sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp…Đồng thời, phải chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, là cầu nối tiến hành quá trình xã hội hóa giáo dục để hoạt động GD PTXHTD cho HS đặt kết quả cao nhất.
+ Đối với Đoàn TNCS HCM: triển khai kế hoạch lồng ghép GD PTXHTD thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…Đoàn thanh niên các trường THPT Thành phố Móng Cái đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, thu hút đoàn viên, hội viên tham gia phòng tránh tệ nạn xã hội, xâm hại tình dục, bạo lực học đường”.
Do vậy, việc thực hiện “Hiệu trưởng xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình giáo dục PT XHTD cho HS” với ĐTB=3.66 được đánh giá đứng vị trí thứ 2.
Trong khi đó, những nội dung về: Hiệu trưởng xây dựng tốt đội ngũ nòng cốt để triển khai giáo dục PT XHTD cho HS; Hiệu trưởng phân công trách nhiệm quản lí trong ban giám hiệu nhà trường; Hiệu trưởng tổ chức bộ máy tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động PT XHTD cho HS thực hiện còn hạn chế.
Như vậy, với công tác tổ chức GD PTXHTD cho HS các trường THPT Thành phố Móng Cái đã đạt ưu điểm nhất định, mặc dù có động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên phát huy khả năng, trí tuệ cho hoạt động đó. Tuy nhiên chưa phát huy hết các yếu tố trong quá trình chỉ đạo. Cụ thể như chỉ đạo phát huy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, đặc biệt chưa đồng bộ, chưa huy động nhiều nguồn lực thực hiện cho hoạt động này, còn bị động trong việc xử lý tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện, phát huy hết vai trò của ban chỉ đạo, sự phối hợp, gắn kết giữa các lực lượng tham gia. Qua đó phần nào cho thấy các nhà quản lý GD PTXHTD cho HS các trường THPT Thành phố Móng Cái chưa làm tốt vai trò tham mưu, cố vấn và điều hành các hoạt động, chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà trường.
Qua quan sát thực tế, trao đổi cùng một số với các thầy, cô thì họ đều cho rằng việc kết hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để quản lý hoạt động GD PTXHTD cho học sinh chỉ tập trung vào các nhóm sau: BGH, GVCN, gia đình, bạn
bè, cộng đồng nơi sinh sống… Còn những tổ chức đoàn thể địa phương như Công an địa phương, Y tế, Hội phụ nữ,... là những tổ chức ít quan tâm hoặc có quan tâm nhưng thiếu cơ chế để khẳng định vai trò, vị trí và những tác động của họ đến quản lý GD PTXHTD học sinh. Một số tổ chức khác có sự ảnh hưởng nhiều đến GD PTXHTD học sinh như: Hội thanh niên trong trường, các tổ chức quần chúng ở địa phương, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học... song sự tác động còn mờ nhạt, chưa thường xuyên. Những tổ chức nêu trên chưa xác định được chức năng tham gia đánh giá quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức của học sinh mà chỉ mang tính chất tham khảo khi xem xét, đánh giá đạo đức học sinh.
Trong nhận thức của CBQL giáo dục, thì việc phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GD PTXHTD cho học sinh là rất cần thiết song thực tế việc tổ chức, sắp xếp, điều khiển sự kết hợp này còn rất nhiều hạn chế: các biện pháp phối kết hợp chưa chặt chẽ, chưa linh hoạt, chưa trọng tâm, các cá nhân trong các tổ chức ngoài nhà trường chưa thật quan tâm đến vấn đề GD PTXHTD cho học sinh.
Thầy giáo Trần Ng - một cán bộ Đoàn trường Trường THPT Lí Thường Kiệt cho biết thêm về thực trạng: “Việc quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường mang tính một chiều, khi có vấn đề gì liên quan đến gia đình, các lực lượng xã hội thì nhà trường phổ biến, chủ động tổ chức; ít có sự phản ánh hoặc tham gia tích cực của gia đình và các lực lượng ngoài nhà trường; Việc triển khai kế hoạch hoạt động còn vụn vặt, chưa hệ thống và hình thức quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong GD PTXHTD cho học sinh còn nghèo nàn, ít đổi mới nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người”.
Và như vậy, vấn đề đặt ra là nhà trường cần có biện pháp phối kết hợp sâu sắc hơn nữa, đặc biệt chú ý tư vấn cho gia đình học sinh và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng tham gia vào các hoạt động GD PTXHTD cho học sinh.
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện. Kết quả thực trạng chỉ đạo thực hiện GD PTXHTD cho HS được trình bày qua bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung thực hiện | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||||
Yếu | Kém | TB | Khá | Tốt | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Chỉ đạo xây dựng mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT | / | / | 22 | 19.3 | 34 | 29.8 | 14 | 12.3 | 44 | 38.6 | 3.70 | 1 |
2 | Chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT | / | / | 67 | 58.8 | 11 | 9.6 | 12 | 10.5 | 24 | 21.1 | 2.94 | 4 |
3 | Chì đạo thực hiện phương pháp, con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT | / | / | 36 | 31.6 | 26 | 22.8 | 18 | 15.8 | 34 | 29.8 | 3.44 | 2 |
4 | Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT | / | / | 55 | 48.2 | 32 | 28.1 | 19 | 16.7 | 8 | 7.0 | 2.82 | 5 |
5 | Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục và huy động các nguồn lực đáp ứng hoạt động giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT | / | / | 34 | 29.8 | 20 | 17.5 | 34 | 29.8 | 26 | 22.8 | 3.34 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Khách Thể Điều Tra Và Quá Trình Khảo Sát
- Thực Trạng Nội Dung Hoạt Động Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Con Đường Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Ở Các Trường Thpt Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Đảm Bảo Tính Hiệu Quả, Tính Khả Thi Và Tính Thực Tiễn
- Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Theo Định Hướng Tăng Cường Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Tổ Chức Nghiên Cứu Khoa Học Kỹ Thuật Dành Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Theo Chủ Đề: Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trung Học
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤5); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Thực trạng chỉ đạo GD PTXHTD cho HS các trường THPT Thành phố Móng Cái đạt X từ 2.82 đến 3.70, chủ yếu đạt loại trung bình, khá. Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là: “Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng mục tiêu giáo dục phòng
tránh XHTD cho học sinh THPT” có ĐTB = 3.70. Theo CBQL các trường THPT thì
việc xác định mục tiêu giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định toàn bộ các nội dung khác. Chính vì vậy CBQL các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái đã quan tâm sát sao, căn cứ trên điều kiện thực tế để chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường xác định mục tiêu giáo dục phòng tránh XHTD phù hợp điều kiện thực tế của từng trường và của địa phương.
Nội dung tiếp theo là: “Chỉ đạo thực hiện phương pháp, con đường giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT” với ĐTB=3.44. Thực tế cho thấy, BGH đã
nhận thức đúng đắn phương pháp, con đường giáo dục là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh nên rất quan tâm vấn đề này. Ban giám hiệu đã xác định rõ các lực lượng tham giá công tác giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh, chỉ đạo các bộ phận phối hợp các phương pháp, đa dạng hóa các con đường giáo dục có hiệu quả. Nhóm phương pháp giáo dục được BGH khuyến khích sử dụng đó là nhóm phương pháp thực hành rèn kỹ năng cho học sinh. Các con đường được chỉ đạo thực hiện là: Lồng ghép trong quá trình dạy các môn học chiếm ưu thế; lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động Đoàn, Đội…
Để nắm bắt rõ hơn, chúng tôi trao đổi cùng thầy Lâm Quốc H trong Ban giám hiệu Trường THPT Chu Văn An cho biết kinh nghiệm: “Cán bộ quản lý nhà trường đã chỉ đạo ĐNGV đặc biệt GVCN bàn bạc, trao đổi với các lực lượng giáo dục như phụ huynh học sinh đến các tổ chức chính quyền địa phương, đoàn thể trong địa phương để thực hiện có hiệu quả các phương pháp và con đường giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh. Các phương pháp cần tập trung rèn luyện kỹ năng nhận diện hành vi xâm hại, phòng tránh xâm hại và xử lý khi có nguy cơ xâm hại…Các con đường giáo dục được thực hiện đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo và phù hợp điều kiện thực tế nhà trường.
Bên cạnh những nội dung được đánh giá cao thì nội dung Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT được đánh giá ở mức thấp nhất. Thực tế, BGH đã chỉ đạo các lực lượng giáo dục tổ chức đánh giá kết quả giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh. Tuy nhiên, kênh đánh giá chủ yếu vẫn là ý kiến chủ quan của các lực lượng giáo dục. BGH chưa có các biện pháp đánh giá kỹ năng phòng tránh XHTD của học sinh. Đây chính là hạn chế trong công tác chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh XHTD cho học sinh THPT.
2.3.4. Thực trạng kiểm tra kết quả hoạt động hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Kiểm tra, đánh giá là một mắt xích quan trọng của công tác quản lý, không những giúp cho nhà quản lý biết ưu điểm của công tác quản lý mà còn là căn cứ để điều chỉnh kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo... Để đánh giá về quản lý kiểm tra, đánh giá GD PTXHTD cho HS trường các THPT Thành phố Móng Cái, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.12: Thực trạng kiểm tra kết quả hoạt động hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung thực hiện | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||||
Yếu | Kém | TB | Khá | Tốt | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Xây dựng tiêu chí, xác định các khâu kiểm tra hoạt động PT XHTD cho học sinh. | / | / | 19 | 16.7 | 15 | 13.2 | 32 | 28.1 | 48 | 42.1 | 3.96 | 1 |
2 | Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện tổ chức hoạt động PT XHTD cho học sinh. | / | / | 20 | 14.9 | 18 | 15.7 | 36 | 31.6 | 43 | 37.7 | 3.89 | 2 |
3 | Phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh. | / | / | 54 | 47.4 | 27 | 23.7 | 26 | 22.8 | 7 | 6.1 | 2.88 | 4 |
4 | Tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết định điều chỉnh hoạt động PT XHTD cho học sinh. | / | / | 58 | 50.9 | 30 | 26.3 | 14 | 12.3 | 12 | 10.5 | 2.82 | 5 |
5 | Tổng kết việc thực hiện giáo dục PT XHTD cho HS. | / | / | 18 | 15.8 | 33 | 28.9 | 25 | 21.9 | 38 | 33.3 | 3.73 | 3 |
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 5); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Việc quản lý kiểm tra, đánh giá giáo GD PTXHTD cho HS các trường THPT Thành phố Móng Cái được CB, GV trong nhà trường đánh giá với điểm TB từ 2.82 đến 3.96 (Min=1, Max=5)
Trong đó, những nội dung thực hiện đạt ưu điểm là “Xây dựng tiêu chí, xác định các khâu kiểm tra hoạt động PT XHTD cho học sinh” có kết quả khá tốt với ĐTB=3.96. Sau đó, nội dung “Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện tổ chức hoạt động PT XHTD cho học sinh”. Thực tế, các trường đã xây dựng một hệ thống các tiêu chí kiểm tra, đánh giá rõ ràng nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, đánh giá diễn khách quan, công bằng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động GD
PTXHTD cho HS của nhà trường chưa phát huy được tính dân chủ, kết quả kiểm tra đánh chủ yếu do BGH nhà trường thực hiện mà chưa thật sự quan tâm đến kết quả tự kiểm tra, đánh giá của GV; kết quả kiểm tra đánh giá chéo giữ các GV và kiểm tra đánh giá của các lực lượng giáo dục ngoài xã hội.
Tuy vậy, còn một số nội dung hạn chế như: “Phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong hoạt động giáo dục PT XHTD cho học sinh; Tổng kết, rút kinh nghiệm và ra quyết định điều chỉnh hoạt động PT XHTD cho học sinh”.
Để tìm hiểu về mức độ tiến hành sơ kết, tổng kết, công tác GD PTXHTD học sinh của BGH các trường THPT Thành phố Móng Cái, chúng tôi dựa vào các bản báo cáo sơ tổng kết năm học, đồng thời trao đổi với một số giáo viên và học sinh, cho thấy, việc sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, khen thưởng cuối học kỳ, khen thưởng cuối năm học đã được thực hiện tuy nhiên chưa thường xuyên. Việc sơ kết tuần, sơ kết tháng ít khi được thực hiện, chưa được quan tâm đúng mức.
Những hạn chế trên cho thấy, phần lớn GV trả lời rằng hiệu trưởng rất ít quan tâm, thường giao cho tổ trưởng và phó hiệu trưởng chuyên môn đánh giá, chủ yếu qua nhận xét mang tính cảm tính, chưa có chuẩn phân loại, tiêu chí đánh giá, còn phương pháp đánh giá là chủ yếu thể hiện qua quan sát, nhận xét.
Bản chất của hoạt động kiểm tra, đánh giá chính là hoàn thiện công tác quản lý của chính mình. Cán bộ của các trường đều nhận thức tốt vấn đề này. Vì vậy, khi thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, khi phát hiện những thiếu sót, sai lệch, điểm yếu ở các cá nhân, bộ phận, các phương pháp quản lý…người cán bộ sẽ có những quyết định kịp thời nhằm điều chỉnh phương pháp, cách thức quản lý của chính mình cho phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá còn có ý nghĩa cho công tác quản lý là giúp cán bộ theo dõi, đánh giá các chuyển biến sau kiểm tra. Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá, các bộ phận theo quy định điều chỉnh các sai lệch. Tuy nhiên trong thực tế, do việc xây dựng kế hoạch công việc còn chồng chéo, số lượng công việc trong nhà trường giải quyết rất nhiều, nên một bộ phận công việc sau kiểm tra, giám sát công tác điều chỉnh sau kiểm tra chưa được thực hiện triệt để. Đây là một trong những nội dung làm giảm hiệu lực của công tác quản lý, cần được cán bộ các trường quan tâm chỉ đạo kịp thời. Điều này cũng dẫn đến một thực trạng khác, đó chính là việc tận dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ chưa được thực hiện tốt ở các trường.
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Thực trạng quản lý hoạt động GD PTXHTD cho HS THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh hiện nay có nhiều yếu tố chi phối. Đề tài tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, kết quả được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.13: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Các yếu tố | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Không ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Rất ảnh hưởng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp QLGD | 10 | 8.8 | 25 | 21.9 | 12 | 10.5 | 67 | 58.8 | 3.19 | 5 |
2 | Nhận thức, năng lực quản lý của hiệu trưởng về GD PTXHTD cho HS THPT. | 0.0 | 17 | 14.9 | 18 | 15.8 | 79 | 69.3 | 3.54 | 1 | |
3 | Nhận thức, năng lực của các lực lượng giáo dục về GD PTXHTD cho HS THPT. | 0.0 | 31 | 27.2 | 6 | 5.3 | 77 | 67.5 | 3.40 | 2 | |
4 | Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh. | 0.0 | 35 | 30.7 | 16 | 14.0 | 63 | 55.3 | 3.25 | 4 | |
5 | Nhận thức của HS THPT về XHTD và tầm quan trọng của GD PTXHTD | 0.0 | 28 | 24.6 | 19 | 16.7 | 67 | 58.8 | 3.34 | 3 | |
6 | Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí | 0.0 | 41 | 36.0 | 27 | 23.7 | 47 | 41.2 | 3.08 | 7 | |
7 | Yếu tố môi trường xã hội | 0.0 | 23 | 20.2 | 46 | 40.4 | 45 | 39.5 | 3.19 | 6 |
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố trên đều ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến hiệu quả GD PTXHTD cho HS các trường THPT Thành phố Móng Cái. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng là “Nhận thức, năng lực quản lý của hiệu trưởng về GD PTXHTD cho HS THPT.” có trị TB cao nhất với ĐTB=3.54. Sau đó là: “Nhận thức, năng lực của các lực lượng giáo dục về GD PTXHTD cho HS THPT.” với ĐTB=3.40 Bên cạnh đó, một số yếu ít ảnh hưởng hơn như: ‘ yếu tố môi trường xã hội’, ‘ điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí’
Quan khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp, đa số GV còn cho rằng yếu tố “con người”, bao gồm: cái “tâm” và cái “tầm” của con người và chủ thể thực hiện trực tiếp là yếu tố quan trọng góp phần cho chỉ đạo GD PTXHTD cho HS đạt hiệu quả; còn cơ chế phối hợp, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ cũng ảnh hưởng nhưng có thể khắc phục được.
Như vậy, để tổ chức GD PTXHTD cho HS đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức giáo dục, điều kiện về tổ chức. Bên cạnh đó, cần có các chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên GV giỏi đạt thành tích cao, hay các chính sách đãi ngộ đặc thù cho GV tham gia tích cực GD PTXHTD cho HS. Kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để xây dựng biện pháp thực hiện ở chương 3 của đề tài.
2.5. Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
2.5.1. Ưu điểm
Các trường Trung học phổ thông Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hoạt động GD PTXHTD cho HS. Thực hiện tốt công tác phối hợp với ban đại diện CMHS của lớp, của trường, phối hợp với địa phương trong đảm bảo an toàn an ninh trật tự trước và trong nhà trường. Nhà trường luôn đặt công tác đảm bảo an toàn cho HS lên hàng đầu. Đa số thành viên luôn có ý thức về trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động GD PTXHTD cho HS, chú trọng kỹ năng GD PTXHTD.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của giáo viên, nâng cao nhận thức của giáo viên trong hoạt động GD PTXHTD cho HS, đặc biệt là công tác GD PTXHTD cho HS. Đội ngũ cán bộ, giáo viên thường xuyên được tập huấn về các kỹ thuật sơ cấp cứu cho HS, thường xuyên giáo dục HS các kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa từ phía CMHS hỗ trợ nhà trường trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn cho các hoạt động của HS.
Công tác y tế học đường, an toàn trường học nhiều năm liền được cấp trên công nhận và đánh giá tốt