Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp

Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành đa dạng các hình thức phối kết hợp các lực lượng giáo dục đặc biệt là ba lực lượng chủ chốt gia đình, nhà trường và xã hội trong lĩnh vực giáo dục đạo đức HS, trong đó nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Do vậy, Hiệu trưởng phải là người thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với lực lượng khác để bàn bạc nội dung hình thức, biện pháp… giáo dục đạo đức HS phù hợp với truyền thống địa phương, đặc điểm tâm sinh lý HS trường THPT Văn Hiến.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho HS và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội về cả vật chất lẫn tinh thần để tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục thực hiện các chuẩn mực đạo đức của HS và xây dựng môi trường trong sạch không có tệ nạn xã hội là môi trường lý tưởng để giáo dục đạo đức cho HS.

Sự phối hợp thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà, sự đa dạng các hình thức phối kết hợp này tạo ra môi trường thuận lơi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức cho HS.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đứcHS nói riêng. Đây chính là việc thực hiện cộng đồng hóa trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là:

Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trường để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS.

Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, không khí học tập… Trong đó, Hiệu trưởng chú ý xây dựng

mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa bạn bè trong tập thể…

Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đạo đứcHS. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, Hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện.

Xây dựng môi trường xã hội tích cực: xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp, luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trường cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường. Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để giáo dục đạo đức HS theo những chuẩn mực xã hội.

Nhà trường phải thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em.

Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu. soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng giáo dục đạo đức HS. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh

nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng.

Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS. Cụ thể:

+ Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường…

+ Ngành công an: cung cấp tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội.

+ Ngành văn hóa thông tin: tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa, thẩm mỹ cho HS thông qua một số hoạt động như thi đấu thể dục thể thao, văn nghệ, triển lãm…

+ Đoàn TNCS HCM: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, quản lý HS trong hè, giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn.

+ Ban đại diện CMHS: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS.

Tóm lại, đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng góp phần giáo dục đạo đức cho HS. Nội dung và hình thức phối hợp đa dạng, phong phú, Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho giáo dục đạo đức HS.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho HS phải nhiệt tình tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để giáo dục đạo đức HS một cách hiệu quả, nhà trường phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên. Trong đó, biện pháp “Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức

trong nhà trường trong giáo dục đạo đức cho HS” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác. Nhận thức định hướng cho hành động. Nhận thức đúng là một trong những điều kiện cơ bản để có hành động đúng. Nhận thức đúng bao hàm cả tư tưởng đúng. Nhận thức, ý thức, định hướng, soi sáng cho hành động, nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong quản lý giáo dục đạo đức HS, nhận thức phải được nâng cao ở cả hai lực lượng là CBQL, GV và HS hai lực lượng này tương tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại. Thầy nhận thức tốt là điều kiện để giáo dục tốt, trò nhận thức tốt là điều kiện để được giáo dục và tự giáo dục tốt.

Biện pháp “Xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức cho HS phù hợp với đặc điểm trường Trung học Phổ thông Văn Hiến”, “Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV chủ nhiệm về phương pháp giáo dục đạo đức cho HS”, “Bồi dưỡng năng lực tự quản của tập thể và tự rèn luyện của HS” giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng giáo dục đạo đức HS. Chúng thể hiện năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong suốt quá trình giáo dục đạo đức HS. Trong đó, biện pháp “Xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức cho HS phù hợp với đặc điểm trường Trung học Phổ thông Văn Hiến” có vai trò định hướng mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng… đảm bảo cho quá trình quản lý công tác giáo dục đạo đức diễn ra một cách chủ động, đúng hướng. Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV chủ nhiệm về phương pháp giáo dục đạo đức cho HS” nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hạch đạt hiệu quả cao. Biện pháp “Bồi dưỡng năng lực tự quản của tập thể và tự rèn luyện của HS” trong các hoạt động tập thể và vui chơi, giải trí nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của HS, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục công tác giáo dục đạo đức HS thực chất là sự phối hợp giữa các môi trường: Nhà trường - gia đình - xã hội, là điều

kiện quan trọng tạo ra sự thống nhất về nội dung, chuẩn mực giáo dục đạo đức giữa các môi trường giáo dục nhằm hỗ trợ cho quá trình giáo dục đạo đức HS đạt hiệu quả cao, vì vậy “Phối kết hợp giữa nhà trường, và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức HS”. Đây là biện pháp có thể áp dụng trong điều kiện thiếu thốn vì trong công tác giáo dục đạo đức HS không thể thiếu sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục.

Như vậy các biện pháp trên vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, chúng hỗ trợ nhau, bổ sung nhau trong suốt quá trình quản lý giáo dục đạo đức HS. Do đó, nhà trường phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong công tác giáo dục đạo đức HS.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

Để khắc phục tính chủ quan, tác giả đã trưng cầu ý kiến 30 người gồm: chuyên viên của Sở GD&ĐT, CBQL, GV cốt cán của trường THPT Văn Hiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức HS.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp



TT


Các biện pháp

Tính cấp thiết


X


Thứ hạng

Cấp thiết

Bình thường

Không

cấp thiết


1

Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong giáo dục đạo

đức cho HS


29


1


0


2.96


1


2

Xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức cho HS phù hợp với đặc điểm trường Trung học Phổ

thông Văn Hiến


27


3


0


2.9


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV chủ nhiệm về phương pháp

giáo dục đạo đức cho HS.


25


5


0


2.83


4

4

Xây dựng môi trường sư phạm thân

thiện trong nhà trường

28

2

0

2.93

2

5

Bồi dưỡng năng lực tự quản của tập

thể và tự rèn luyện của HS

23

7

0

2.77

6


6

Phối kết hợp giữa nhà trường, và

các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức HS


24


6


0


2.8


5


Có thể mô tả bảng số liệu bằng biểu đồ như sau:


Biểu đồ 3 1 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp Dựa 1

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

Dựa trên kết quả khảo sát ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức bước đầu cho chúng ta thấy:

Cả 6 biện pháp, tuy được đánh giá với độ phân tán khá cao, song đều ở mức độ “ Rất cần thiết” khá cao từ 76,6% trở lên.

Cao nhất là các biện pháp: Nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của các thành viên tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho HS, tiếp đó là các biện pháp xây dựng môi trường thân thiện để giáo dục đạo

đức cho HS. Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho HS, cũng là biện pháp có tỷ lệ cao.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV chủ nhiệm về phương pháp giáo dục đạo đức cho HS, tổ chức tốt việc phối kết hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho HS và bồi dưỡng năng lực tự quản của tập thể và tự rèn luyện của HS có tỷ lệ lựa chọn thấp hơn cả là (76,6%) có lẽ đại đa số chúng ta vẫn quen với việc HS là đối tượng giáo dục và vai trò tự quản của các em chưa thực sự được tin tưởng trong công tác giáo dục đạo đức.

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV chủ nhiệm về phương pháp giáo dục đạo đức cho HS và xây dựng một môi trường thân thiện để giáo dục đạo đức cho HS được đánh giá cao về mức độ rất cần thiết. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cấp thiết, phù hợp của các đối tượng về 6 biện pháp là sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp



TT


Các biện pháp

Tính khả thi

X

Thứ bậc

Khả

thi

Bình thường

Không khả thi


1

Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong giáo

dục đạo đức cho HS


27


3


0


2.9


2


2

Xây dựng kế hoạch giáo dục giáo dục đạo đức cho HS phù hợp với đặc điểm trường Trung học Phổ

thông Văn Hiến


26


4


0


2.86


3


3

Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV chủ nhiệm về phương

pháp giáo dục đạo đức cho HS


25


5


0


2.83


4

Xây dựng môi trường sư phạm

thân thiện trong nhà trường

28

2

0

2.93

1

5

Bồi dưỡng năng lực tự quản của

tập thể và tự rèn luyện của HS

23

7

0

2.76

5


6

Phối kết hợp giữa nhà trường, và

các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức HS


22


8


0


2.73


6

4

Có thể mô tả bảng số liệu bằng biểu đồ như sau:


Biểu đồ 3 2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp Nhìn chung 2

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Nhìn chung các biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi cao, mức độ “Rất khả thi” tuy có thấp hơn so với tính cấp thiết song đều đạt từ 71% trở lên. Như vậy là khả quan. Không phải biện pháp nào có tính rất cấp thiết cũng được coi là có tính khả thi cao tương ứng.

Từ kết quả của hai bảng trên nhận thấy, đại đa số thành viên đánh giá các biện pháp giáo dục đạo đức trên là cấp thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý giáo dục đạo đức HS trường THPT Văn Hiến, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí