụ dỗ, ép buộc em xem những loại sách báo, phim ảnh khiêu dâm


38,0


53,5


8,5


81,7


18,3

Phô bày bộ phận sinh dục của mình trước mặt em

72,8

17,2

0

88,3

11,7

Bắt em đứng/ ngồi theo tư thế gợi dục

45,0

38,5

16,5

86,7

13,3

* Thực trạng kỹ năng xử lý của học sinh khi bị xâm hại tình dục

Kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy HS THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chọn cách phản ứng khác nhau đối với các hành vi xâm hại tình dục.

Nhìn chung, với những hành vi xâm hại bằng cách đụng chạm (Dùng vũ lực, đe dọa để sờ vào vùng kín của em; Ép buộc em quan hệ tình dục; Bắt em sờ vào vùng kín của họ), học sinh có phản ứng chống trả, phản đối, chạy trốn nhiều hơn so với những hành vi xâm hại bằng cách không đụng chạm (Dụ dỗ, ép buộc em xem những loại sách báo, phim ảnh khiêu dâm; Bắt em đứng/ngồi theo tư thế gợi dục). Rất ít học sinh bình tĩnh tìm cơ hội trốn thoát thủ phạm bằng cách giả vờ hợp tác hoặc ốm/ngất...Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều học sinh chấp nhận làm theo yêu cầu của thủ phạm khi bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau. Kết quả này cho thấy hạn chế về kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, đồng thời đòi hỏi việc trang bị những kỹ năng này cho các em giúp các em có thể phòng ngừa và thoát hiểm khi bị xâm hại.

* Cách xử lý của học sinh sau khi xảy ra tình huống/nguy cơ bị xâm hại

Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi/giả sử sau khi bị xâm hại tình dục, đa số học sinh chọn cách im lặng, giữ bí mật chứ không chia sẻ cho người khác biết để được trợ giúp. Đây là một thực tế đáng lo ngại, cho thấy hạn chế trong kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Do các em xấu hổ với hành vi mình gặp phải, sợ bị người khác chê cười, kỳ thị và đặc biệt là lời hăm dọa từ các thủ phạm xâm hại tình dục là nếu các em nói cho ai đó biết sẽ bị hắn trừng phạt (bị giết, bị đánh...) nên đã giấu kín sự việc. Vì thế, việc nâng cao nhận thức cho học sinh THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về hành vi xâm hại tình dục và trang bị cho các em các kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục là việc làm cấp thiết.

2.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh

Để khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái,

Tỉnh Quảng Ninh



Stt


Mục tiêu, ý nghĩa

Mức độ thực hiện


X


Thứ bậc


Chưa thực hiện

Thực hiện được một

phần


Trung bình

Thực hiện được phần lớn

Thực hiện đầy đủ, toàn diện

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho HS và nhà

trường


/


/


27


23.7


41


36.0


36


31.6


10


8.8


3.25


6


2

Tạo nên môi trường học tập thân thiện giúp học sinh được học tập, rèn luyện trong môi trường lành mạnh, an toàn, tránh được những hành vi

quấy rối tình dục.


/


/


6


5.3


36


31.6


17


14.9


55


48.2


4.06


1


3

Giảm thiểu hiện tượng quấy rối, XHTD, đảm bảo an toàn cho học

sinh


/


/


29


25.4


33


28.9


36


31.6


16


14.0


3.34


4


4

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục

cho học sinh


/


/


21


18.4


34


29.8


31


27.2


28


24.6


3.58


3


5

Nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn học sinh chủ động phòng tránh xâm hại

tình dục


/


/


8


7.0


35


30.7


41


36.0


30


26.3


3.82


2


6

Huy động được cha mẹ học sinh tham gia công tác giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục

cho học sinh


/


/


29


25.4


29


25.4


51


44.7


5


4.4


3.28


5

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí