hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học từng bài. Tổ chuyên môn tổ chức thảo luận về những nội dung tích hợp GDMT để các GV cùng chia sẻ quan điểm. Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp GDMT với những tổ chuyên môn đã tổ chức thành công.
Sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính sáng tạo của HS.
Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về GDMT, quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận thực hiện GDMT. Lựa chọn CBQL, GV nhiệt huyết, có năng lực, kinh nghiệm đi đầu làm mẫu để rút kinh nghiệm.
Khuyến khích GV tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về GDMT. Để tổ chức thực hiện hoạt động GDMT, cần huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài chính khác nhau như: ngân sách nhà nước, nguồn từ cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn từ các tổ chức ngoài trường tài trợ từ cá nhân và tổ chức
ngoài trường,…
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn xác định các hình thức tổ chức GDMT cho học sinh THPT theo từng khối lớp, xác định các nguồn lực cần huy động để GDMT cho học sinh: Nguồn nhân lực; vật lực; tài lực; công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, tài chính, thiết bị dạy học. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để GDMT cho học sinh THPT.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả giảng dạy GDMT theo hướng tích hợp; thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp GDMT cho HS, từ đó xây dựng khung phương pháp cho từng bài, từng chương, từng khối lớp.
Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn thực hiện tốt các nội dung tích hợp GDMT đã được xác định trong chương trình, trên cơ sở khung chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ
chức cho giáo viên thảo luận về các nội dung tích hợp ở từng bộ môn, trong từng bài cần phải dạy theo hướng tích hợp và các nội dung dạy tích hợp cần được đưa vào mỗi bài học; đồng thời hướng dẫn giáo viên xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tổ chuyên môn góp ý, chỉnh sửa và thống nhất nội dung phân phối chương trình, kế hoạch dạy học của từng môn, khối lớp trong năm học trình Hiệu trưởng phê duyệt để triển khai thực hiện.
Hiệu trưởng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh nội dung chương trình và các hình thức tổ chức GDMT cho phù hợp.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về GDMT, lựa chọn những biện pháp khích lệ hoạt động tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực GDMT cho giáo viên.
Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giới tính theo định hướng phát triển năng lực; chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức tổ chức GDMT cho học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động GDMT cho học sinh. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDMT cho học sinh THPT.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
Để tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác GDMT, CBQL cần thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập và triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra mức độ phù hợp của lập kế hoạch tổ chức GDMT.
Giám sát việc thực hiện dạy học GDMT của GV: Hoạt động dạy học GDMT phải được thể hiện bằng kế hoạch dạy học của cá nhân dựa trên kế hoạch chung của tổ nhóm chuyên môn. Hàng tuần, hàng tháng tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và BGH phải có kế hoạch dự giờ thăm lớp nhằm kiểm tra việc thực hiện các giờ dạy
tích hợp của GV theo kế hoạch đã đề ra.
Tổ chuyên môn, BGH tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp của GV để tránh việc thực hiện mang tính hình thức. Có thể kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thông qua kết quả học tập của học sinh. Để kiểm tra, đánh giá hiệu quả, CBQL lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất quá trình thực hiện GDGMT của GV, các hình thức kiểm tra này được thực hiện khi CBQL thông qua thời khóa biểu, sổ ghi đầu bài của GV để tiến hành dự giờ tiết học. Kiểm tra, đánh giá cần có các tiêu chí đánh giá giờ giảng GDMT, cụ thể: ở các khối lớp, CBQL cần kiểm tra xem GV có dạy theo theo tiến độ chương trình hay không? Nội dung chương trình có bị cắt xén không?, phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức dạy học của GV thể hiện nội dung GDMT có hiệu quả về nhận thức trong học tập của HS hay không? GV giảng dạy có kỹ năng, thái độ biểu hiện để hình thành tri thức khoa học cho HS về GDMT như thế nào?
CBQL sau khi dự giờ giảng của GV về GDGMT nhận xét điểm mạnh, điểm hạn chế của GV, rút kinh nghiệm và điều chỉnh hợp lí về nội dung và phương pháp giảng dạy GDMT của GV. Các GV chủ động, tự giác tham gia các hoạt động kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch, đồng thời tham gia phản biện, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác quản lý GDGMT ở cấp THPT. CBQL kiểm tra mức độ phối hợp giữa các cá nhân và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện GDMT.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức và năng lực của đội ngũ CBQL: về nội dung quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông. Khi CBQL có nhận thức đúng đắn sẽ có sự quan tâm chỉ đạo đối với GV. Đối với giáo dục THPT, CBQL nhận thức được tầm quan trọng của GDMT sẽ trực tiếp việc triển khai thực hiện nội dung chương trình.
Với người quản lý có năng lực, được đào tạo sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin xử lý thông tin và giải quyết các vấn đề nảy sinh. Hiệu trưởng vừa nhà thiết kế và người tổ chức thực hiện thể hiện qua văn bản xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên,… đội ngũ GV trong nhà trường. Ngoài ra, hiệu trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Do đó, công tác quản lí, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục có vai trò quan trọng, góp phần vào thành công (hoặc thất bại) trong việc triển khai GDMT cho HS.
- CBQL tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để có những chủ trương, giải pháp tốt nhất thực hiện giáo dục môi trường cho HS có hiệu quả.
- CBQL tổ chức phối hợp với gia đình HS và Ban đại diện cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục khác để thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho HS; Tổ chức tuyên truyền mục tiêu, nội dung GDMT cho HS đến các lực lượng giáo dục.
- Năng lực thực hiện GDMT của GV: GV chính là người tổ chức hoạt động GDMT tại trường học, môn học mình đảm nhận.
GV phải có các năng lực: Năng lực xây dựng kế hoạch GDMT cho HS: kế hoạch làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDMT cho HS. Ngoài ra, trong kế hoạch còn phải nêu rõ lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN, thời gian thực hiện kế hoạch, nội dung kế hoạch, địa điểm thực hiện kế hoạch…; Năng lực tổ chức các hoạt động GDMT cho HS; Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động GDMT; Năng lực đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của HS….
1.5.2. Yếu tố khách quan
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ hoạt động GDMT của nhà trường: Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi mang lại hiệu quả tốt để học sinh khi trải nghiệm tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, việc trang bị thiết bị dạy học có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu
quả các hoạt động GDMT trong tiến trình dạy học.
- Tính tích cực học tập của học sinh: Hoạt động GDMT thông qua giảng dạy tích hợp ở môn học chiếm ưu thế đi sâu vào những nội dung kiến thức cơ bản đòi hỏi tính tích cực, năng động, độc lập của HS. Vì vậy, đối với hoạt động GMDT GV cần có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ cho HS trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, GV phải định hướng để HS nhận thức được mục tiêu của hoạt động GDMT, GV cần tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội nội dung tri thức GDMT, mặt khác, thực trạng môi trường nơi HS sinh sống, sự tận tâm của GV,…cũng tác động tới tính tích cực học tập của HS.
- Chương trình và kế hoạch dạy học môn học: Đây là yếu tố chi phối tới quá trình dạy học GDMT của giáo viên vì nó bị khống chế bởi số tiết và thời gian lên lớp.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động GDMT: Sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp, của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với sự đồng hành của phụ huynh tạo điều kiện tổ chức các hoạt động GDMT cho học sinh THPT. Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức GDMT cho HS hiệu quả; sự chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về tổ chức GDMT cho GV của cấp ủy chính quyền địa phương sẽ là nguồn động lực cũng như đòn bẩy thúc đẩy cho các hoạt động GDMT của các nhà trường diễn ra theo đúng tiến độ với kết quả cao nhất. Sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khách quan, công tâm của cấp QLGD trên đối với hoạt động GDMT cho HS trong nhà trường giúp nhà trường rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và phương pháp tổ chức, quản lí các hoạt động GDMT của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.
- Thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương: nơi nhà trường đóng cũng có tác động không nhỏ tới các điều kiện của hoạt động dạy học giáo dục môi trường. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương thuận lợi thì nhà
trường sẽ được hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động giáo dục môi trường và tổ chức thực hiện hoạt động này có hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội do con người tạo ra, do vậy ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. GDMT đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định, thái độ và những hành động liên quan tới chất lượng MT.
Trong lý luận về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông cần thiết phải xác định mục tiêu GDMT gồm mục tiêu về nhận thức, tri thức và thái độ đối với môi trường. Nội dung giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông gồm hệ thống tri thức, hệ thống thái độ tích cực, hệ thống kỹ năng và các hành vi để bảo vệ môi trường. Các phương pháp giáo dục môi trường mà GV sử dụng gồm các phương pháp như: Phương pháp xử lý tình huống, phương pháp thuyết trình, dạy học hợp tác theo nhóm….kết hợp cùng các hình thức tổ chức dạy học như: dạng bài có nội dung tích hợp GDMT, tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn, tích hợp liên môn…Mặt khác cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục môi trường cho học sinh như: nguyên tắc coi môi trường là một tổng thể, nguyên tắc lấy HS làm trung tâm
Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông gồm các nội dung như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDMT. Bên cạnh đó, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDMT cho HS như các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về các trường THPT Thị xã Phổ Yên
Hiện nay, Phổ Yên có 4 trường THPT, đó là các trường: Phổ Yên, Bắc Sơn, Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong. Trong những năm qua, các trường THPT đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường đạt chuẩn qui định. Cụ thể: Trường THPT Lê Hồng Phong có 43 phòng học đủ cho học ca sáng, trường THPT Bắc Sơn có 30 phòng đủ cho một ca sáng, THPT Phổ Yên có 30 phòng đủ cho học 1 ca sáng. Trường THPT Lý Nam Đế có 20 phòng học, tuy nhiên nhà trường vẫn đang sử dụng cơ sở của Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Hiện nay, có 2 trường THPT Phổ Yên và THPT Lý Nam Đế chưa đạt chuẩn quốc gia.
Về quy mô các khối lớp:
Bảng 2.1. Quy mô học sinh các khối lớp tại các trường THPT ở thị xã Phổ Yên năm học 2018-2019
TS HS | Khối 10 | Khối 11 | Khối 12 | |
2016-2017 | 4.687 | 1.543 | 1.576 | 1.568 |
2017- 2018 | 4.702 | 1.683 | 1.640 | 1.379 |
2018- 2019 | 4.867 | 1.652 | 1.628 | 1.587 |
2019- 2020 | 4.939 | 1.661 | 1.681 | 1.597 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông.
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường
- Tình Hình Môi Trường Ở Thị Xã Phổ Yên Hiện Nay
- Thực Trạng Phương Pháp Và Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2016-2020
Kết quả bảng 2.1 cho thấy: Về quy mô khối lớp tại 4 trường THPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên số lượng HS đồng đều qua các năm: Năm học 2016 -2017, tổng số HS là 4.687 HS; Năm học 2017 - 2018, tổng số HS là 4.702 HS; Năm học 2018 - 2019, tổng số HS là 4.867 HS; Năm học 2019 -2020, tổng số HS là 4.939 HS;