Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 11


Bên cạnh đó, cần phải đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thẩm định với các kiến thức về tài trợ dự án, thẩm định khoản vay… Đây là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả thẩm định dự án đầu tư. Việc thẩm định được tiến hành song song tại các Ngân hàng được đặt ở các tỉnh và tại các Ban thẩm định, Ban tín dụng, Ban Pháp chế của Ngân hàng thay vì thực hiện theo phân cấp như hiện nay. Việc thẩm định song song sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, giảm bớt quy trình giám sát tính tuân thủ về trình tự thủ tục trong công tác thẩm định.

Đối tượng cho vay được chọn lọc: Đối tượng cho vay tại NHPT nói chung và NHPT Quảng Ninh nói riêng do Chính phủ quy định và có hiệu lực trong từng thời kỳ phát triển kinh tế. Do đó, đối tượng cho vay vốn của NHPT hạn chế hơn các Ngân hàng Thương mại, đối tượng có thể thay đổi trong từng thời kỳ tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc điểm này cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển không cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại mà cho vay của NHPT và NHTM sẽ cùng nhau thúc đẩy sản xuất phát triển.

3.3 Giải pháp 3: Giám sát chặt chẽ sự tuân thủ quy trình, quy chế tín dụng

Sự tuân thủ quy chế, quy trình tín dụng và định hướng tín dụng của NHPT trong từng thời kỳ là yêu cầu bắt buộc và có ý nghĩa đối với khả năng quản lý rủi ro tín dụng của NHPT Quảng Ninh.

Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ: Phải được thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm bộ phận kiểm tra nội bộ tại NHPT Quảng Ninh phải kiểm tra được toàn bộ các khoản vay phát sinh để phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình, quy chế tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng.

Việc giám sát rủi ro tín dụng cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay, giám sát tổng thể danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro:


+ Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng sẽ đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản vay, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua:

Rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách

thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.


Kiểm tra thực tế khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đi kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của Nhà xưởng, máy móc, thiết bị tài sản đảm bảo. Hơn nữa việc đi kiểm tra thực tế khách hàng thường xuyên còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

+ Giám sát tổng thể danh mục tín dụng – phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng. Trong danh mục đầu tư thì NHPT Quảng Ninh cần phải phân định rõ:

Các dự án TDĐT trình duyệt cho vay được phân theo từng nhóm (dự án nhóm A, B, C), các khoản vay TDXK, hạn mức cho vay đối với từng loại khách hàng cụ thể phù hợp với hệ số rủi ro tương ứng với từng loại khách hàng, từng khoản vay.

+ Để đảm bảo việc trích lập dự phòng rủi ro đối với hoạt động tín dụng

ĐTPT và TDXK của Nhà nước phù hợp với các quy định về trích lập dự phòng


rủi ro trong hoạt động tín dụng và mức độ rủi ro của các khoản vay này, đảm bảo đủ khả năng tài chính để xử lý rủi ro khi phát sinh.

Theo quy định hiện hành của NHNN việc phân loại nợ rủi ro căn cứ vào khả năng trả nợ và thời gian phát sinh nợ quá hạn với 5 nhóm:


Phân loại

Tên gọi/tỷ lệ trích DPRR

Điều kiện

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn (0%)

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ đã trả đủ cả gốc và lãi trong thời gian cơ cấu lại nợ: trong thời gian 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với cac khoản nợ ngắn hạn

Nhóm 2

Nợ cần chú ý (5%)

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

- Khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên trong đó có ít nhất 1 khoản nợ xếp vào nhóm rủi ro cao hơn thì các khoản nợ khác cũng phải xếp vào nhóm có mức rủi ro đo;

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn (20%)

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn

dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh - 11



(50%)

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn (100%)

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;


- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;


- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.


Tóm lại, để phát triển các hoạt động của NHPT Quảng Ninh đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHPT Việt Nam, của các sở ban ngành tại địa phương. Trong đó vai trò của Chính phủ là rất quan trọng trong việc định ra các chính sách, đường lối cho hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Bên cạnh đó, NHPT Quảng Ninh cần phát huy tính chủ động, tăng cường đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động là yếu tố cốt lõi trong thành công của NHPT Quảng Ninh.


KẾT LUẬN


Hoạch định phát triển hoạt động của một tổ chức là chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý tổ chức đó. Đây là chức năng, nhiệm vụ quan trọng nên phức tạp bậc cao. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ này một cách khoa học sẽ góp phần to lớn phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức. Ngược lại sẽ làm chệch hướng, trì trệ phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức. Vận dụng những kiến thức đã được học ở lớp cao học QTKD của trường ĐHBK Hà Nội và những kiến thức mà em tham khảo được trong quá trình làm tốt nghiệp em đã biết mô tả, đối chiếu, nhận xét đánh giá các yếu tố thuộc chất lượng của các bản kế hoạch, chất lượng công tác hoạch định phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh. Chất lượng hoạt động là tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua chưa được như mong muốn. Nhiều dự án không phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội. Trong thới gian tới muốn đẩy mạnh phát triển hoạt động của Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh trước hết cần nâng cao chất lượng hoạt động phát triển. Và muốn nâng cao chất lượng hoạt động phát triển cần tăng thêm nhận thức cho lãnh đạo cấp trên, cần có sự cải tiến về đầu tư cho việc nâng cao chất lượng công việc, căn cứ phục vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Do còn hạn chế về thời gian và hiểu biết nên chất lượng của các kết luận và các đề xuất trong luận văn còn chưa cao. Tuy vậy, chúng tôi tin rằng, luận văn bổ ích cho lãnh đạo, quản lý và các chuyên viên thuộc các Phòng nghiệp vụ và cho những ai quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tổ chức.

Học viên: Nguyễn Thị Bích Liên


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. NHPT Việt Nam, các văn bản, quy định về hoạt động nghiệp vụ trong hệ thống NHPT Việt Nam

2. NHPT (2011) báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động và chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn 2020.

3. Các báo cáo tình hình hoạt động từ năm 2006 - 2010 của NHPT

4. Các báo cáo tổng kết hàng năm của NHPT Quảng Ninh.

5. NXB Thống kê , Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010

6. Trần Công Hòa (2007), nâng cao hiệu quả hoạt động tin dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5

năm 2006 – 2010, NXB thống kê.

8. Trần Tú Cát – Lê Quang Toàn (2006), Báo báo chuyên đề hoàn thiện tín dụng xuất khẩu tại NHPT Việt Nam, Hà Nội.

9. Phạm Văn Bốn (2006), Báo cáo chuyên đề nghiệp vụ thẩm định, tín dụng và quản lý rủi ro của NHPT Việt Nam, Hà Nội.

10. GS – TS Đỗ Văn Phức (2010), Giáo trình Quản lý doanh nghiệp. NXB Bách Khoa – Hà Nội

11. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII

12. UBND Tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch phát triển KT– XH tỉnh Quảng Ninh 2010 – 2015 định hướng đến 2020.

13. Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh.


14. TS – Trần Hữu Thực (2011), Giáo trình kinh tế phát triển. NXB Thống kê.

15. Tạp chí Hỗ trợ phát triển – Cơ quan của NHPT Việt Nam (tạp chí ra hàng tháng)

16. Bài viết: Chặng đường 5 năm hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh của Giám đốc.

17. Website: Tỉnh Quảng Ninh và các cổng thành phần.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí