Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1.

BCH

Ban chấp hành

2.

BGH

Ban giám hiệu

3.

CBQL, GV, NV

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

4.

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

5.

CMHS

Cha mẹ học sinh

6.

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7.

CSVC

Cở sở vật chất

8.

GD

Giáo dục

9.

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

10.

GVBM

Giáo viên bộ môn

11.

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

12.

HS

Học sinh

13.

HSSV

Học sinh sinh viên

14.

KHCN

Khoa học công nghệ

15.

PT XHTD

Phòng tránh xâm hại tình dục

16.

QLGD

Quản lý giáo dục

17.

THPT

Trung học phổ thông

18.

UBND

Ủy ban nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê số lượng CBQL, giáo viên và học sinh THPT ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 37

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá học lực của HS THPT 38

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá hạnh kiểm của HS THPT 38

Bảng 2.4. Thực trạng kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 42

Bảng 2.5: Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 44

Bảng 2.6 : Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 47

Bảng 2.7: Thực trạng phương pháp giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh

ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 50

Bảng 2.8: Thực trạng con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh

ở các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 53

Bảng 2.9: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 57

Bảng 2.10: Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 59

Bảng 2.11: Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 63

Bảng 2.12: Thực trạng kiểm tra kết quả hoạt động hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 65

Bảng 2.13: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 67

Báng 3.1: Một số bài học trong môn sinh học có thể lồng ghép hoạt động giáo dục PT XHTD 77

Bảng 3.2: Các chủ đề sinh hoạt ngoại khóa gắn với hoạt động phòng tránh xâm

hại tình dục 82

Bảng 3.3: Một số đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề: Giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trung học phổ thông 86

Bảng 3.4: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 99

Bảng 3.5. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 100

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 100

Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 101

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Trong suốt những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các kế hoạch chiến lược về mọi mặt của đất nước, đặc biệt là mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” của ngành giáo dục. Bên cạnh những thành tựu phát triển, giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém. Hậu quả của hạn chế này là sự gia tăng phức tạp của hiện tượng xâm hại tình dục trong các trường học, đặc biệt là khối THPT. Đây là mối lo ngại không chỉ của ngành Giáo dục mà còn của toàn xã hội.

Tại Việt Nam, xâm hại tình dục hiện nay đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Theo thống kê của ngành công an, trong năm 2018 đã xảy ra 1296 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em. Những số liệu này cho thấy, xâm hại tình dục đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Những hậu quả của việc bị xâm hại tình dục tác động tới cả thể chất, tinh thần, thái độ học tập của học sinh và cả việc giảng dạy của thầy cô giáo. Hậu quả về mặt tâm lý có thể kể đến như các em luôn cảm thấy lo lắng, không tin vào chính bản thân mình và mọi người, nghi ngờ mọi người xung quanh và có xu thế phòng vệ. Nhiều em lại có cảm giác chán nản, tồi tệ về bản thân rồi từ đó dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc có thể tự lặp lại hành vi đó đối với người khác. Sự việc này còn gây không khí mất đoàn kết trong lớp học, ảnh hưởng không tốt đến việc học hành của các em; tác động xấu đến môi trường giáo dục của nhà trường; đồng thời gây bức xúc đối với xã hội. Do đó, cần tiến hành và tăng cường công tác giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục học sinh. Để hoạt động này có hiệu quả, công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường có vai trò hết sức quan trọng.

Ở Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh, để ngăn ngừa việc xâm hại tình dục xảy ra ở đơn vị mình, nhiều trường THPT trong Thành phố đã có các hình thức, giải pháp khác nhau. Có nhiều hoạt động tuy không mới về nội dung nhưng đã được cải tiến không ngừng về mặt hình thức để thu hút học sinh tham gia nhằm góp phần hạn chế tình trạng trên trong trường THPT. Tuy vậy, nhìn trên diện rộng thì thực trạng công tác quản lý phòng chống xâm hại tình dục trong các trường THPT ở Thành phố Móng

Cái vẫn còn không ít mặt hạn chế, bất cập. Chính vì vậy, hiện tượng trên vẫn xảy ra và có thể diễn biến phức tạp trong các nhà trường bất cứ lúc nào nếu như từng đơn vị, trường học lơ là, mất cảnh giác đối với vấn đề xâm hại tình dục và bạo lực học đường.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu với mong muốn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục phòng chống và hạn chế nạn xâm hại tình dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường trung học phổ thông Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tại các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.

4. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong các hoạt động: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của hoạt động này sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh và khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu đề xuất các biện pháp của Hiệu trưởng quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh.

6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu trên 3 trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái: THPT Trần Phú, THPT Lí Thường Kiệt, THPT Chu Văn An.

Về cán bộ quản lý: nghiên cứu 23 cán bộ quản lý của 3 trường THPT trên địa bàn Thành phố Móng Cái (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn)

Về giáo viên: Nghiên cứu trên mẫu 91 giáo viên của 3 trường

6.3. Giới hạn về thời gian

Chúng tôi khảo sát thực trạng quản lý giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh các trường THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh trong năm học năm học 2019 - 2020

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, các văn bản liên quan... để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động, quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giáo viên để bổ sung thêm kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động, quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh.

7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kế hoạch, chương trình phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường THPT Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh để kiểm chứng, bổ sung kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

7.2.4. Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát một số hoạt động ngoại khóa của các trường THPT để tìm hiểu thực trạng các con đường giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh THPT.

7.2.5. Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia: Chúng tôi trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và các giáo viên có kinh nghiệm ở các trường THPT về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hai tình dục cho học sinh ở các trường THPT.

7.3. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý số liệu kết quả điều tra

Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở trường trung học phổ thông.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023