2.2. Lịch sử phát triển của marketing đa cấp
Theo Richard Poe, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về Multi- level Marketing, trong cuốn sách “Làn sóng thứ ba – kỷ nguyên của kinh doanh theo mạng” đã chia lịch sử ngành kinh doanh đa cấp làm 4 giai đoạn như sau:
Làn sóng thứ nhất (1945 – 1979):
Đây là giai đoạn sơ khai của Multi-level Marketing, hay còn gọi là giai đoạn phi chính thức, khi còn chưa có các điều luật hay văn bản cụ thể nào về cơ chế kinh doanh nay. Trong khi đó, các cơ quan chức trách lại tỏ ra thiếu trách nhiệm với các công ty kinh doanh đa cấp khi đưa ra những quy định không phù hợp. Sự hỗn loạn của làn sóng thứ nhất chỉ kết thúc vào năm 1979, sau khi Hội đồng Thương mại Liên bang công nhận MLM là một ngành kinh doanh hợp pháp.
Làn sóng thứ hai (1980 – 1989):
Được khích lệ bởi thái độ thân thiện hơn từ phía chính quyền, MLM vào những năm 80 bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ bùng nổ mô hình MLM. Có thể nói, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ mới, MLM đã thực sự tạo nên một làn sóng mới trong kinh doanh. Bằng chứng là sự xuất hiện của
2 http://kinhdoanhtheomang.wordpress.com/category/ban-hang-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-va- kinh-doanh-theo-m%E1%BA%A1ng
hàng ngàn công ty hoạt động theo mô hình MLM, thu hút hàng triệu người Mỹ gia nhập đội ngũ chuyên viên MLM. Năm 1980, công ty “Herbalife” ra đời và đến nay đã trở thành một trong những đại gia MLM trên toàn thế giới, chỉ sau 20 năm tồn tại, tức vào năm doanh thu đạt con số khổng lồ 2,3 tỷ đôla. Hiện Herbalife chính thức hoạt động và có đại diện ở 52 nước trên toàn thế giới và được ghi vào kỷ lục Guinnes với tư cách là công ty Multi- level Marketing có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
MLM đã đi lên từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, vitamin, các chất bổ sung dinh dưỡng, đồ gia dụng, các sản phẩm cho học tập và nghỉ ngơi. Từ sau năm 1980, tỷ lệ các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ viễn thông bắt đầu tăng lên. Trong số các dịch vụ còn có dịch vụ thẻ tín dụng, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, dịch vụ du lịch…
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, công nghệ MLM vẫn còn khá mới mẻ và vì vậy, còn quá khó và phức tạp đối với đa số công chúng.
Làn sóng thứ ba (1990 – 1999):
Người ta thường gọi đây là giai đoạn phổ cập của MLM. Thập kỷ 90 đánh dấu sự lên ngôi của ngành MLM như một lĩnh vực kinh doanh nghiêm túc. Những ứng dụng mới như máy vi tính, các hệ thống quản lý và viễn thông giúp MLM trở nên phổ cập với phần đông dân chúng. Chúng giúp giảm đáng kể chi phí cả về thời gian lẫn tiền bạc cho việc tổ chức hệ thống MLM. Và kết quả là hàng triệu người đã đến với MLM.
Theo số liệu do tờ The Wall Street Journal công bố năm 1995, tổng số người tham gia MLM ở Mỹ tăng 34% trong vòng 4 năm từ 1990 đến 1994, và số các nhà phân phối chính thức của các công ty MLM tăng gấp đôi từ năm 1993 tới 1994. Vào những năm 1990, thế giới có khoảng 3000
công ty kinh doanh đa cấp hoạt động với doanh số hơn 100 tỷ đôla hàng năm.
Nhiều công ty nổi tiếng lúc đó đang áp dụng chiến thuật phân phối theo hàng dọc cũng nhận thấy lợi thế của bán hàng trực tiếp và nhanh chóng chuyển sang hệ thống này. Lượng tiền từ hệ thống phân phối hàng dọc chuyển sang phân phối nhiều tầng ngày càng lớn.
Làn sóng thứ tư (từ năm 2000 trở đi):
Làn sóng thứ tư đánh dấu sự bùng nổ của MLM trên toàn cầu. Rất nhiều công ty MLM thành công tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và “qua mặt” cả các công ty Mỹ về tốc độ phát triển. Nửa cuối thập kỷ 90 còn đánh dấu những thay đổi đáng kể trong nhận thức về MLM. Các tập đoàn lớn đua nhau quay ra hợp tác với các mạng lưới phân phối kiểu MLM. Các chuyên gia của các tạp chí có uy tín như Wall Street Joural cũng ra sức khen ngợi MLM. Không chỉ có thế, các “đại gia” trong làng doanh nghiệp thế giới còn thi nhau mở các công ty con theo mô hình MLM và hợp tác chiến lược với các công ty MLM. Cuộc chạy đua kiếm tiền bằng MLM đã bắt đầu.
Đến nay, kinh doanh đa cấp đã phát triển ở trên 125 nước và vùng lãnh thổ, cung cấp cho người tiêu dùng hơn 25.000 mặt hàng khác nhau. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 30.000 công ty kinh doanh đa cấp trên thế giới với doanh số toàn ngành trên 400 tỷ đôla. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 20-30% không phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế tăng hay giảm của nền sản xuất toàn cầu. Mỗi ngày có khoảng trên 60.000 người tham gia vào kinh doanh đa cấp.
Mỹ là quốc gia có kinh doanh đa cấp phát triển mạnh mẽ nhất. Ở Mỹ có khoảng 2.000 công ty kinh doanh đa cấp hoạt động, doanh số bán lẻ lên
tới 29,5 tỷ đô la Mỹ và hệ thống các nhà phân phối khoảng 13 triệu người trong đó 81% là phụ nữ, 500.000 người trở thành triệu phú từ kinh doanh đa cấp.
Nhật Bản là nước đứng thứ hai sau Mỹ về kinh doanh đa cấp với 90% hàng hóa, dịch vụ được bán theo hình thức này. Có 2,5 triệu phân phối viên đạt doanh thu khoảng 25 tỷ đô la Mỹ một năm.
Trong vòng hơn 55 năm qua, trải qua 3 giai đoạn phát triển, MLM đã thực sự lớn mạnh và trở thành một kênh phân phối đạt doanh thu trên 1 tỷ đô la Mỹ. Nếu như trước kia, nó luôn bị xem như một dạng kinh doanh không chính thức, thậm chí là phi pháp; những nhà doanh nghiệp MLM không bao giờ nghĩ đến việc có thể được xuất hiện trên các tạp chí tài chính hoặc trong các cuộc họp Hội đồng quản trị hay tại các Hội nghị khoa học của các trường đại học về kinh doanh thì cùng với làn sóng thứ tư, MLM đã thoát khỏi sự cô lập. Báo chí, Pháp luật, người dân hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đang dần quen với cụm từ marketing đa cấp, MLM được biết đến rộng rãi hơn, phổ biến hơn.
3. So sánh marketing đa cấp với marketing truyền thống
3.1. Ưu điểm
Không thể phủ nhận kinh doanh đa cấp là phương thức quảng bá, phân phối sản phẩm có hiệu quả. Có thể khái quát một số ưu điểm của kinh doanh đa cấp đối với các bên trong dây chuyền sản xuất - tiêu thụ như sau:
Đối với xã hội
Tiết kiệm được chi phí rất lớn dành cho quảng cáo, khuyến mãi, chi trả cho các đại lý trung gian, chi phí dành cho việc vận chuyển… tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy MLM giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh hơn.
Huy động được sức lao động và nguồn vốn đang nhàn rỗi trong nhân dân đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (đặc biệt là lao động tuổi từ 45 trở lên)
Kích thích tiêu dùng, tăng thị phần kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, mặt bằng sống, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội. Các công ty trong thời gian hoạt động đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng qua các loại thuế nhập khẩu hàng hóa, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng…
Hơn thế nữa, Việt Nam ta thể hiện ý chí, tinh thần cùng tất cả các nước hội nhập thật sự về mọi mặt. Toàn dân mạnh dạn đi lên, dám nghĩ, dám làm, dám học hỏi, chỉnh sửa để hoàn thiện hơn, bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Đối với người tiêu dùng
Có nhiều sự lựa chọn và cơ hội được sử dụng hàng chất lượng cao với giá phải chăng. Hàng hóa được chuyển trực tiếp từ nhà máy đến nhà phân phối nên tránh được nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ngoài ra, do tiết kiệm tiền chi trả cho các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí cho việc quảng cáo, khuyến mại… nên giá cả sản phẩm thấp hơn.
Có được quyền phát triển kinh doanh các sản phẩm có chất lượng cao (trong kinh doanh truyền thống, chỉ có các công ty có tên tuổi mới có được quyền này). Người tiêu dùng dễ dàng trở thành một nhà phân phối khi họ sử dụng sản phẩm, thấy sản phẩm tốt và giới thiệu cho người tiêu dùng khác, họ sẽ được hưởng hoa hồng từ doanh số bán hàng.
Nhận được dịch vụ chăm sóc tốt hơn do chính người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của nhau.
Phát huy tinh thần đồng đội, làm việc nhóm, các kỹ năng cần thiết (như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình…), rèn luyện ý chí và bản lĩnh sống cho con người, từ đó tạo ra một lớp người ưu tú trong xã hội.
Đối với các Công ty phân phối hàng hoá qua MLM
Chi phí thấp: Gần như không có chi phí quảng cáo. Các công ty áp dụng hình thức bán lẻ truyền thống thông thường phải trả một số tiền khổng lồ cho việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng. Còn các công ty bán hàng theo mô hình MLM đặc biệt không phải chi trả một số tiền khổng lồ để thu hút khách hàng, khuyến khích người tiêu dùng mua hàng… Ví dụ, nếu một công ty kinh doanh truyền thống có doanh thu là 2 tỉ VND, dành 600 triệu VND chi phí cho quá trình lưu thông hàng hóa, chi phí cho bộ máy hành chính,… thì một công ty MLM sẽ dành 600 triệu này trả hoa hồng cho các nhà phân phối).
Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình lưu thông phân phối hàng hoá, chi phí cho bộ máy hành chính, giảm thiểu chi phí quảng cáo. Chi phí phân phối là đặc biệt quan trọng bởi hàng hóa có tới được tay người tiêu dùng hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống các đại lý trung gian phân phối sản phẩm của công ty. Các công ty truyền thống phải chi trả một khoản rất lớn cho các đại lý trung gian của mình. Mỗi đại lý cũng cần lợi nhuận nên đã nâng giá sản phẩm lên. Thay vào đó, các công ty MLM không tốn tiền chi trả cho các đại lý, mà trực tiếp trả hoa hồng cho nhà phân phối cũng chính là người tiêu dùng sản phẩm của công ty. Ví dụ, một lon Cocacola giá xuất xưởng chỉ là 1200 VND, nhưng bán ra tới thị trường giá trung bình là 5.000 VND. Trong đó, 40% (2.000 VND) sẽ được chi cho quảng cáo, số còn lại là 5.000 – 2.000 – 1.200 = 1.800 VND sẽ dành cho chi phí phân phối và lợi nhuận công ty.
Có nhiều thời gian và tài chính hơn để đầu tư cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển mặt hàng mới... nên các công ty này thường tạo ra các sản phẩm độc đáo, chất lượng tốt, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm rất cao.
Hạn chế được hiện tượng hàng giả, hàng nhái vì sản phẩm được phân phối đi trực tiếp từ kho hàng của công ty đến tận tay người tiêu dùng.
Tạo ra một mạng lưới người tiêu dùng trung thành, một hệ thống phân phối hàng hoá khổng lồ rộng khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng (phát triển theo cấp số nhân). Nhiều công ty MLM vẫn giữ được tăng trưởng cao dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
“Lực lượng bán hàng” tận tụy. Tại các cửa hàng bán lẻ có vô vàn các sản phẩm dồn lại. Nếu các công ty không chịu bỏ tiền quảng cáo thì không thể bán được các sản phẩm đó trên thị trường. Mặt khác, sản phẩm của MLM không cần một mẩu quảng cáo 30s trên tivi hay quảng cáo rầm rộ qua pano, áp phích mà cần sự giải thích nhiều hơn. Vì vậy nguyên tắc truyền miệng (chia sẻ) vừa giúp quảng bá các sản phẩm MLM rộng rãi tới người tiêu dùng vừa giúp bán được hàng.
Đối với thành viên tham gia mạng lưới marketing đa cấp
Các cá nhân thành viên tham gia mạng lưới marketing đa cấp có thể coi đây là một công việc bán thời gian, ngoài giờ làm việc hành chính bên ngoài có thể dành thời gian rỗi làm việc. Nếu các thành viên thực sự nỗ lực và có cách làm việc hiệu quả thì hoàn toàn có thể có nguồn thu nhập làm thêm nhưng không hề nhỏ chút nào.
Trong mô hình marketing đa cấp, các thành viên không chỉ được hưởng trực tiếp trên doanh số bán hàng của mình, mà còn được hưởng
gián tiếp phần doanh số mà cả hệ thống mạng lưới mình bán ra, tức là bạn không những được hưởng lợi nhuận trên doanh số của những người bạn giới thiệu vào công ty, mà còn hưởng lợi nhuận gián tiếp qua những người họ giới thiệu. Đó chính là tinh hoa của ngành marketing đa cấp. Chính vì điều này, chỉ cần phần trăm nhỏ trong hệ thống nhiều người, thu nhập của bạn có thể đạt tới một con số rất lớn.
Bảng 1: So sánh lợi ích của các thành viên mạng lưới phân phối trong mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình marketing đa cấp
TIÊU CHÍ SO SÁNH | KINH DOANH TRUYỀN THỐNG | KINH DOANH THEO MẠNG | |
1. | Vốn | Rất lớn | Không nhiều |
2. | Mối quan hệ | Lớn | Vô cùng lớn |
3. | Ngành nghề | Cần có bằng cấp hoặc nghiệp vụ | Không đòi hỏi bằng cấp |
4. | Mặt hàng | Đa dạng và dễ bão hòa | Độc đáo, chất lượng tốt , độc quyền, dễ sử dụng |
5. | Lợi nhuận | Rất thấp | Rất cao |
6. | Thời gian | Gò bó | Tự do |
7. | Cạnh tranh | Khắc nghiệt | Không có, rất ít |
8. | Tình cảm | Mất mát | Giàu có bạn bè |
9. | Kinh nghiệm | Không phổ biến | Luôn chia sẻ |
10. | Rủi ro | Rất lớn | Không có |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 1
- Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 2
- Nguồn Gốc Và Lịch Sử Phát Triển Của Marketing Đa Cấp
- Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 5
- Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 6
- Thống Kê Các Quốc Gia Điển Hình Áp Dụng Phương Thức Marketing Đa Cấp
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Nguồn: http://kinhdoanhtheomang.com/