Dạy Nghề Ngắn Hạn Ở Trung Tâm Kỹ Thuật Tổng Hợp - Hướng Nghiệp - Dạy Nghề

người lao động. Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Giáo dục và Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, ngành có liên quan.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật [19].

1.3.2.Nhiệm vụ của Trung tâm KTTH-HN-DN

Theo Hướng dẫn số 132/SGD&ĐT-TCCB ngày 15 tháng 01 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương thì các Trung tâm KTTH-HN-DN có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Dạy kỹ thuật (công nghệ), dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, Trung tâm GDTX theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

- Bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường THPT về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.

- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông; thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề. Mở lớp dạy nghề cho thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi địa phương có nhu cầu và trung tâm KTTH-HN-DN có điều kiện góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một số nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm đủ về số lượng; phù hợp với nghành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.

Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương - 5

- Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật phục vụ giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội [19].

1.3.3. Dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề

Chức năng dạy nghề ở các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp

- Dạy nghề có hai hình thức chính đó là dạy nghề cho học sinh phổ thông và dạy nghề cho thanh niên, lao động nông thôn theo Đề án 1956.

Nghề phổ thông là nghề phổ biến, thông dụng. Những nghề ấy có kỹ thuật tương đối đơn giản, quy trình dạy nghề không đòi hỏi thiết bị phức tạp, thời gian đào tạo ngắn (70 đến 105 tiết) phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư của địa phương.

Trong kết luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân tại Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo từ ngày 23-24/7/1993 tại Hà Nội có ghi: Dạy nghề cho học sinh phổ thông với tư cách là dạy tri thức, kĩ năng lao động, hướng nghiệp là chính.

Vậy dạy nghề phổ thông là dạy học học sinh bậc trung học hiểu biết, nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản nhất và biết thực hiện các thao tác thực hành cơ bản của một nghề nào đó. Qua đó tìm hiểu về nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.

Dạy nghề cho thanh niên và người lao động là nhằm cung cấp cho họ những kĩ năng, kĩ xảo của một nghề nào đó mà sau khi tốt nghiệp họ có thể thực hiện thành công nghề mình đã học để tự nuôi sống bản thân và gia đình.

Hiện nay tại Hải Dương hình thức dạy nghề theo Đề án 1956 đang được các trung tâm thực hiện giảng dạy theo chỉ tiêu phân bổ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh giao cho các đơn vị tùy thuộc vào quy mô của từng đơn vị. Nhìn chung các trung tâm KTTH-HN- DN chủ yếu tập trung giảng dạy một số nghề cơ bản. Các nghề phi nông nghiệp như: May công nghiệp; thêu tay; điện dân dụng; cơ khí; Hàn điện;… Các nghề nông nghiệp như: trồng trọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi thủy sản;

…Tuy nhiên việc dạy nghề là theo đăng ký dạy nghề hàng năm với các sở mà chưa chú ý đến nhu cầu của người lao động trong việc họ muốn học nghề gì? Thị trường đang cần những lao động qua đào tạo như thế nào? Nhu cầu của lao động địa phương là gì? Chính vì vậy dẫn đến tình trạng là các lớp học nghề ngắn hạn cho người lao động thường không duy trì được sĩ số đông đủ, tình trạng học viên đến lớp còn ít, người học không hiểu mình học nghề để làm gì, người học sau khi học nghề không làm đúng nghề mình được đào tạo do đó chất lượng dạy nghề bị ảnh hưởng không nhỏ.

1.4. Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề

1.4.1. Công tác khảo sát nhu cầu của người lao động và nhu cầu lao động địa phương

Cần phải điều tra nhu cầu lao động và lao động địa phương để tìm hiểu xem địa phương đó cần tuyển lao động có ngành nghề gì? Chẳng hạn như: Ở

các địa phương có nhiều nhà máy xí nghiệp cần lực lượng lao động trẻ nhiều thì nên mở một số nghề như: May công nghiệp; hàn; điện tử - điện lạnh; ... Còn ở các địa phương trang trại phát triển thì nên tập trung vào một số nghề như: Chăn nuôi thú y; trồng rau an toàn, ... Ở địa phương có nghề truyền thống như làm hàng mây tre đan, làm chổi, …. thì cần điều tra xem họ có muốn phát triển nghề truyền thống của họ không để giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện để họ phát triển các nghề truyền thống của địa phương mình. Đối với người dân địa phương có muốn học nghề và sống bằng nghề truyền thống đó không để giúp đỡ họ yêu thích và gắn bó với nghề đó của địa phương. Mặt khác khi khảo sát nhu cầu của người lao động trên các địa bàn cần chú ý đến việc phát triển KT- XH của địa phương đó. Điều này hết sức quan trọng vì việc nắm bắt nhu cầu của địa phương, của nhà tuyển dụng có liên quan mật thiết với nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó cũng cần điều tra nhu cầu của người lao động để biết được mong muốn nghề nghiệp của họ như thế nào thì việc mở các lớp đào tạo nghề sẽ thu hút được học viên dễ dàng hơn.

Chính vì vậy việc quản lý khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu nguồn nhân lực ở các địa phương là rất quan trọng đối với những cơ sở đào tạo nghề, nó sẽ giúp cho công tác tuyển sinh đầu vào một cách dễ dàng hơn, chất lượng học viên qua đào tạo nghề có việc làm và gắn bó với nghề được đào tạo cũng được nâng cao hơn.

1.4.2. Công tác lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương

Quản lý hoạt động lập kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH - HN - DN là: Quản lý quá trình đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào: Tổng số học viên theo chỉ tiêu; cách thức tuyển sinh và các chế độ ưu đãi; trình độ học vấn phù hợp với nghề đăng ký; động cơ học tập và sức khỏe.

Trước mỗi khóa đào tạo nghề thì nhà quản lý cần phải lập được kế hoạch dạy nghề theo từng nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn. Nội dung của kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cần phải thể hiện được:

- Mục tiêu đào tạo chung và mục tiêu đào tạo thực hành, lý thuyết.

- Thời gian và phân bổ thời gian cho các mô đun của khóa học

- Thời gian thực học tối thiểu cho hoạt động dạy nghề.

Căn cứ vào chương trình đào tạo, xây dựng tiến độ đào tạo cho khóa học, năm học, lịch trình giảng dạy của các nghề trong trung tâm và cơ sở đào tạo qua đó triển khai việc phân công cho giáo viên nghiên cứu nắm bắt chương trình và chuẩn bị cho môn học như: Giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học, ... Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên để hoàn thành được chức năng, trách nhiệm của mình, đảm bảo chất lượng đào tạo đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho hoạt động đào tạo đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo.

1.4.3. Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương

Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn thực chất là quản lý chương trình đào tạo bao gồm toàn bộ nội dung kiến thức của các mô đun, môn học được bố trí theo thời lượng một nghề, theo cấp đào tạo. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo là thực hiện đúng, đủ nội dung đã được đặt ra theo mục tiêu xác định của mỗi nghề. Quản lý việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy nghề ở trung tâm đó là:

+ Đảm bảo thực hiện nội dung, chương trình đào tạo: Nội dung dạy nghề ngắn hạn phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề, tập trung vào năng lực thực hành nghề và phù hợp với thực tiễn. Chương trình dạy nghề phải được giám đốc tổ chức biên soạn và phê duyệt.

+ Quản lý hoạt động dạy của giáo viên: Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên.Đánh giá giáo viên thông qua học viên, đồng nghiệp và người quản lý.

+ Quản lý hoạt động học của học viên: Quản lý quá trình học tập tại lớp, thực hành ở xưởng và ở cơ sở sản xuất. Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên. Khuyến khích, động viên học viên phát huy các yếu tố tích cực và khắc phục tiêu cực để vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

1.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương

Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy nghề ngắn hạn là khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo nghề trong đó có dạy nghề ngắn hạn. Đánh giá là động lực để thúc đẩy tích cực và là công cụ đo trình độ người học. Qua đánh giá giúp cho các nhà quản lý điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình, kế hoạch dạy học đồng thời giúp giáo viên luôn đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá kết quả học nghề ngắn hạn của người học gồm:

- Đảm bảo việc đánh giá là đánh giá kết quả đạt được mục tiêu đào tạo nghề. Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của đánh giá kết quả học tập của người học và đó cũng chính là độ giá trị của đánh giá. Không đạt yêu cầu này thì coi như cả quá trình đánh giá không đạt.

- Đảm bảo tính khách quan. Yêu cầu đảm bảo tính khách quan của đánh giá kết quả học nghề ngắn hạn vừa đòi hỏi kết quả đánh giá, phải phản ánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của người học vừa đòi hỏi kết quả đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. Thực hiện được yêu cầu này không những nhằm thu được những thông tin phản hồi chính xác mà còn đảm bảo sự công bằng trong đánh giá vốn là một trong những yêu cầu có ý nghĩa giáo dục và xã hội to lớn.

- Đảm bảo tính công khai. Đảm bảo tính công khai trong đánh giá kết quả học nghề ngắn hạn từ khâu chuẩn bị tiến hành đến khâu công bố kết quả không những có ý nghĩa giáo dục mà còn có ý nghĩa xã hội, thể hiện tính dân

chủ cũng như góp phần hạn chế tiêu cực trong giáo dục nói chung và đào tạo nghề ngắn hạn nói riêng.

Ba yêu cầu cơ bản trên có thể dùng làm thước đo giá trị của việc đánh giá kết quả học nghề ngắn hạn. Ngoài ra cần phải đảm bảo ý nghĩa của việc đánh giá kết quả như sau:

- Đối với giáo viên dạy nghề: Xác định được thành tích và thái độ của từng người học nghề và của toàn bộ lớp học, qua đó phân tích nguyên nhân của những kết quả thu được từ đó tìm ra biện pháp để cải tiến công tác sư phạm.

- Đối với người học nghề: Họ tự xác định được sự hiểu biết và năng lực của chính mình so với yêu cầu đặt ra trong chương trình đào tạo.

- Đối với người quản lý: Rút ra được những trọng tâm của công tác đào tạo và từ đó có những biện pháp trong công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của đơn vị.

1.4.5. Công tác đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.

Cơ sở vật chất của trung tâm dạy nghề bao gồm toàn bộ các điều kiện để trung tâm tồn tại thực hiện nhiệm vụ đào tạo, giáo dục như: Đất đai, phòng học, nhà xưởng, phòng làm việc của cán bộ giáo viên, máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư, vật liệu, nguồn kinh phí... là những nguồn lực đảm bảo thực hiện đúng đủ mục tiêu, chương trình đào tạo nói chung và đào tạo nghề ngắn hạn nói riêng.

Quản lý đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Đảm bảo cung cấp đầy đủ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình dạy nghề. Đảm bảo nguồn tài chính cho việc xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động khác phục vụ quá trình đào tạo. Đảm bảo lớp học và nhà xưởng đáp ứng nhu cầu dạy và học. Cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập.

Quản lý tốt cơ sở vật chất chính là chỉ đạo sao cho phát huy cao nhất nguồn lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo bao gồm:

- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho đào tạo nghề. Các nhà xưởng phục vụ cho đào tạo nghề ngắn hạn đều được phân công cho giáo viên phụ trách có nội quy rõ ràng, thực hiện sửa chữa bảo dưỡng đồ dùng định kỳ thường xuyên.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp cho việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, vật tư kỹ thuật. Ban giám đốc Trung tâm luôn tham khảo ý kiến của các giáo viên chuyên môn để mua sắm các đồ dùng phù hợp với ngành nghề, tránh lãng phí, đồ dùng mua về không sử dụng mà vẫn thiếu đồ dùng để đào tạo.

- Phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong việc chế tạo đồ dùng, thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập nhất là trong đào tạo các nghề ngắn hạn như các nghề lao động chân tay: Thêu tay; làm hàng thủ công;…. Hàng năm Trung tâm đều triển khai, yêu cầu giáo viên dạy nghề tích cực tự làm các đồ dùng dạy học phù hợp với nghề đào tạo.

- Đưa giáo viên đi thực tế, đi đào tạo để tiếp cận công nghê mới về khai thác các thiết bị công nghệ đạt hiệu quả cao nhất, hoặc liên hệ cho người học đến các cơ sở sản xuất tiếp xúc, thực tập trên các trang thiết bị hiện đại, mang kiến thức đã được học về sử dụng và khai thác các trang thiết bị của trung tâm.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương

1.5.1. Yếu tố khách quan

Có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương hiện nay. Đó là:

Trước hết, cơ chế chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề như Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 758 của UBND tỉnh Hải Dương. Đây cũng là kim chỉ đường cho công tác phát triển và đổi mới đào tạo nghề cho người lao động hiện nay.

Thứ hai, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề của Trung tâm KTTH - HN - DN. Nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm hóa,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023