Nguyên Nhân Hạn Chế Của Tình Hình Áp Dụng Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội Ở Hà Giang

tang. Dùng sim điện thoại của chị Hiếu nhắn tin cho bạn chị Hiếu, đến Công an xã giả báo tin chị Hiếu bỏ nhà đi, chỉ đạo cháu ruột dùng xi măng bịt lỗ thông hơi hầm rút để đánh lạc hướng và nhằm che giấu tội phạm của mình. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng các điểm i và điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự; xử phạt tử hình đối với bị cáo là đúng pháp luật.

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng sau khi giết chị Trần Thị Hiếu, bị cáo chặt xác, dóc thịt cho xuống hầm rút để phi tang không phải là hành vi “thực hiện tội phạm một cách man rợ” được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự mà chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm o khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự “có hành động xảo quyệt nhằm che giấu tội phạm”để giảm hình phạt xuống tù chung thân cho Trần Văn Ban là áp dụng không đúng pháp luật và đánh giá không đúng tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội của bị cáo.

(Nguồn: Vụ Thống kê- Tổng hợp TAND tối cao)

2.2.2. Nguyên nhân hạn chế của tình hình áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở Hà Giang

Tình hình áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội ở địa bàn tỉnh Hà Giang bên cạnh những kết quả đạt được còn có hạn chế nhất định ảnh hưởng đến tính đúng đắn, sự công bằng trong các bản án của tòa án. Những hạn chế này do các nguyên nhân sau:

a. Hạn chế trong việc nhận thức và áp dụng các quy định về các tình tiết tiết tăng năng thuộc về thân người phạm tội

Bên cạnh những hạn chế trong việc nhận thức và phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định tội, định khung và xác định TNHS trong đó có tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội với những sai sót, hạn chế phổ biến ở các dạng sau:

Thứ nhất, sai sót trong việc áp dụng đường lối xử lý về các tình tiết

tăng nặng TNHS, trong đó có tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội

Đường lối xử lý về hình sự là một bộ phận cấu thành chính sách hình sự nhằm xác định những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo của những người trong hoạt động lập pháp, áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật Thi hành án hình sự đảm bảo sự ổn định của hệ thống tư pháp hình sự, tăng cường việc bảo vệ các quyền và tự do của con người cũng như các lợi ích hợp pháp của xã hội và của nhà nước bằng hệ thống tư pháp hình sự, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm đạt được hiệu quả cuối cùng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Khoản 2 Điều 3 BLHS quy định "nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội... " với việc quy định nghiêm trị này, đòi hỏi đường lối xử lý phân hóa đối với những đối tượng trên. Do vậy, khi quyết định hình phạt, Tòa án phải quyết định nghiêm khắc đối với người phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS. Tuy nhiên, một số Tòa án đã không vận dụng đúng nguyên tắc này quyết định hình phạt nhẹ hoặc quá nặng đối với người phạm tội dẫn đến hình phạt được tuyên không tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.

Thứ hai, một số Tòa án không nghiên cứu kỹ hồ sơ đã dẫn đến sai sót khi quyết định hình phạt, thường phổ biến ở các dạng: bỏ sót một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, vận dụng không đúng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS hoặc không vận đúng khoản 2 Điều 46 BLHS và cá biệt có trường hợp Tòa án đã có sự nhầm lẫn khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đối với riêng người phạm tội trong phạm tội có đồng phạm, phạm tội có tổ chức để áp dụng chung cho tất cả những người phạm tội khác dẫn

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 10

đến quyết định hình phạt không chính xác. Chẳng hạn: Trong vụ án xâm phạm sở hữu có nhiều người thực hiện hành vi phạm tội, có bị cáo thực hiện hành vi phạm tội rất nhiều lần, có bị cáo phạm tội độc lập một lần và cùng thực hiện với bị cáo khác một lần, đối với các vụ án trên, một số Tòa án huyện bỏ qua việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần (đối với bị cáo có một hành vi độc lập và một hành vi phạm tội cùng với bị cáo khác). Ví dụ: Vụ án có hai vợ chồng tham gia thực hiện hành vi lừa đảo nhiều người để xin việc sau đó chiếm đoạt tài sản. Trong đó người chồng nhiều lần thực hiện hành vi nhận hồ sơ, nhận tiền của nhiều bị hại và có 1 lần cả hai vợ chồng cùng thực hiện; người vợ thực hiện hành vi nhận hồ sơ, nhận tiền của 1 bị hại 1 lần và cùng chồng thực hiện 1 lần với 1 bị hại khác. Mỗi lần thực hiện hành vi phạm tội của hai vợ chồng đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và chưa bị xử lý. Trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” đối với người chồng mà không áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” đối với người vợ là chưa chính xác (Bản án số 62/2010/HSST ngày 28/10/2010 của Tòa án tỉnh Hà Giang)

Thứ ba, một số Tòa án khi quyết định hình phạt cân nhắc chưa đúng nhân thân người phạm tội thường là do nghiên cứu chưa kỹ hồ sơ vụ án dẫn đến bỏ sót một số tình tiết thuộc về nhân thân có ý nghĩa giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt cho bị cáo. Bên cạnh đó, khi quyết định hình phạt Tòa án cũng chưa phân tích thấu đáo tất cả các tình tiết khi vụ án có cả các tình tiết tăng nặng TNHS và tình tiết giảm nhẹ TNHS.

b. Hạn chế do trình độ, năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Thẩm phán là nhân vật trung tâm quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân, thực hiện xét xử các loại án. Để đạt được mục tiêu cải cách tư pháp, trước hết chúng ta phải quan tâm đến đội ngũ

Thẩm phán và chất lượng hoạt động của họ. Nâng cao chất lượng Thẩm phán được xem là nhiệm vụ then chốt, có vai trò quyết định của công cuộc cải cách tư pháp.

Trong thời gian qua, nhìn chung chất lượng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân đã có nhiều chuyển biết tích cực, có phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, xét xử công tâm, khách quan đúng pháp luật các vụ án hình sự góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị tại địa phương, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, vẫn còn một số Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng nên đã phạm phải những sai sót trong nghiên cứu hồ sơ, trong xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án, trong điều khiển phiên tòa... Một số Thẩm phán chưa tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ nên không cập nhật đầy đủ các hướng dẫn áp dụng pháp luật dẫn đến việc áp dụng không đúng các quy định của pháp luật và quyết định hình phạt trong xét xử chưa chính xác... Việc quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán chưa quy định rõ ràng, chưa thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập nghiệp vụ để nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ cho các Thẩm phán. Nhìn chung, có sự chênh lệch giữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố với Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện và giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện với nhau.

Mặt khác, với các quy định của pháp luật như: "Khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", thực hiện nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số cũng như quy định về việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về phán quyết của Hội đồng xét xử, về trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án nếu trong khi thực hiện nhiệm vụ mà gây thiệt hại..., thì đòi hỏi Hội thẩm nhân dân phải có kiến thức về chuyên môn tương đương với Thẩm

phán (ngoài các yếu tố về uy tín và kinh nghiệm xã hội đáng kể cần có). Tuy nhiên, thực tế hiện nay, người được bầu làm Hội thẩm chỉ cần có kiến thức pháp lý mà không quy định một tiêu chuẩn tối thiểu, rất ít Hội thẩm nhân dân hiểu pháp luật nói chung cũng như có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành. Đặc biệt, việc bầu Hội thẩm nhân dân chủ yếu lại chú trọng vào cơ cấu, thành phần đại diện của các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể quần chúng. Đa số các hội thẩm nhân dân là cán bộ hưu trí hoặc làm những công việc không liên quan đến pháp luật đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử trong đó có quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội có áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS nói riêng. Chính vì không đủ kiến thức pháp luật nên họ không thực sự tự tin để ngang quyền Thẩm phán khi quyết định số phận của bị cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trên thực tế, họ thường ít khi có chính kiến riêng mà thường lệ thuộc vào kiến thức, quyết định của Thẩm phán. Một số khác lại không nâng cao tinh thần trách nhiệm, Thẩm phán quyết định như thế nào thì hội thẩm "dập khuân" ý kiến của Thẩm phán mà không có sự độc lập ý kiến của riêng mình. Vì vậy sẽ dẫn tới Hội đồng xét xử quyết định hình phạt sai nếu người Thẩm phán có trình độ chuyên môn hoặc đạo đức kém.

Như vậy, chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án và thực trạng áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS khi quyết định hình phạt trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM

HÌNH SỰ THUỘC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI


3.1. Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật

Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS 1999) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 1/7/2000 đã phản ánh qui luật vận động của tình hình tội phạm trong nền kinh tế thị trường, đồng thời thể hiện quan điểm và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Bộ Luật này, đến nay đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tình hình đấu tranh, phòng ngừa tội phạm… nên việc hoàn thiện BLHS 1999 nói chung và các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội nói riêng, cũng như việc nâng cao hiệu quả áp dụng TNHS đối với người phạm tội là cần thiết, cụ thể như sau:

3.1.1. Đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường

Bộ luật hình sự 1999 ra đời trong hoàn cảnh chúng ta vừa ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp bước vào cơ chế thị trường định hướng XHCN nên những qui luật kinh tế thị trường chưa được định hình đầy đủ, còn mang nhiều dấu ấn của cơ chế kinh tế cũ. Vì vậy, BLHS 1999 đã phản ánh “sự giao thời” của nền kinh nước ta với những qui luật của kinh tế thị trường đang hình thành, đồng thời những dấu ấn của kinh tế tập trung, kế hoạch hóa vẫn chưa bị triệt tiêu hoàn toàn. Mặc dù vậy, mười lăm năm qua, kể từ khi BLHS 1999 ra đời, nền kinh tế nước ta đã có những phát triển mạng mẽ về phạm vi, tính chất, cơ cấu, thành phần và sự vận hành đòi hỏi phải có sự thay đổi của điều chỉnh pháp luật hình sự.

3.1.2. Những hạn chế của Bộ luật hình sự 1999, trong đó có hạn chế trong việc qui định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

- Về cơ sở chịu TNHS: Điều 2 BLHS quy định về cơ sở TNHS nhưng không giải thích, quy định rõ các nội dung như: thế nào là TNHS, thời điểm phát sinh và kết thúc TNHS, thẩm quyền xác định TNHS, nên nhận thức về quy định này trong thực tiễn chưa thống nhất.

- Về hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt và việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS cũng chưa cụ thể.

- Do ban hành từ năm 1999, nên BLHS chưa thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (Nghị quyết số 08/NQ-TW); Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48/NQ-TW) và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49/NQ-TW). Trong các nghị quyết này Đảng ta chỉ rõ cần phải “coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế”. Đồng thời, “xử lý nghiêm

khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác”. Đây là những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự mà BLHS cần phải được thể chế hóa một cách đầy đủ.

- Đặc biệt, sự phát triển của Hiến pháp năm 2013 về việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền con người, quyền công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự với tính cách là công cụ pháp lý quan trọng và sắc bén nhất trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Theo đó, một mặt, BLHS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; mặt khác cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tạo điều kiện thuận lợi để người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng. Thực tiễn cho thấy, vẫn còn tình trạng quyền con người, quyền cơ bản của công dân, nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội vẫn chưa được tôn trọng một cách đầy đủ, toàn diện. Nhìn chung, người dân chưa thực sự cảm thấy an toàn về môi trường sống, vẫn còn xảy ra những vụ giết người, cướp của tàn bạo gây chấn động trong dư luận và gây tâm lý hoang mang trong một bộ phận nhân dân; người dân chưa thực sự yên tâm phát huy tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tích cực, chủ động tham gia phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật. Tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mất an toàn trong lao động, trong xây dựng, trong khi tham gia giao thông đã đến mức báo động. Đối với người bị kết án thì việc xóa án tích, nhất là đương nhiên được xóa án tích hiện nay rất phức tạp, thủ tục rườm rà chưa tạo điều kiện thuận lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022