Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------***------------


ĐỖ THỊ NGỌC LAN


CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

(Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------***------------


ĐỖ THỊ NGỌC LAN


CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

(Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)


CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NAM

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU 0

Chương 1: CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO 8

NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ 8

1.1. Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống 8

1.2. Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 14

1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi 14

1.2.1.1. Nhân vật trí thức tha hoá về nhân cách 14

1.2.1.2. Trí thức giả danh, những người đội lốt trí thức nhưng bất tài,

vô dụng 24

1.2.1.3. Giá trị con người, giá trị hạnh phúc gia đình bị coi thường từ những toan tính ích kỷ 29

1.2.2. Con người sống trong hận thù và mất niềm tin 32

1.3. Cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trong

cuộc sống 39

Chương 2: TÍNH NHÂN VĂN TRONG CẢM HỨNG PHÊ PHÁN CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI 47

2.1. Cái thiện hiện hữu trong từng con người tốt đẹp 47

2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp 47

2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị 53

2.2. Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác 55

2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội 55

2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sáng 63

2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 66

Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG, TẠ DUY ANH, HỒ ANH THÁI 75

3.1. Kết cấu cốt truyện đa dạng 75

3.1.1. Cốt truyện số phận 76

3.1.2. Cốt truyện luận đề 77

3.1.3. Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức 80

3.1.4. Cốt truyện phân mảnh - lắp ghép 82

3.1.5. Cốt truyện dòng ý thức 85

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 86

3.2.1. Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật 86

3.2.2. Hư cấu, tưởng tượng - một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán89

3.2.3. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 91

3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật 104

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng lớn hết sức sinh động. Bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, các tác giả đã dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp. Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái là các nhà văn có đóng góp to lớn trong nền văn học hiện đại thời ký đổi mới. Trong sáng tác của họ, muôn mặt của bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực.

Luận văn được nghiên cứu xuất phát từ sự yêu mến và cảm phục của tác giả đối với những dòng tư tưởng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của ba nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Đây là các nhà văn có nhiều thành tựu trong việc dùng văn chương để đấu tranh cho cái thiện, cái chính nghĩa của cuộc sống. Với nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết có giá trị hiện thực, các tác giả này đã ý thức được sứ mệnh viết văn là để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người; thể hiện sự quan tâm tới việc hình thành đạo đức và nhân cách con người, thể hiện sự hiểu biết sự định hình tính cách con người Việt Nam hiện đại với những mặt mạnh, mặt yếu của nó.

Luận văn nghiên cứu cách nhìn đa chiều, mới mẻ về con người và cuộc sống trong thời kỳ hậu chiến của các nhà văn Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái qua đó làm sáng tỏ những tác động và ảnh hưởng của một hiện thực còn ngổn ngang đến cuộc sống của con người như thế nào. Qua đây, luận văn cũng làm sáng tỏ cảm hứng chủ đạo của các nhà văn được thể hiện qua các tác phẩm, đó là cảm hứng phê phán mang tính tích cực để gióng lên những hồi chuông để cảnh tỉnh con người tránh xa tội ác, lừa lọc, phản trắc để xây dựng một xã hội với những con người có phẩm chất cao đẹp, sống có nghĩa tình, nhân hậu.

2. Lịch sử vấn đề

Tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái rất phong phú về nội dung. Các bài viết nghiên cứu về những tác phẩm của ba tác giả đã khai thác nhiều vấn đề như đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức trần thuật, nghệ thuật tự sự…Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng phê phán chưa được đề cập tới một cách kỹ lưỡng trong các tác phẩm nghiên cứu.

Ma Văn Kháng thành công cả về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Từ những năm 80 trở lại đây, các tác phẩm của Ma Văn Kháng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Thể loại sáng tác của ông đa dạng hơn, hình thức nghệ thuật phong phú, nhân vật được xây dựng với nhiều tính cách điển hình cho con người thời đại mới với tư tưởng hiện đại, tiến bộ. Ở mảng tiểu thuyết thế sự đời tư của nhà văn, giới nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao về những đóng góp của Ma Văn Kháng bởi ý tưởng sáng tạo và ý thức đổi mới tư duy của tác giả. Ông đã cho ra mắt bạn đọc 11 cuốn tiểu thuyết, 20 tập truyện ngắn và 3 tập truyện viết cho thiếu nhi. Năm 2008, tập truyện ngắn mới nhất của Ma Văn Kháng mang tựa đề Trốn nợ (NXB Phụ nữ - 2008) bao gồm 18 truyện ngắn đã ra mắt và gần đây (tháng 9-2009), cuốn hồi ký “năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” được xuất bản đã giành được nhiều tình cảm của bạn đọc.

Với trên 40 năm lao động nghệ thuật, Ma Văn Kháng ý thức được sứ mệnh là viết để bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người, của cuộc sống. Các tiểu thuyết viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng đã khẳng định được những giá trị nhất định: Các tiểu thuyết “Mưa mùa hạ”, (1982), “Mùa lá rụng trong vườn” (1985), “Côi cút giữa cảnh đời” (1989), “Đám cưới không có giấy giá thú” (1988), “Chó Bi đời lưu lạc” (1992), “Ngược dòng nước lũ” (1999) của ông đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều độc giả.

Phong Lê nhận định trong Vẫn chuyện văn và người (NXB Văn hoá thông tin - 1989): “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ như nhiều cuốn sách khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo

những tình cảm nhân hậu, tốt lành, có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn con người. Cái hiệu quả thanh lọc dành cho nghệ thuật, và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi bật”.

Tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú (1988) thực sự là một đổi mới mạnh mẽ của Ma Văn Kháng. Các bài viết: Phải chăng đời là một vại dưa hỏng của Vũ Dương Quý, Nếu đám cưới không có giấy giá thú của Nguyễn Văn Lưu; Đám cưới không có giấy giá thú có tính chất luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hoá với đời sống con người của Mai Thục và cuộc thảo luận về Đám cưới không có giấy giá thú do Báo Văn nghệ tổ chức… đều đưa ra những nhận xét khá lý thú, bổ ích và công bằng về giá trị đích thực của đời sống cũng như những mặt còn hạn chế về mọi phương diện của tác phẩm, cả về mặt nội dung và nghệ thuật.

Về cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ (1999), Hồ Anh Thái nhận xét: “Cảm hứng phê phán mỗi ngày mạnh hơn cảm hứng trữ tình…Dường như tập hợp đầy đủ mọi thói tật nhỏ nhen đố kỵ, mọi mưu chước công chức hành chính ở đây. Văn chương cũng bị đẩy theo cảm hứng phê phán mà rậm hơn, xổng xểnh, lan man hơn”. Trong bài viết Ngược dòng nước lũ - cuộc khám phá mới đầy tiềm năng vào nguồn văn chương, vào dòng đời cuộn chảy, Lã Duy Lan đã nhận xét: “Ngược dòng nước lũ sẽ đi vào đời sống xã hội như sự định hình vững chãi địa vị của văn chương trong kinh tế thị trường, mở ra cuộc khám phá đầy tiềm năng vào tận nguồn mạch văn chương, tận tầng sâu của dòng đời cuộn chảy, mà ở tác giả nội lực đã được chuẩn bị kỹ từ nhiều chục năm trước” [64].

Ngoài các bài viết trên, chúng ta có thể kể đến một số bài viết về tác phẩm của Ma Văn Kháng như: Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ; Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng của Lê Kim Vinh; Nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Đỗ Hải Ninh; Sống rồi mới viết của Ma Văn Kháng… và các luận văn thạc sĩ gần đây như: Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Kim; Quan

niệm nghệ thuật về con người tự nhiên trong sáng tác của Ma Văn Kháng sau năm 1975 - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Cẩm Giang; Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng - Luận văn thạc sĩ của Bùi Lan Hương…

Đề cập đến cảm hứng phê phán trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giả Nguyễn Văn Xuất có công trình nghiên cứu luận án Phó tiến sĩ văn học mang đề tài Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết hiện đại (qua một số tiểu thuyết ở Liên Xô và Việt Nam). Đây là công trình nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong một số tác phẩm văn xuôi Liên Xô và Việt Nam. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu về cảm hứng phê phán trong tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng dưới tư duy tiểu thuyết của nhà nghiên cứu Đôxtôiepxki.

Trong mảng phê bình nghiên cứu về các tác phẩm thế sự đời tư của Hồ Anh Thái đáng kể đến là những bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Anh Vũ, Ngô Thị Kim Cúc, Vân Long, Nguyễn Thị Phương, Trần Duy Hiển, Phạm Chí Dũng, Hoài Nam, Tuyền Lâm…Trong bài viết Hơn cả sự thật, Nguyễn Anh Vũ cho rằng: “Với Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã khai thác triệt để khả năng phản ánh một cách trọn vẹn và sinh động hiện thực đời sống của thể loại tiểu thuyết. Đọc tiểu thuyết này, ta không khỏi lo ngại trước lối sống của một bộ phận thanh niên trong xã hội hôm nay. Đó là một lối sống thực dụng, buông thả, ích kỷ, với những ham muốn điên loạn, cuồng loạn. Rõ ràng, họ không đại diện cho thế hệ trẻ đang tràn đầy sức sống, tài năng và nhiệt huyết trong xã hội ngày nay. Thế nhưng, ta vẫn không khỏi xót xa, ngậm ngùi cho những cảnh sống vô hồn, không hoài bão, lý tưởng đó. Nếu không cảnh báo, ngăn chặn, rất có thẻ đó sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho cái ác nảy mầm, tồn tại và phát triển” [38, tr 285-286]. Bàn về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, tác giả Hoài Nam nhận định: “Bằng tiếng cười, tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống, và mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023