Khái Quát Về Giáo Dục Và Đào Đào Thành Phố Hà Nội

năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng HS cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhất thời. Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thật chặt chẽ và khoa học. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình giáo dục đạo đức phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trường.

HS THPT lứa tuổi “bùng nổ” có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý muốn được mọi người nhìn nhận mình như người trưởng thành, bắt đầu tự ý thức và có nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây là yếu tố chi phối việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách HS phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Sự hình thành phát triển đạo đức của mỗi con người là một quá trình phức tạp lâu dài cũng phải trải qua bao khó khăn, thử thách trong cuộc sống mới dẫn dến thành công. Vì vậy người HS từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần thành chủ thể giáo dục tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách đạo đức của mình.

1.5.2. Yếu tố khách quan

* Các tác động từ gia đình:

Gia đình là môi trường cơ sở, đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Trong đó có thể nói rằng cha mẹ là người thầy đầu tiên giáo dục cho con cái mình những phẩm chất nhân cách cơ bản làm nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể lực, thẩm mĩ, lao động theo yêu cầu của xã hội. Khi bước vào học tập trong nhà trường Trung học Phổ thông, HS đã trải qua trên nhiều năm giáo dục của gia đình, của nhà trường cấp học dưới, lứa tuổi HS THPT bước vào giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng thành về phương diện tâm lý xã hội, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách. Mặc dù HS THPT đã có nhiều hoạt động rời xa sự kiểm

soát của cha mẹ, của những người thân trong gia đình song giáo dục gia đình vẫn có ảnh hưởng hết sức quan trọng, chi phối việc giữ gìn và rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của HS. Việc coi trọng liên hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường trong giáo dục đạo đức HS sẽ đem lại hiệu quả hết sức quan trọng trong thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường.

* Các tác động từ xã hội:

Giáo dục xã hội tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách HS thường qua hai hình thức tự phát và tự giác. Những ảnh hưởng tự phát bao gồm những yếu tố tích cực và tiêu cực của đời sống xã hội vô cùng phức tạp do cá nhân tự lựa chọn theo nhu cầu, hứng thú, trình độ tự giáo dục của mình. Những ảnh hưởng tự giác là những tổ hợp tác động trực tiếp hay gián tiếp có hướng đích, có nội dung, phương pháp bằng nhiều hình thức của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS. Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cuộc sống của mọi cá nhân.

HS không chỉ sống trong môi trường gia đình và nhà trường mà còn có một phần khá lớn thời gian sống trong môi trường xã hội. Đặc biệt với lứa tuổi HS bậc THPT, đây là thời kì có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội, bắt đầu dấn thân thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của đời sống thì ảnh hưởng của xã hội đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức càng được thể hiện rõ nét.

Do đó trong quản lý giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường, người Hiệu trưởng cần tính đến những tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực đối với công tác giáo dục của nhà trường. Nhà trường cần phải biết tận dụng và phát huy những yếu tố tạo ra tác động tích cực, giúp cho hoạt động giáo dục đạo đức HS đạt được mục tiêu nhanh chóng, ít tốn công sức. Đồng thời cũng lường trước và có những biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực tới hoạt động giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

* Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính nhà trường:

CSVC và thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và HS. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cở sơ vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 6

Nếu thiếu kinh phí, CSVC, thiết bị dạy học, giáo dục thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Kết luận chương 1

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Trong nhà trường THPT dân lập, hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý giáo dục đạo đức cho HS là một nội dung quan trọng. Quản lý giáo dục đạo đức là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng và CBQL) tới đối tượng quản lý (HS) nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức cho HS, giúp cho HS biết ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, cá nhân với tự nhiên, với mọi người xung quanh và với chính mình, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS. Quản lý giáo dục đạo đức cho HS là quá trình chủ thể quản lý xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, vạch ra phương hướng, tìm biện pháp, huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện, đôn đốc, giám sát, điều chỉnh và đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời nhằm thực hiện được các mục tiêu, đáp ứng được các nhu cầu của xã hội về chất lượng đạo đức HS.

Trên đây là các cơ sở lý luận và từ góc độ lý luận quản lý giáo dục và góc độ lý luận giáo dục đạo đức HS trong nhà trường phổ thông. Các khái niệm và các khái quát hóa lý luận đã cố gắng hình thành một khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức và đảm bảo cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức HS ở trường THPT Văn Hiến.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĂN HIẾN, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về Giáo dục và Đào đào thành phố Hà Nội

Nếu như cách đây gần 1000 năm, Thăng Long đã có Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, thì nay Hà Nội là nơi tập trung 44 trường đại học và cao đẳng của đất nước, với hơn 330 nghìn HS sinh viên. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tất cả các trường ở Việt Nam đều dùng tiếng Việt.

Bên cạnh đó là 25 trường trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học viên, tăng gấp 13 lần năm học sau giải phóng. Tính bình quân cứ 3 người Hà Nội có một người đang đi học. Hà Nội còn là địa phương đầu tiên trong cả nước được công nhận phổ cập xong cấp trung học cơ sở, có một số trường đặc biệt dạy trẻ em khuyết tật.

Hiện nay, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhất cả nước và cũng là địa phương có nhiều sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện các chương trình cải cách và đổi mới.

Chất lượng giáo dục Thủ đô ngày càng được nâng cao và là một trong những địa phương dẫn đầu về số HS đạt giải trong các kỳ thi chọn HS giỏi quốc gia, quốc tế. Giáo dục đại trà được coi trọng với việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học (1990), đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (1999), duy trì tốt công tác phổ cập đúng độ tuổi và đang phấn đấu để phổ cập giáo dục trung học, trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực này.

Xứng tầm với vị thế thủ đô trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội luôn tiên phong trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, tạo bước đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giảng dạy, học tập cùng với việc hoàn thành kết nối internet tới gần 100% trường học. Công tác kiên cố

hoá trường lớp được đặc biệt quan tâm với các dự án cải tạo và xây dựng phòng học, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 20,2% (449 trường).

Trong chặng đường phát triển đã qua ngành GD&ĐT, thành phố Hà Nội đạt được những thành tựu to lớn cả về quy mô phát triển, chất lượng và hiệu quả..., đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục của đất nước và công cuộc phát triển KT - XH của địa phương, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như ý nguyện thiêng liêng của Bác Hồ.

2.1.2. Khái quát về giáo dục Trung học Phổ thông ngoài công lập, thành phố Hà Nội

* Quá trình phát triển của giáo dục Trung học Phổ thông ngoài công lập Hà Nội

- Phát triển số lượng: Từ trường THPT dân lập đầu tiên của Hà Nội ra đời năm học 1998 - 1989 với hơn 200 HS, sau 10 năm đến năm học 1998 - 1999 toàn thành phố đã có 47 trường THPT ngoài công lập với trên 20 nghìn HS. Năm học 2001 - 2002 có số trường ngoài công lập bậc trung học là 64 trường và sau đó một số trường không tuyển sinh được phải giải thể nên số trường giảm dần đến năm học 2004 - 2005 Hà Nội có 55 trường THPT ngoài công lập (có 5 trường bán công, 50 trường dân lập; 5 trường có cả 2 cấp THCS và THPT) và đế

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí