Bảng 2.8: Thực trạng con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung | Mức độ thường xuyên | Hiệu quả thực hiện | |||||||||||
CB, GV | HS | Chung | CB, GV | HS | Chung | ||||||||
X | TB | X | TB | X | TB | X | TB | X | TB | X | TB | ||
1 | Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, tránh xâm hại tình dục vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục. | 2.93 | 5 | 3.22 | 4 | 3.05 | 5 | 3.11 | 5 | 3.03 | 4 | 3.07 | 4 |
2 | Giáo dục PT XHTD có thể thông qua giảng dạy các môn học chiếm ưu thế như Sinh học, Giáo dục công dân... | 3.51 | 2 | 3.81 | 2 | 3.66 | 1 | 3.69 | 2 | 3.63 | 2 | 3.66 | 1 |
3 | Giáo dục PT XHTD có thể thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội như: các cuộc thi tìm hiểu về kĩ năng PT XHTD, các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các lễ hội truyền thống, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự vệ … | 3.42 | 4 | 3.86 | 1 | 3.64 | 2 | 3.63 | 3 | 3.69 | 1 | 3.66 | 2 |
4 | Tổ chức các câu lạc bộ (Võ thuật, khám phá bản thân…) | 3.79 | 1 | 2.75 | 6 | 3.27 | 4 | 3.74 | 1 | 2.86 | 5 | 3.30 | 3 |
5 | Tổ chức hội thảo cùng Phụ huynh học sinh về nguy cơ và cách PT XHTD cho học sinh. | 2.72 | 6 | 3.32 | 4 | 3.02 | 6 | 2.81 | 6 | 3.15 | 3 | 2.98 | 5 |
6 | Phát thanh, tuyên truyền bằng video tại góc tuyên truyền của nhà trường hàng ngày về cách quy tắc PT XHTD, ứng xử cần thiết khi gặp hành vi XHTD. | 3.47 | 3 | 3.81 | 3 | 3.34 | 3 | 3.28 | 4 | 2.59 | 6 | 2.93 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Phối Hợp Lực Lượng Giáo Dục Và Huy Động Các Nguồn Lực Đáp Ứng Cho Hoạt Động Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trung
- Khái Quát Về Khách Thể Điều Tra Và Quá Trình Khảo Sát
- Thực Trạng Nội Dung Hoạt Động Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
- Đảm Bảo Tính Hiệu Quả, Tính Khả Thi Và Tính Thực Tiễn
- Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Theo Định Hướng Tăng Cường Giáo Dục Phòng Tránh Xâm Hại Tình Dục Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
53
Bảng số liệu 2.6 cho thấy với 6 hình thức cơ bản khi thực hiện tổ chức GD PTXHTD cho HS được CBQL và GV và HS đánh giá từ mức độ ít thường xuyên đến mức độ thường xuyên, với điểm trung bình từ 3.02 đến 3.66 (Max=5, Min=1). Cùng trên 1 bảng khảo sát, đề tài cũng đánh giá về hiệu quả thực hiện được đánh giá với ĐTB từ 2.93 đến 3.66. Cụ thể từng hình thức được đánh giá như sau:
Mức độ thường xuyên:
Hình thức được các trường sử dụng thường xuyên nhất là: “Giáo dục PT XHTD có thể thông qua giảng dạy các chủ đề tích hợp kiến thức như môn Sinh học, Giáo dục công dân” với X =3.66 ( Với X của CB, GV=3.51, với X =3.81 là đánh giá của của HS), xếp thứ 2 là hình thức “Giáo dục PT XHTD có thể thực hiện thông qua các hoạt
động ngoại khóa, hoạt động xã hội như: các cuộc thi tìm hiểu về kĩ năng PT XHTD, các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các lễ hội truyền thống, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự vệ,... X =3.64, xếp thứ ba là “Phát thanh, tuyên truyền bằng video tại góc tuyên truyền của nhà trường hàng ngày về cách quy tắc PT XHTD, ứng xử cần thiết khi gặp hành vi XHTD” với X =3.34.
Bên cạnh đó, các hình thức được sử dụng ít nhất là: Lồng ghép, tích hợp nội
dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, tránh xâm hại tình dục vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục; Tổ chức hội thảo cùng Phụ huynh học sinh về nguy cơ và cách PT XHTD cho học sinh.
Cùng trên một bảng khảo sát, chúng tôi xin ý kiến đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện hình thức giáo dục PTXHTD, cụ thể như sau:
Hiệu quả thực hiện hình thức giáo dục:
Đánh giá chung đánh giá của CB, GV và HS hình thức giáo dục đem lại hiệu quả cao nhất là “Giáo dục PT XHTD có thể thông qua giảng dạy các chủ đề tích hợp kiến thức như môn Sinh học, Giáo dục công dân...”, với X =3.66 ( Với X của CB, GV=3.69, với X =3.63 là đánh giá của của HS). Thực tế, GD PT XHTD qua các tiết học vốn được coi là “nhạy cảm”, song giờ đây lại rất thiết thực, khi các nhà trường thực sự quan tâm tới vấn đề này và tổ chức bài dạy, huấn luyện kỹ năng một cách
khoa học, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Thông qua các tiết học này, HS phân biệt các hành vi xâm hại và có kĩ năng PT XHTD như luôn giữ khoảng cách an toàn với người lạ, không được đi một mình ở những đoạn đường vắng,... lại giúp học sinh nâng cao nhận thức, biết cách phòng tránh xâm hại. Thông qua các bài học giúp học sinh nhận thức được việc bảo vệ mình trước vấn đề xâm hại sẽ có trong các môn như: Khoa học đời sống, Kiến thức pháp luật, Sinh học.
Đứng vị trí thứ hai là hình thức “Giáo dục PT XHTD có thể thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội như: các cuộc thi tìm hiểu về kĩ năng PT XHTD, các hoạt động văn nghệ, thể thao, tham gia các lễ hội truyền thống, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự vệ,...” cũng được các trường tiến hành thường xuyên. Đây là một trong những hình thức được các học sinh và CB, GV đánh giá ở mức độ rất thường xuyên và đạt được hiệu quả cao trong GD PTXHTD cho học sinh tác động lớn đến nhận thức của HS, trang bị cho HS có kĩ năng. Thông qua những tiểu phẩm được các cô giáo dàn dựng công phu và dưới sự biểu diễn khá thuần thục trên sân khấu của HS. Thực tế, trong xã hội hiện nay, do bị ảnh hưởng rất nhiều từ lối sống không được kiểm soát, từ những trang mạng đen đang hàng ngày hàng giờ tác động đến lớp trẻ, nếu không có những biện pháp giáo dục để phòng ngừa từ xa đối với HS nữ thì hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến tương lai, tình cảm của HS.
GD PTXHTD cho HS cũng được thực hiện thông qua: Tổ chức các câu lạc bộ Võ thuật.,... Thực tế, mỗi năm Đoàn trường cùng GV môn Thể dục đều tổ chức cho HS học võ trong đó có cả HS nam và nữ cùng tham gia. Học võ không chỉ giúp HS có thể lực khỏe mạnh còn giúp các em chủ động tự bảo vệ khi có dấu hiệu xâm hại.
Qua phỏng vấn em Phùng Xuân P – HS trường THPT Trần Phú, em cho biết: “ Trường THPT Trần Phú đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa liên quan đến chủ đề PT XHTD, qua đó chúng em cũng học tập thêm được nhiều kiến thức và kĩ năng PT XHTD, đặc biệt là các hoạt động của câu lạc bộ võ thuật đã giúp em nâng cao sức khỏe và rèn luyện được kỹ năng tự vệ cho bản thân khi gặp tình huống nguy hiểm”
Bên cạnh đó, một số hình thức ít được thực hiện như: Tổ chức hội thảo cùng Phụ huynh học sinh về nguy cơ và cách PT XHTD cho học sinh; Phát thanh, tuyên truyền bằng video tại góc tuyên truyền của nhà trường hàng ngày về cách quy tắc PT XHTD, ứng xử cần thiết khi gặp hành vi XHTD... chưa được nhà trường triển khai rộng rãi. Theo đánh giá chung của giáo viên và CBQL, hiệu quả của những hình thức tổ chức đã được tiến hành chưa cao.
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thực hiện khá tương đồng với hiệu quả thực hiện. Điều đó được thể hiện, các hình thức được tiến hành thường xuyên đã đạt được hiệu quả trong GD PTXHTD cho HS.
Từ bảng phân tích số liệu này chứng tỏ rằng, các hình thức GD PTXHTD cho học sinh chưa thực sự phù hợp và thiếu hấp dẫn đối với học sinh. Từ đó, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới hơn nữa những hình thức GD PTXHTD thông qua các hoạt động xã hội, NGLL đồng thời cần tăng cường tính GD PTXHTD trong các hoạt động thể dục, thể thao, quân sự; các phong trào thi đua,…thực tế, cho thấy, ở các trường THPT Thành phố Móng Cái hiện nay các hình thức GD PTXHTD cho học sinh còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn, thu hút học sinh, nặng tính hình thức, ít linh hoạt, chưa đan xen lồng ghép với nhau. Chính vì vậy, muốn học sinh không còn thụ động trong quá trình GD PTXHTD mà phải chủ động tích cực tự giáo dục thì các nhà trường nói chung và các trường THPT phải biến quá trình GD PTXHTD thành quá trình tự GD PTXHTD cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tự giáo dục và tăng cường phối hợp giữa 3 môi trường là nhà trường, gia đình và xã hội.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Quá trình lãnh đạo, điều hành của người CBQL cần tập trung thực hiện tốt các chức năng quản lý. Hiệu trưởng càng thực hiện tốt chức năng quản lý thì sẽ mang lại kết quả càng cao và ngược lại. Tổ chức thực hiện có đạt được kết quả hay không phụ thuộc vào kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn. Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của CBQL, GV, kết quả thực trạng lập kế hoạch quản lý GD PTXHTD cho HS ở các trường THPT Thành phố Móng Cái được trình bày qua bảng 2.6 sau:
Bảng 2.9: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung thực hiện | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||||
Yếu | Kém | TB | Khá | Tốt | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Căn cứ lập kế hoạch | / | / | 25 | 21.9 | 40 | 35.1 | 44 | 38.6 | 5 | 4.4 | 3.25 | 4 |
2 | Nguyên tắc lập kế hoạch | / | / | 24 | 21.1 | 40 | 35.1 | 44 | 38.6 | 6 | 5.3 | 3.28 | 3 |
3 | Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh | / | / | 12 | 10.5 | 40 | 35.1 | 30 | 26.3 | 32 | 28.1 | 3.72 | 1 |
4 | Xác định mục tiêu giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh | / | / | 35 | 30.7 | 32 | 28.1 | 25 | 21.9 | 22 | 19.3 | 3.30 | 2 |
5 | Phân tích các yếu tố nguồn lực và khả năng của nhà trường trong giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh | / | / | 38 | 33.3 | 30 | 26.3 | 25 | 21.9 | 21 | 18.4 | 3.25 | 4 |
6 | Xây dựng các phương án chiến lược giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh | / | / | 35 | 30.7 | 40 | 35.1 | 15 | 13.2 | 24 | 21.1 | 3.25 | 6 |
7 | Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh | / | / | 57 | 50.0 | 32 | 28.1 | 23 | 20.2 | 2 | 1.8 | 2.74 | 9 |
8 | Xây dựng phương án hỗ trợ giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh | / | / | 34 | 29.8 | 32 | 28.1 | 35 | 30.7 | 13 | 11.4 | 3.24 | 7 |
9 | Ngân quỹ hóa kế hoạch | / | / | 35 | 30.7 | 30 | 26.3 | 36 | 31.6 | 13 | 11.4 | 3.20 | 8 |
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 5); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Như vậy, thực trạng lập kế hoạch thực hiện GD PTXHTD cho HS trường THPT Móng Cái được đánh giá với ĐTB từ 2.74 đến 3.72 (Min=1. Max =5).
Nội dung được đánh giá thực hiện ưu điểm như “Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh” (ĐTB=3.72) và “Xác định mục tiêu giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục” (ĐTB = 3.30).
Tuy nhiên theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT Thành phố Móng Cái thì việc: Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh; Xây dựng phương án hỗ trợ giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh; Ngân quỹ hóa kế hoạch.... chưa mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng. Qua phỏng vấn Cô Lê Thị T, trường THPT Trần Phú cho biết thêm: “Nhà trường rất ít khi xây dựng kế hoạch GD PTXHTD riêng biệt theo các năm học mà chủ yếu là lồng ghép luôn vào kế hoạch hoạt động chung. Việc triển khai kế hoạch theo từng kì học nên cũng không chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch tháng và tuần. Tuy nhiên, đối với tổ chức các ngày lễ kỉ niệm, nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, trong đó nội dung GD PTXHTD được đề cao, vì nhà trường nhận thấy đây là một hình thức GD PTXHTD cho HS rất hiệu quả”.
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, hầu hết việc thực hiện kế hoạch mang tính chủ quan của cá nhân CBQL. Khi vào đầu năm học, rất nhiều công việc triển khai cho năm học mới, nhiều loại kế hoạch cần xây dựng nên việc tập trung thực hiện các quy trình của việc lập kế hoạch đánh giá chưa tốt.
Một nội dung quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả, tính khả thi của kế hoạch, đó chính là chú ý tìm hiểu nhu cầu của GV. Thực tế là khi xây dựng kế hoạch đánh giá, các trường THPT chủ yếu dựa vào kế hoạch đánh giá của cấp trên (Sở GD&ĐT) và cơ bản dựa vào kế hoạch đánh giá của nhà trường ở các năm trước, mà chưa chú ý tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của các đối tượng liên quan đến việc thực hiện đánh giá. Trao đổi với các thầy cô giáo ở trường thì đa số các thầy cô không thấy nhà trường thực hiện vấn đề này. Điều này cho thấy công việc này không được phổ biến công khai, do vậy tác động không tốt đến chất lượng của việc lập kế hoạch.
Như vậy, việc lập kế hoạch là một khâu hết sức cần thiết và quan trọng trong công tác GD PTXHTD học sinh. Nó góp phần định hướng việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên giữa các lực lượng trong nhà trường chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong việc lập kế hoạch GD PTXHTD học sinh. Những tồn tại trong công tác xây dựng kế hoạch làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác GD PTXHTD cho học sinh, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất chính là không có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng học sinh.
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Kế hoạch khả thi, đi vào thực tiễn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện. Kết quả thực trạng tổ chức GD PTXHTD cho HS trường các THPT Thành phố Móng Cái, Thành phố Quảng Ninh được trình bày qua bảng 2.9 sau đây:
Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Nội dung thực hiện | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||||
Yếu | Kém | TB | Khá | Tốt | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động | / | / | 15 | 13.2 | 33 | 28.9 | 33 | 28.9 | 35 | 30.7 | 3.79 | 1 |
2 | Xác định rõ số lượng và các khâu quản lí giáo dục PT XHTD cho HS sao cho vừa đủ để thực hiện chức năng quản lí hoạt động này. | / | / | 49 | 43.0 | 18 | 15.8 | 38 | 33.3 | 9 | 7.9 | 3.06 | 5 |
3 | Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cho từng khâu quản lí, trong đó đặc biệt chú ý xác định rõ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong quá trình giáo dục PT XHTD cho HS | / | / | 18 | 15.8 | 37 | 32.5 | 25 | 21.9 | 34 | 29.8 | 3.66 | 2 |
4 | Giao nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức giáo dục PT XHTD cho HS | / | / | 28 | 24.6 | 40 | 35.1 | 41 | 36.0 | 5 | 4.4 | 3.20 | 3 |
5 | Xây dựng tốt đội ngũ nòng cốt để triển khai giáo dục PT XHTD cho HS | / | / | 47 | 41.2 | 34 | 29.8 | 31 | 27.2 | 2 | 1.8 | 2.89 | 8 |
6 | Phân công trách nhiệm quản lí trong ban giám hiệu nhà trường | / | / | 49 | 43.0 | 32 | 28.1 | 13 | 11.4 | 20 | 17.5 | 3.04 | 7 |
7 | Tổ chức bộ máy tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động PT XHTD cho HS | / | / | 47 | 41.2 | 40 | 35.1 | 22 | 19.3 | 5 | 4.4 | 2.87 | 9 |
8 | Thiết lập rõ và thực hiện cơ chế phối hợp quản lí giáo dục PT XHTD cho HS. | / | / | 30 | 26.3 | 46 | 40.4 | 28 | 24.6 | 10 | 8.8 | 3.16 | 4 |
9 | Xác định cơ chế phối hợp với cán bộ phụ nữ, cán bộ y tế, Đoàn thanh niên ở địa phương để thực hiện nội dung hoạt động và tạo mối quan hệ gắn kết với địa phương và huy động tiềm lực của địa phương trong công tác tổ chức giáo dục PT XHTD cho HS | / | / | 35 | 30.7 | 45 | 39.5 | 27 | 23.7 | 7 | 6.1 | 3.05 | 6 |
Ghi chú:X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 5); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Thực trạng tổ chức thực hiện GD PTXHTD cho HS trong các trường THPT Thành phố Móng Cái được đánh giá ở mức độ trung bình với X từ 2.87 đến 3.79. Cụ thể từng nội dung như sau:
Nội dung được đánh giá ưu điểm nhất là “Thành lập ban chỉ đạo tổ chức hoạt động” ( X =3.79 xếp thứ 1). Việc tổ chức thực hiện hoạt động GD PTXHTD cho HS do BGH trực tiếp chỉ đạo. Sau khi kế hoạch GD PTXHTD được phê duyệt, BGH
phân công nhiệm vụ đến các cá nhân tổ chức trong nhà trường, đồng thời tiến hành xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá đối với hoạt động GD PTXHTD. Việc phân công nhiệm vụ được thể hiện như sau:
+ Đối với GV bộ môn: tiến hành GD PTXHTD cho HS thông qua việc lồng ghép vào nội dung môn học mình phụ trách. Đặc biệt là đối với các môn khoa học xã hội như: GDCD, Sinh học, …cần phát huy mạnh mẽ hoạt động GD PTXHTD thông qua các môn học này. Để đạt được kết quả cao, GV phải kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra các tình huống sư phạm để giáo dục các em. BGH yêu cầu các GV thường xuyên trau dồi tri thức, bồi dưỡng chuyên môn đặc biệt kĩ năng dạy học tích hợp để đưa GD PTXHTD vào bài dạy.
+ Đối với GV GDCD: thực hiện triển khai kế hoạch chuyên môn; tiến hành giảng dạy, GD PTXHTD cho HS; đồng thời chủ động kết hợp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn khác, tổ chức Đoàn thanh niên để làm tốt công tác GD PTXHTD cho các em.
Qua phỏng vấn Cô Vũ Ngọc H - GV phụ trách môn GDCD, cô cho biết: “Để đưa nội dung GD PTXHTD vào hoạt động giảng dạy môn GDCD đạt hiệu quả cao cần phải có sự đầu tư giáo án cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với nội dung lý thuyết truyền đạt lại cho các em, chúng tôi luôn cố gắng tìm những ví dụ trong thực tế đời sống, những tình huống hay các hiện tượng vi phạm ngoài đời thực…Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên quan tâm đến các chủ đề giáo dục hàng tháng để chủ động trong công tác GD PTXHTD cho các em, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu, nhiệm vụ mà Hiệu trưởng đã giao cho”.
+ Đối với GV chủ nhiệm: đây là lực lượng chính trong công tác GD PTXHTD HS, là người quản lý mọi hoạt động của lớp học. Việc GD PTXHTD cho HS phải được GV chủ nhiệm thực hiện triệt để thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ,