Bất Cập Trong Quy Định Về Chủ Thể Có Quyền Yêu Cầu Tòa Án Tuyên Bố Giao Dịch Vô Hiệu

- Đứng về khía cạnh luật thực định mà phân tích thì cũng thấy có nhiều bất cập trong lĩnh vực thi hành án. Ở nước ta, việc thi hành án chủ yếu dựa trên Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, sau đó là Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 có hiệu lực từ 1/7/2004 và hiện nay là Luật thi hành án dân sự 2008. Tất cả các bản án kinh tế, lao động, hành chính, thậm chí quyết đinh của Tòa án liên quan đến phá sản doanh nghiệp hầu như chỉ áp dụng mỗi văn bản pháp luật này. Điều đó dẫn đến hệ quả là nhiều bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ có hiệu lực trên giấy tờ vì không thực hiện được trên thực tế. Đó còn không tính đến những vướng mắc trong khâu thi hành án, nhất là các án kinh tế có đối tượng phải thi hành án là các doanh nghiệp thì nhiều quy định không phù hợp.

- Bất cập đối với hoạt động của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng

"Theo đánh giá của công ty Luật Baker & McKenzie, một số quy định trong Luật Phá sản năm 2004 có thể tạo ra những vướng mắc trong quá trình hoạt động của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng" [17].

Trong trường hợp các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng, giao tài sản hoặc các khoản nợ cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng bị phá sản trong vòng 3 tháng (kể từ ngày họ bán tài sản nợ cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng) thì hợp đồng mua bán này có thể bị "trục trặc". Cụ thể, việc mua của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng sẽ bị vô hiệu nếu giao dịch này được giải thích theo một trong các trường hợp được quy định trong Điều 43 của Luật Phá sản. Theo quy định này, các giao dịch như tặng cho bất động sản, thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn, các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã... trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thụ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.

- Bên cạnh đó, Điều 31 và 43 của Luật này không nhất quán với nhau. Cụ thể, Điều 31 cấm các chủ thể tẩu tán tài sản kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, trong khi đó Điều 43 lại quy định, các giao dịch tài

sản thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ bị vô hiệu.

Điều này đặt ra vấn đề: trong trường hợp nếu người mắc khoản nợ tồn đọng thực hiện các hành vi giao dịch rõ ràng cho mục đích tẩu tán tài sản trong khoảng thời gian 6-8 tháng trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu thì cơ quan chức năng sẽ áp dụng Điều 31 hay Điều 43 Luật Phá sản năm 2004, đó là vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ. Nếu áp dụng quy định tại Điều 43 thì không thể áp dụng được bởi không thuộc khoảng thời gian 3 tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; còn nếu áp dụng quy định tại Điều 31 Luật phá sản cũng không được vì Điều 31 chỉ áp dụng đối với trường hợp các hành vi thực hiện kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.

Ngoài ra, theo quy định của Điều 36 Luật Phá sản năm 2004 thì người mắc nợ trả lại tài sản cho Nhà nước trước khi áp dụng thủ tục thanh lý. Bên cạnh đó, Điều 40 Luật Phá sản năm 2004 lại hướng dẫn, người mắc nợ trả lại tài sản thuê hoặc mượn trước khi áp dụng thủ tục thanh lý. Như vậy, rõ ràng các chủ nợ như Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng sẽ bị thiệt hại.

Chính vì những lẽ trên nên việc biết đối tác của mình có phải là đối tượng của các thủ tục phá sản hay không đối với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có nguồn thông tin chính thức về các án lệ phá sản. Bên cạnh đó, cũng không có tòa án hay cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm chính thức cung cấp thông tin về các vụ phá sản cho các chủ thể. Điều này đã làm hạn chế Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng cũng như các tổ chức, cá nhân khác biết về tình hình tài chính của các đối tác kinh doanh để có thể tiến hành khiếu kiện khi cần thiết.

Điểm g khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản năm 2004 nêu rõ: Tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập theo thủ tục yêu cầu phá sản của Doanh nghiệp có quyền: "Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này" [19].

Điều 43 Luật Phá sản năm 2004 nêu rõ các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:

Các hành vi pháp lý vô hiệu theo pháp luật phá sản ở Việt Nam - 8

(c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn

(đ) Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã [19].

- Để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, cần có những quy định để đề phòng và chống việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản, thanh toán nợ một cách không công bằng cho các chủ nợ, đồng thời cần có quy định tạm đình chỉ việc thi hành tất cả các bản án, các quyết định của Tòa án và tạm đình chỉ giải quyết tất cả các loại án có liên quan đến tài sản doanh nghiệp mà để lại giải quyết chung theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.

2.2.2. Bất cập trong quy định về chủ thể có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Phá sản năm 2004: "1. Trong quá trình Tòa án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này là vô hiệu" [19].

Thứ nhất, việc cho phép từng cá nhân chủ nợ không có bảo đảm được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch là vô hiệu là trái với tinh thần của thủ tục phá sản được đặc trưng bởi tính tập thể, hay nói cách khác thì phá sản chính là thủ tục đòi nợ tập thể. Vì là thủ tục mang tính tập thể nên kể từ thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục, mọi yêu cầu đơn lẻ của các chủ nợ buộc doanh nghiệp mắc nợ thực hiện nghĩa vụ về tài sản đều bị đình chỉ.

Thứ hai, quy định chỉ có chủ nợ không có bảo đảm mới có quyền yêu cầu tòa án là phi thực tế và bất hợp lý, bởi trong trường hợp đối tượng của giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản lại là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp thì quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm sẽ bị đe doạ trực tiếp bởi hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, chính chủ nợ có bảo đảm mới có động cơ để yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu trong khi pháp luật lại không trao cho họ quyền này. Rõ ràng hiệu quả của chế định giao dịch vô hiệu sẽ bị hạn chế.

Có thể lý giải việc chỉ cho phép chủ nợ không có bảo đảm yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là nhằm phù hợp với Điều 13 Luật Phá sản năm 2004, theo đó chỉ các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần được quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.

Tuy nhiên, cách giải thích này hoàn toàn không thỏa đáng, bởi lẽ: theo Điều 13 "1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó" [19]. Như vậy, chủ nợ có bảo đảm một phần vẫn được quyền khởi kiện như chủ nợ không có bảo đảm, còn mọi chủ nợ có bảo đảm (bất kể khoản nợ được bảo đảm một phần hay toàn bộ) đều không được quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Hơn nữa, quy định này cũng không thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 45 đã cho phép tất cả các chủ nợ không phân biệt có bảo đảm hay không có bảo đảm được quyền yêu cầu tòa án đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực: "2. Chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng" [19].

Như vậy, Luật Phá sản năm 2004 vẫn chưa khắc phục được hạn chế của Luật phá sản 1993 là thiếu liên thông giữa các quy định trong cùng văn bản luật.

Lẽ ra, với tư cách là người đại diện cho lợi ích chung và thay mặt cho tất cả các chủ nợ thì quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu phải được trao cho đại diện chủ nợ. Nhưng theo quy định pháp luật hiện hành, vai trò của đại diện chủ nợ trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản hết sức mờ nhạt, chỉ là một thành viên của tổ quản lý, thanh lý tài sản mà không có bất kỳ một chức năng riêng biệt nào. Bởi vậy, nên tăng cường vai trò của đại diện chủ nợ, như trao cho họ quyền thay mặt cho các chủ nợ yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 44), yêu cầu tòa án đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (Điều 45), thay vì cho phép từng chủ nợ đơn lẻ thực hiện quyền yêu cầu như quy định hiện hành.

Như vậy, đồng thời cũng sẽ bảo đảm được tính tập thể của thủ tục phá sản.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của chế định về giao dịch vô hiệu, thiết nghĩ cũng nên mở rộng đối tượng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu cho cả Viện kiểm sát nhân dân. Tòa án trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản cũng nên có quyền tự mình tuyên bố giao dịch vô hiệu nếu xét thấy đã hội đủ điều kiện cần thiết.

2.2.3. Vướng mắc về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu

Khoản 2 Điều 43 Luật Phá sản năm 2004 chỉ nêu nguyên tắc khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu thì tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp là đối tượng của thủ tục phá sản.

Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản không có bất kỳ một giải thích nào liên quan đến nội dung này, trong khi việc áp dụng trên thực tế sẽ đặt ra rất

nhiều vấn đề cần chi tiết, cụ thể hóa. Ví dụ như vấn đề xử lý đối với tài sản của bên giao dịch mà doanh nghiệp đang nắm giữ, hay vấn đề xử lý đối với trường hợp tài sản là đối tượng của giao dịch vô hiệu đã chuyển giao cho người thứ ba.

Việc vận dụng các nguyên lý chung của Bộ luật dân sự để giải quyết các vụ án kinh tế nói chung và các yêu cầu tuyên bố phá sản nói riêng đã được ghi nhận thành nguyên tắc xét xử nhưng trên thực tế các thẩm phán còn rất dè dặt từ bỏ thói quen thụ động chờ hướng dẫn cụ thể của cơ quan cấp trên.

- Hậu quả của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu đối với các bên tham gia:

Theo quy định của Bộ luật dân sự, một giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Khi một giao dịch bị tuyên bố vô hiệu thì coi như giao dịch đó chưa từng tồn tại, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.

Như vậy, một câu hỏi đặt ra là áp dụng đúng quy định trên của Bộ luật Dân sự hay nên có một số ngoại lệ xuất phát từ đặc thù của pháp luật phá sản. Nếu như bên giao kết sau khi hoàn trả cho doanh nghiệp những gì đã nhận từ giao dịch bị tuyên bố vô hiệu cũng được nhận lại tài sản của mình thì vô hình chung họ được ưu đãi hơn so với các chủ nợ khác, kể cả chủ nợ có bảo đảm, vì kể từ thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các yêu cầu đòi nợ đối với doanh nghiệp đều bị đình chỉ và giải quyết chung theo thủ tục phá sản.

Xét về bản chất thì cả hai chế định tuyên bố giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 43, Điều 44 và chế định đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực quy định tại Điều 47 Luật Phá sản năm 2004 đều xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp và đều nhằm mục đích bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy,

nên dành cho hai đối tượng là bên tham gia giao dịch bị tuyên bố vô hiệu và bên ký kết hợp đồng bị đình chỉ thực hiện những quyền và lợi ích ngang nhau.

Đối với tài sản thu hồi lại từ giao dịch vô hiệu, sau khi nhập vào khối tài sản chung của doanh nghiệp thì tùy theo mục đích của thủ tục đang áp dụng mà được dùng cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay được đem bán đấu giá và chia theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại Điều 37 Luật Phá sản năm 2004.

- Hậu quả của việc tuyên bố giao dịch vô hiệu đối với người thứ ba

Một giao dịch bị hủy bỏ có thể đem lại lợi ích hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba.

Ví dụ như hủy bỏ việc tặng cho động sản và bất động sản hay hủy bỏ thanh toán khoản nợ chưa đến hạn chắc chắn sẽ có lợi cho các chủ nợ khác của doanh nghiệp. Tương tự, các chủ nợ không có bảo đảm sẽ hưởng lợi từ việc hủy bỏ các biện pháp bảo đảm như thế chấp, cầm cố. Khi đó chủ nợ có bảo đảm trở thành chủ nợ không có bảo đảm và tài sản của doanh nghiệp dùng làm vật thế chấp, cầm cố không còn dành để ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ này nữa.

Tuy nhiên, đa số trường hợp hủy bỏ giao dịch sẽ gây hậu quả bất lợi cho bên thứ ba. Cụ thể là người bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh khi việc thanh toán nợ của doanh nghiệp bị tuyên bố vô hiệu.

Ngoài ra, khi tài sản là đối tượng của giao dịch bị hủy bỏ đã được chuyển giao cho người thứ ba thì người thứ ba phải hoàn trả lại tài sản đó, trừ khi chứng minh được là mình ngay tình và tài sản đó là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Trường hợp tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người thứ ba chỉ có thể giữ lại tài sản nếu việc nhận được tài sản trước đó thông qua thủ tục bán đấu giá.

Một số vụ việc thực tế:

Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tức là phải đối mặt với vô vàn khó khăn: kinh doanh đình trệ, nợ nần chồng chất không có khả năng thanh toán và vòng xoáy tố tụng tư pháp có thể xảy ra. Tuy nhiên, để trốn tránh trách nhiệm trả nợ, nhiều thương nhân tìm cách tẩu tán tài sản trước khi phá sản mà hiện nay quy định pháp luật về phá sản cũng như thực tế giải quyết các vụ án có liên quan các cơ quan chức năng cũng không có cách tháo gỡ.

Chủ nợ của doanh nghiệp mắc nợ bao gồm các chủ nợ có bảo đảm, có bảo đảm một phần, không có bảo đảm có nhiều quyền hạn hơn so với Luật năm 1993, không những họ có quyền tham gia các hội nghị chủ nợ, tham gia vào tổ quản lý, thanh lý tài sản, mà còn có quyền khiếu nại các quyết định của thẩm phán.

Những quy định mới này nhằm bảo vệ lợi ích chủ nợ, họ có thể đòi được số nợ đã cho vay, bảo đảm sự bình đẳng trả nợ cho các chủ nợ theo mức tiền họ đã cho vay. Các doanh nghiệp mắc nợ nếu được tuyên bố phá sản thì coi như là Nhà nước đã áp dụng một hình thức giải phóng khỏi những ràng buộc nhiều mặt đối với chủ nợ, tạo điều kiện để họ trở lại môi trường kinh doanh mới. Phá sản như vậy cũng như một biện pháp lành mạnh hóa nền kinh tế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp mắc nợ không nên vỗ tay sớm vì họ vẫn phải chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật. Khi có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu để các chủ nợ nộp đơn trước là doanh nghiệp đã có lỗi trước pháp luật là không ngay thẳng báo cáo tình trạng của mình.

Trên thực tế, có những chủ doanh nghiệp có nhiều thủ đoạn, biết nếu bị phá sản sẽ thoát khỏi trách nhiệm trả nợ nên chủ động sớm nộp đơn đến tòa. Trong thời gian tòa chưa tuyên bố mở thủ tục phá sản, họ tranh thủ tẩu tán tài sản, mua bán thu tiền, thu hồi nợ cho vay, sửa chữa giấy tờ sổ sách chứng từ với nhiều hành vi gian lận. Họ biết lợi dụng cơ chế phá sản của Nhà nước để chạy trốn pháp luật, giải phóng khỏi các món nợ.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí