Con Đường Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông

GV có thể tiến hành theo các bước sau: GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề về XHTD cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm; Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt; Liệt kê tất cả mọi ý kiến không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp; Phân loại các ý kiến; Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng; Tổng hợp ý kiến của HS, hỏi xem HS có thắc mắc hay bổ sung gì không.

Cần chọn vấn đề các mức độ XHTD mà HS dễ nhầm lẫn, cho qua và chưa nhận thức đầy đủ; GV không nên phê phán, nhận định đúng, sai tất cả mọi ý kiến ngay; Cuối giờ thảo luận GV nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả HS; Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên HS, đặc biệt là những HS nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp HS dễ dàng hiểu biết hơn về XHTD và những nguy cơ, hậu quả.

Phương pháp thảo luận nhóm:

Là phương pháp giúp HS bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ về PT XHTD. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình trải nghiệm, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan. Câu hỏi cho HS thảo luận có thể là kiểu câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.

GV có thể sử dụng phương pháp này ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của quá trình trải nghiệm nhằm kích thích HS cùng nhau trao đổi, bàn bạc, thảo luận về những biểu hiện và đưa ra biện pháp khắc phục.

Phương pháp trò chuyện: Việc GV tương tác, trò chuyện thường xuyên sẽ giúp HS nhận biết được biểu hiện, hành vi XHTD, cách thức tự vệ tối ưu cho các trường hợp, hoàn cảnh. GV và HS cùng trò chuyện, thảo luận về PT XHTD nhằm giúp HS hiểu được ý nghĩa của các hành vi nhân ái và cách thực hiện trong cuộc sống.

GV sử dụng những tình huống PT XHTD vừa trải nghiệm, các mối quan hệ ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người và môi trường xung quanh để cung cấp mẫu hành vi, mẫu xúc cảm... phù hợp, khẳng định những hành vi đúng... Phương pháp này, GV có thể trò chuyện với HS trong quá trình tổ chức các hoạt động, gợi mở bằng những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu đối với HS và phù hợp với nội dung cần giáo dục. Khuyến khích HS thể hiện thái độ tích cực đối với con người và môi trường xung quanh.

Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành “Làm thử” một số cách ứng xử khi gặp hành vi XHTD trong một tình huống giả định. Đối với giáo dục PT XHTD, đóng vai là hình thức tập luyện, thực hành thể hiện hành

vi, lời nói, thể hiện cách tự vệ, ứng xử của HS trong mỗi trường hợp. GV có thể sử dụng phương pháp này khi GV muốn khẳng định, muốn nhấn mạnh những mẫu hành vi, xúc cảm đúng, cần thực hiện.

Phương pháp giải quyết vấn đề: Giúp học sinh có cách nhìn toàn diện hơn khi gặp các hiện tượng sự việc nảy sinh trong PT XHTD. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết, cách thức tự vệ. Đối với tập thể lớp khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc: tôn trọng, bình đẳng tránh gây ra căng thẳng không có lợi cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Phương pháp nghiên cứu và xử lý tình huống

- Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) là một trong những phương pháp giáo dục chủ động, được sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc phục tình trạng thực tế là trong quá trình giáo dục, học sinh không được tự ra các quyết định; nên khi ra thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết định hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 5

- Phương pháp nghiên cứu tình huống thường xuất phát từ một câu chuyện được viết ra nhằm tạo ra tình huống “thật” để minh chứng cho một hoặc một loạt vấn đề. Đôi khi có thể nghiên cứu tình huống trên một đoạn video, hay một băng cát xét, hoặc dưới dạng hình vẽ.

- Cách tiến hành:

+ Chọn tình huống (có thể một hoặc nhiều tình huống).

+ Chia nhóm (mỗi nhóm một tình huống càng tốt).

+ Đọc (xem, nghe) tình huống.

+ Suy nghĩ về tình huống đó (đưa ra một vài câu hỏi).

+ Cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến.

+ Trình bày ý kiến của nhóm.

+ Ý kiến của các nhóm về những vấn đề đặt ra.

+ Giáo viên kết luận

Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp khác như phương pháp giảng giải, nêu vấn đề, thực hành...

Khi tiến hành các phương pháp tổ chức hoạt động PT XHTD, GV cần đảm bảo an toàn cho HS cả về thể chất và tâm lý. Để HS có thể nhận biết và tự vệ được trước những hành vi XHTD, người hướng dẫn cần loại bỏ tư tưởng “vẽ đường cho hươu chạy” hay “ngại ngùng” mà cần cương quyết và dứt khoát.

1.3.5. Con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

Về các con đường để giáo dục PT XHTD cho HS THPT, giáo viên có thể đưa nội dung hoạt động PT XHTD lồng ghép, tích hợp vào một số môn học có ưu thế như: Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ văn,... GV cần chú ý mức độ tích hợp, lồng ghép kiến thức cho phù hợp, tránh làm thay đổi kiến thức cơ bản của bài dạy. Cụ thể một số hình thức tổ chức hoạt động PT XHTD như: Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, tránh XHTD vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục; Giáo dục PT XHTD có thể thông qua giảng dạy các chủ đề tích hợp kiến thức mới. Chương trình giáo dục PT XHTD được cấu trúc thành các chủ đề. Trong từng chủ đề đều có thể tích hợp các kiến thức mới cho học sinh. Căn cứ vào chủ đề giáo dục của tháng, mỗi tháng có thể xây dựng chương trình giáo dục hướng đến tập trung giáo dục cho HS nhận biết và cách thức phòng tránh phù hợp.

Giáo dục PT XHTD có thể thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội như: các cuộc thi tìm hiểu về kĩ năng PT XHTD, tổ chức các chuyên đề rèn luyện kỹ năng PT XHTD cho học sinh THPT, các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các lễ hội truyền thống, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự vệ,...

Tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho HS THPT theo chủ dề: Giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT.

Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông; Tổ chức hội thảo cùng Phụ huynh học sinh về nguy cơ và cách PT XHTD cho học sinh; Phát thanh, tuyên truyền bằng video tại góc tuyên truyền của nhà trường hàng ngày về cách quy tắc PT XHTD, ứng xử cần thiết khi gặp hành vi XHTD.

Ngoài ra còn một số con đường khác cũng được tổ chức để giáo dục PT XHTD cho học sinh các trường THPT như: tham vấn tâm lý học đường; các tấm gương đạo đức ở địa phương, ở nhà trường; hoạt động trải nghiệm; hoạt động của Hội cha mẹ HS, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho HS THPT…

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

Để có thể quản lý tốt hoạt động giáo dục PT XHTD cho HS THPT công việc đầu tiên của Hiệu trưởng là lập kế hoạch dựa trên cơ sở yêu cầu của Chương trình giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường.

Kế hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở kết quả thực hiện bảo an toàn cho HS của năm học trước và những trọng tâm của năm học mới do Bộ, Sở, Thành phố, quận, huyện trực thuộc quản lý triển khai hướng dẫn (chung với kế hoạch thực hiện các mặt công tác của cả năm học của trường) có tham khảo bàn bạc với phó hiệu trưởng, cán bộ y tế. Kế hoạch phải nêu được những công việc cụ thể của từng nội dung phải quản lý, các biện pháp tiến hành, các yêu cầu, mức độ phải đạt. Tức là xác định trước mình phải làm gì? Khi nào làm? Đạt mức độ nào? Ai làm?.

Công việc đầu tiên là xác định mục tiêu giáo dục hoạt động PT XHTD. Xác định đúng, đủ các căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục PT XHTD trong trường THPT, bao gồm: (i) Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh được xác định tại Luật Giáo dục, trong chương trình giáo dục của cấp học; (ii) Những nhiệm vụ cấp thiết của sự nghiệp giáo dục, của đất nước, của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Những nhiệm vụ đó được thể hiện trong các văn bản, chỉ thị của cơ quan quản lý giáo dục các cấp hướng dẫn nhà trường thực hiện. Đặc biệt là nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT hướng dẫn ngay từ đầu năm học; (iii) Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương nơi trường đóng; (iv)Tình hình cụ thể của nhà trường (Kết quả các hoạt động giáo dục của năm học trước, thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, số lượng, chất lượng, đặc biệt là khả năng tổ chức các HĐGD cho HS), điều kiện CSVC, trang thiết bị, thư viện và tài chính, khả năng thực hiện công tác xã hội hóa của nhà trường...

Đánh giá khảo sát thực trạng giáo dục PT XHTD cho học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục (kế hoạch năm, tháng, tuần) thống nhất với kế hoạch chung của nhà trường, với kế hoạch của các bộ phận (để tránh tổ chức các hoạt động chồng chéo trong cùng một thời điểm, đồng thời có sự hỗ trợ và phối hợp tổ chức hoạt động của các bộ phận có liên quan). Hiệu

trưởng hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục PT XHTD thông qua dạy học môn học và các hoạt động ngoài giờ học.

Lập kế hoạch cụ thể cho giáo dục PT XHTD cho học sinh.

Xác định các bước thực hiện kế hoạch giáo dục PT XHTD cho HS. Chuẩn bị các điều kiện cho giáo dục PT XHTD cho học sinh.

Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, thời gian... để giáo dục PT XHTD.

Kế hoạch nhân sự chủ chốt tham gia giáo dục PT XHTD và kế hoạch phối hợp, tuyên truyền với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về giáo dục PT XHTD.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây của XHTD đối với HS; huy động các thành viên trong nhà trường tham gia thực hiện các hoạt động để PT XHTD.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

Chương trình, kế hoạch là việc thống kê những công việc cụ thể cho một thời gian nhất định tuần, tháng, học kỳ, năm học, giai đoạn…Đó là những trình tự những nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được bố trí theo thời gian của năm học. Kế hoạch rất cần thiết cho mọi hoạt động, kế hoạch sẽ làm cho công tác quản lý của nhà quản lý hiệu quả và có mục đích không để nhà quản lý bị lôi cuốn vào các việc khác, làm cho họ chủ động hơn, tự tin hơn. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm yêu cầu nắm chắc ba vấn đề quan trọng đó là: Làm cái gì?; Làm như thế nào?; Ai làm? Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm của giáo viên bao gồm các hoạt động cụ thể và hình thức tổ chức cho phù hợp.

Quản lý việc tổ chức giáo dục PT XHTD là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng, để quản lý tốt nội dung này đòi hỏi người quản lý cần kiểm tra, đánh giá, đồng thời phát hiện những khó khăn vướng mắc để đề ra biện pháp khắc phục. Quản lý việc tổ chức tốt giáo dục PT XHTD giúp hiệu trưởng nắm được hiệu quả và chất lượng của từng cá nhân, bộ phận thấy rõ được những mặt mạnh những mặt hạn chế từ đó hoạch định chiến lược cho những giai đoạn tiếp theo. Công tác kiểm tra đánh giá việc tổ chức giáo dục PT XHTD cần dựa vào các tiêu chí, nguyên tắc có tính chất pháp quy, có thể kiểm tra từng bộ phận hoặc kiểm tra đồng bộ. Trong nhà trường hoạt động này thường được tiến hành theo hình thức: dự giờ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện… Cụ thể, việc tổ chức thực hiện kế hoạch phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh cần đảm bảo:

Xác định các bộ phận tham gia quản lý giáo dục PT XHTD (Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu, giáo viên, cán bộ Đoàn, gia đình...)

Xác định các nội dung quản lý của từng bộ phận tham gia quản lý giáo dục PT XHTD cho HS.

Tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục PT XHTD cho học sinh Tập huấn cho các lực lượng tham gia giáo dục PT XHTD cho học sinh

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường quản lý giáo dục PT XHTD cho học sinh. Tổ chức phân công nhiệm vụ thực hiện:

+ Phân công GV chủ nhiệm: GV chủ nhiệm giữ vai trò chính trong tổ chức giáo dục PT XHTD. Do đó, hiệu trưởng căn cứ vào trình độ, năng lực của mỗi GV trong trường, để phân công chủ nhiệm hợp lý.

+ Phân công các GV khác phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục PT XHTD (GV thể dục, GV sinh học, GV ngữ văn, GV tin học, GV GDCD, Bí thư đoàn trường ).

Kiện toàn tổ, khối chuyên môn phù hợp với điều kiện từng trường; chọn cử tổ trưởng, tổ phó, giao nhiệm vụ, ủy nhiệm quyền hạn cho các tổ trưởng chuyên môn trong chỉ đạo hoạt động của GV trong tổ và cam kết trách nhiệm thực hiện.

Thống nhất cơ chế phối hợp trong tổ chức các hoạt động giáo dục PT XHTD: Đảm bảo sự phối hợp giữa GV với GV, GV với CMHS, với các tổ chức đoàn, đội và các lực lượng khác trong tổ chức các HĐGD PT XHTD cho học sinh.

Tổ chức phối hợp với các cơ quan hữu quan:

+ Phối hợp với cơ quan công an: Công an xã, phường bảo đảm môi trường an ninh quanh trường, nhà trường có điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, không bị sự quấy rối của những phần tử càn quấy ở địa phương.

+ Phối hợp với Trung tâm y tế tổ chức kĩ năng và giáo dục lối sống lành mạnh; kiểm tra sức khỏe định kì cho HS, cách thức PT XHTD cho HS. Phối hợp với Trung tâm y tế để tư vấn sức khỏe sinh sản cho HS, giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS.

Căn cứ kế hoạch tổng thể triển khai kế hoạch hoạt động theo từng học kỳ, từng tháng, từng tuần qua họp hội đồng giáo dục, qua TCM, qua thông báo trên bảng tin...

Tổ chức truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về giáo dục PT XHTD như thông qua các góc tuyên truyền ở lớp và trường, qua hệ thống đài truyền thanh của xã...

Muốn kế hoạch được vận hành tốt theo đúng kế hoạch đề ra, hiệu trưởng phải làm thế nào cho mọi người thông suốt được kế hoạch, phải có sự thống nhất về kế

hoạch giáo dục PT XHTD, không phải kế hoạch giáo dục PT XHTD cho HS chỉ có các bộ phận trực tiếp biết đến mà các thành viên khác trong trường cũng phải thông suốt. Hiệu trưởng phải biết và làm thế nào để phối hợp được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng quan tâm đến công tác giáo dục PT XHTD, muốn làm được điều này thì trong kế hoạch hiệu trưởng phải đề ra được các yêu cầu cần phối hợp giữa các lực lượng, nhất là huy động được sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông

1.4.3.1. Chỉ đạo xây dựng mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT

Việc xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục PT XHTD cho HS trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng vì mục tiêu giáo dục quy định các nhiệm vụ, chi phối việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, các con đường và hình thức tổ chức giáo dục PT XHTD cho HS.

Lãnh đạo các trường cần huy động các nguồn lực để tổ chức, chỉ đạo, tổ chức các giáo dục PT XHTD cho HS được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra những con người được khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn sức khỏe, thể chất, mạnh dạn, tự tin.

Xác định mục tiêu giáo dục PT XHTD cho HS xác định rõ kết quả cần đạt đến của giáo dục PT XHTD cho HS. Mục tiêu giáo dục PT XHTD cho HS là trang bị cho học sinh các khả năng nhận diện và phòng tránh xâm hại. Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp để tự vệ chính mình. Mỗi HS thêm yêu và tôn trọng cơ thể, không cho người khác được động, chạm, nhìn vào vùng an toàn cũng như những hành vi “khiếm nhã”.

Do vậy, mục tiêu của giáo dục PT XHTD không chỉ góp phần rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục đích học tập của học sinh trong nhà trường nói riêng để hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân. Với mục tiêu giáo dục PT XHTD là cầu nối nhà trường với thực tiễn cuộc sống, chính vì thế cần phải xác định thực tiễn cuộc sống ở đây bao gồm những gì.

Với mục tiêu cụ thể của giáo dục PT XHTD là nâng cao nhận thức, hình thành và rèn luyện kĩ năng thì mục tiêu hướng tới của giáo dục PT XHTD nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức giáo dục PT XHTD, góp phần thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của bậc học. Người quản lý có nhiệm vụ chỉ đạo cho

giáo viên thể hiện được mục tiêu của giáo dục PT XHTD thông qua các khâu chuẩn bị, tổ chức các hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả.

1.4.3.2. Chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT

Giáo dục PT XHTD cho HS bao gồm nhiều nội dung khác nhau không chỉ đối với bản thân HS mà còn đối với các bộ phận khác liên quan. Việc xây dựng nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT nhằm thực hiện:

- Chỉ đạo tổ khối chuyên môn hướng dẫn GV thực hiện tích hợp hoặc lồng ghép nội dung giáo dục PT XHTD qua một số môn học. Hoạt động PT XHTD thống nhất nội dung tích hợp, lồng ghép, phương pháp và thời gian để đảm bảo cả hai mục tiêu dạy học và giáo dục. Xây dựng các tiết dạy minh họa có hoạt động PT XHTD, tiến hành dự hoạt động để đánh giá, góp ý, điều chỉnh trong thực hiện.

Chỉ đạo các TCM tham gia tổ chức hoạt động PT XHTD khuyến khích các TCM xây dựng các câu lạc bộ, các buổi ngoại khóa và đầu tư cho chất lượng hoạt động nhằm đẩy lùi, ngăn chặn, phát hiện nguy cơ XHTD trong nhà trường.

Chỉ đạo GV thực hiện đúng chương trình qui định trong dạy học và tổ chức các hoạt động PT XHTD, chú ý đổi mới PPDH, phương pháp hoạt động đồng bộ với đổi mới kiểm tra đánh giá HS. Trong quá trình tổ chức hoạt động PT XHTD yêu cầu GV phải chú ý quản lý HS về nền nếp, thái độ, tính tích cực tham gia và đảm bảo an toàn cho HS trong quá trình tham gia hoạt động.

Thường xuyên động viên, khích lệ mọi người khi họ gặp khó khăn, có sự khen thưởng bằng vật chất nếu cần thiết.

Theo dõi, giám sát, điều chỉnh và sửa chữa (nếu có).

Hỗ trợ kịp thời cho GV trong quá trình thực hiện kế hoạch.

1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện phương pháp, con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT

Giáo dục PT XHTD được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Hiệu trưởng chỉ đạo GV có thể sử dụng ba nhóm phương pháp sau đây khi thực hiện giáo dục PT XHTD qua một số môn học cho học sinh: nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên, mỗi nhóm phương pháp trên đều có ưu điểm, hạn chế nhất

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí