Trách Nhiệm Của Nhà Nước Và Doanh Nghiệp Trong Việc Dạy Và Học Nghề Cho Người Lao Động.


- Nếu người học nghề là nữ, trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề mà có thai, nếu có giấy chứng nhận của y tế cấp huyện trở lên về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì khi chấm dứt hợp đồng học nghề không phải bồi thường phí dạy nghề, sau thời gian nghỉ thai sản, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, thì được tiếp tục theo học.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn hoặc học xong không làm việc hay làm việc không đủ thời hạn cam kết đã ghi trong hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường phí dạy nghề. Phí dạy nghề bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học. Mức bồi thường do doanh nghiệp, hợp tác xã xác định, được thỏa thuận trước và ghi rõ trong hợp đồng học nghề.

- Sau 3 tháng kể từ lúc kết thúc học nghề mà doanh nghiệp, hợp tác xã không giao kết hợp đồng lao động với người học nghề, thì người đó có quyền giao kết hợp đồng lao động với người khác mà không phải bồi thường phí dạy nghề.

- Những người học nghề theo địa chỉ ở vùng núi cao, biên giới, hải đảo, sau khi học nghề xong phải chấp hành sự phân công, điều động của đơn vị, cơ quan cử đi học; nếu không chấp hành quyết định phân công, điều động đó, thì phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo nghề.

Như vậy, Nghị định 02/CP đã cụ thể hóa khoản 3, 4 Điều 24 của Bộ luật lao động về các trường hợp chấm dứt hợp đồng học nghề. So với Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 thì Nghị định 02/CP đã thể hiện những ưu việt rõ nét, quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt hợp đồng học nghề, mở


rộng phạm vi đối với cả hợp tác xã, đối với các đối tượng học nghề ở vùng núi, biên giới, hải đảo, ghi nhận cụ thể thời gian giao kết hợp đồng lao động sau khi kết thúc học nghề...Đây là những cơ sở pháp lý để khuyến khích các bên tham gia vào quan hệ học nghề. Tuy nhiên, trong vấn đề chấm dứt hợp đồng học nghề vì lý do bất khả kháng Bộ luật lao động và Nghị định 02/CP vẫn chưa có quy định rõ về vấn đề này, chưa xác định được những trường hợp nào là bất khả kháng để phân biệt với các nguyên nhân khác đã nêu trong quy định trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

2.2.4. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực học nghề.

Theo Điều 157 Bộ luật lao động quy định: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề”.

Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 10

Như vậy, trong quá trình dạy và học nghề, trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề, các bên có thể xâm phạm quyền và lợi ích của nhau, nếu các bên không biết dung hòa quyền lợi với nhau thì sẽ dẫn đến tranh chấp. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về học nghề, thực hiện hợp đồng học nghề được giải quyết thông qua hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên của cơ quan lao động cấp huyện. Hội đồng hòa giải sẽ tiến hành hòa giải, nếu các bên chấp nhận phương án hòa giải thành thì hội đồng lập biên bản hòa giải thành. Các bên có trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận đã đạt được. Còn trường hợp các bên không chấp nhận phương án hòa giải thì hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành. Các đương sự có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục tố tụng lao động.

2.2.5. Trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc dạy và học nghề cho người lao động.


2.2.5.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc nâng cao tay nghề cho người lao động.

Trong quá trình sử dụng lao động, doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề, giỏi về chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng với điều kiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa của đất nước. Không phải cho đến bây giờ trong Bộ luật lao động mới ghi nhận vấn đề này mà ngay trong Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 đã có quy định đó. Vấn đề nâng cao tay nghề cho người lao động được quy định như sau:

- Thứ nhất, Doanh nghiệp phải bổ túc hoàn thiện kiến thức, kỹ năng lao động để người lao động có khả năng làm tốt hơn những công việc theo quy định của bậc thợ. Đây là quy định cần thiết giúp người lao động trang bị được những kiến thức nâng cao phục vụ cho công tác.

- Thứ hai, Doanh nghiệp phải bồi dưỡng mở rộng kiến thức, kỹ năng lao động có liên quan đến nghề, giúp người lao động làm được những công vi_ệc liên quan đến nghề, nâng cao hiệu quả công việc của người lao động.

- Thứ ba, Hàng năm, doanh nghiệp phải bồi dưỡng nâng cao bậc nghề cho người lao động, giúp công nhân nâng cao trình độ nghề từ bậc đang làm lên bậc trên. Trong thời gian học nâng cao tay nghề, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi cơ bản như khi làm việc.

- Thứ tư, Doanh nghiệp có trách nhiệm lập kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức cho công nhân thi thợ giỏi cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp quốc gia. Sau mỗi kỳ thi, công nhân đạt trình độ nào, được cấp giấy chứng


nhận trình độ nghề bậc đó. Việc trả lương theo trình độ đạt được do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Lao động nữ là loại lao động đặc thù luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Phát triển phụ nữ chính là phát triển xã hội. Việc pháp luật quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với lao động nữ tạo điều kiện cho lao động nữ phát huy được ưu thế của mình, giúp lao động nữ bộc lộ hết khả năng sáng tạo, đồng thời ghi nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ trong quan hệ học nghề. Theo pháp luật lao động, nghề dự phòng của lao động nữ là nghề khác với nghề đang làm và được dùng đến khi người lao động nữ không thể tiếp tục làm nghề đó cho đến khi về nghỉ chế độ. Đối với lao động nữ đang làm việc trong doanh nghiệp được quyền đề nghị học thêm nghề dự phòng của mình theo quy định của Nhà nước và nguyện vọng phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của từng người. Người lao động nữ có thể học nghề dự phòng theo hình thức nghỉ việc để học liên tục trong một thời gian hoặc vừa học, vừa làm trong giờ làm việc. Thời gian học nghề dự phòng vẫn được hưởng các quyền lợi cơ bản như khi làm việc. Nếu người lao động nữ học nghề dự phòng không nghỉ làm việc thì được hưởng khoản tiền bằng số tiền lương cấp bậc của thời gian lẽ ra phải nghỉ việc để hoàn thành khóa học, nhưng không quá 4 tháng tiền lương mỗi khóa học và được thanh toán tiền học phí. Chi phí dạy nghề dự phòng cho lao động nữ lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp.

Như vậy, với Thông tư 19/LĐTB-XH ngày 12/9/1996 và Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001, pháp luật lao động đã quy định cụ thể về việc nâng cao tay nghề cho người lao động và đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Đây là một nhiệm vụ thiết yếu, nó có ý nghĩa không chỉ đối với bản thân người lao động, đối với doanh nghiệp mà đối với cả xã hội.


2.2.5.2. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đào tạo nghề cho người lao động.

* Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đào tạo nghề cho một số đối tượng xã hội.

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng VI đã chỉ rõ: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người. Coi nhẹ chính sách xã hội là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [25,86].

Đảng và Nhà nước ta luôn lấy con người là trung tâm vì con người và do con người phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và hạnh phúc. Trong đó, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng đến đối tượng người có công, đối tượng xã hội với quan điểm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, nhân hậu thủy chung. Nhà nước luôn coi trọng việc đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nghề để giúp đỡ người có công và các đối tượng xã hội có cơ hội tham gia học tập. Thông qua kênh pháp luật, Nhà nước đã tạo điều kiện để các đối tượng này vươn lên hòa nhập bình đẳng với xã hội, Nhà nước ưu tiên phát triển dạy nghề và có chính sách ưu đãi thích hợp đối với cơ sở dạy nghề dành cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, người lao động ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, các cơ sở dạy nghề truyền thống và người học nghề thuộc đối tượng hưởng chính sách xã hội. Đối với các cơ sở đào tạo nghề này, Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị, trường lớp, giáo viên, ngoài ra Nhà nước còn miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tổ chức các dự án về đào tạo nghề có hiệu quả cho các đối tượng học nghề đặc biệt, Nhà nước khuyến khích họ tham gia. Nhà nước có kế hoạch miễn, giảm học phí khi các đối tượng này học nghề. Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 và Thông tư 32 TC/TCT ngày 6/7/1996


hướng dẫn thi hành việc miễn, giảm thuế đối với các cơ sở dạy nghề theo quy định của Bộ luật lao động đã quy định rõ:

“Miễn thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận là cơ sở dạy nghề dành riêng cho từng đối tượng là: người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, đối tượng tệ nạn xã hội.

Giảm 50% thuế doanh thu phải nộp đối với hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề thường xuyên có trên 31% số học viên là các đối tượng người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, đối tượng tệ nạn xã hội, nhưng chưa đủ điều kiện để công nhận là cơ sở dạy nghề dành riêng cho các đối tượng trên.

Giảm 50% số thuế doanh thu phải nộp đối với hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy các nghề truyền thống là: “chạm trổ, khảm trai, sơn mài, mây tre, gốm, sứ, dệt lụa tơ tằm” ”.

Các quy định của pháp luật nêu trên đã thể hiện nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, công khai và công bằng xã hội, bảo đảm tính dân tộc, tính thời đại, phát huy truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc ta.

* Trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề.


Thông qua các biện pháp quản lý Nhà nước về dạy nghề, Nhà nước đã tạo lập một hành lang pháp lý trợ giúp cho quá trình dạy nghề phát triển, ổn định.

Quản lý Nhà nước về dạy nghề là sự phối hợp, liên kết giữa các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch về dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời phân định quyền và trách nhiệm của các cơ quan.


Trước đây, trong Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 và một số Thông tư khác cũng đề cập đến quản lý Nhà nước về dạy nghề nhưng phải đến Nghị định 02/CP ngày 09/01/2001 thì vấn đề này mới thực sự được quan tâm sâu sắc. Nghị định 02/CP đã dành hẳn chương IV từ Điều 38 đến Điều 42 quy định cụ thể công tác này trong đó việc quản lý Nhà nước về dạy nghề chủ yếu thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, Nhà nước ban hành các quy định của pháp luật về dạy và học nghề. Thông qua pháp luật, vấn đề dạy và học nghề đã có một hành lang pháp lý để tồn tại và phát triển. Bằng quy định của Nghị định 02/CP hoạt động quản lý Nhà nước về dạy nghề cho người lao động được phân định cụ thể, chấm dứt sự phân tán của công tác này.

Thứ hai, Phân định thẩm quyền quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với vấn đề dạy nghề.

Hiện nay, với Quyết định 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/3/1998 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ giáo dục và đào tạo sang Bộ lao động-thương binh và xã hội và Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-LĐTBXH-TCCP hướng dẫn về công tác quản lý đào tạo nghề ở Trung ương và địa phương, công tác quản lý Nhà nước đã được phân định cụ thể, rõ ràng. Thông qua các văn bản này quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý được ghi nhận phù hợp, có sự phối hợp, liên kết và phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các cơ quan nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về dạy nghề.

Thứ ba, xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo nghề và đưa vào kế hoạch phát triển đất nước cũng như ngân sách Nhà nước.


Để tiến hành thực hiện được các hoạt động quản lý Nhà nước về dạy nghề trên các cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo Nghị định 02/CP như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về dạy nghề.


- Bộ Lao động-thương binh và xã hội giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về dạy nghề như: chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành địa phương xây dựng trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề; quy định điều kiện hoạt động dịch vụ, tư vấn về dạy nghề; ban hành điều lệ trường dạy nghề, lớp dạy nghề; phối hợp với Bộ Tài chính, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước dành cho dạy nghề; thực hiện hợp tác quốc tế về dạy nghề; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về dạy nghề...

- Các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ lao động-thương binh và xã hội đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nước về dạy nghề.

- ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh.

- ủy ban nhân cân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các cơ sở dạy nghề thuộc huyện.

- Thanh tra dạy nghề là thanh tra chuyên ngành về dạy nghề phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ: thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề, thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, quy chế thi, cấp văn bằng chứng chỉ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động dạy nghề, kiến nghị với cơ quan Nhà nước xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023