Nhu Cầu Học Nghề Ngắn Hạn Của Người Lao Động Ở Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương

2.3.1.3. Nội dung khảo sát

Đầu năm, Trung tâm cử cán bộ phụ trách công tác đào tạo nghề phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong huyện tiến hành khảo sát về số lượng người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề, nhu cầu về nghề học. Sau đó Ban giám đốc sẽ làm việc với lãnh đạo các địa phương để phối kết hợp lập kế hoạch đào tạo trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều tra nhu cầu học nghề ngắn hạn đối với người lao động, chúng tôi điều tra 140 người của 5 xã trong huyện Kinh Môn tham gia học nghề ngắn hạn tại Trung tâm.

Bảng 2.3. Nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương


TT


Đơn vị xã


Tổng số

Mức độ nhu cầu học nghề ngắn hạn

Cao

Trung bình

Không có

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phạm Mệnh

30

8

26.7

12

40.0

10

33.3

2

Hoành Sơn

35

8

22.9

15

42.8

12

34.3

3

An Sinh

20

10

50.0

5

25.0

5

25.0

4

Thái Sơn

25

5

20.0

12

48.0

8

32.0

5

Hiệp Sơn

30

15

50.0

12

40.0

3

10.0


Tổng cộng chung

140

102 (72.9%)

38

27,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương - 8


70

60

50

40

30

20

Có nhu cầu cao

Có nhu cầu

không có nhu cầu

10

0

Phạm Mệnh Hoành Sơn An Sinh Thái Sơn Hiệp Sơn

Biểu đồ 2.2. Nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Từ kết quả điều tra trên, ta thấy: Có 72.9% người lao động có nhu cầu học nghề ngắn hạn. Trong đó số người có nhu cầu học nghề ở xã Hiệp Sơn là cao nhất (chiếm 90%) và ở xã Hoành Sơn là thấp nhất (chiếm 65.7%). Mặt khác, có 27.1% người lao động nông thôn không có nhu cầu học nghề ngắn hạn trong đó số người không có nhu cầu học nghề ngắn hạn ở xã Hoành Sơn là cao nhất (chiếm 34.3%) và số người không có nhu cầu học nghề ngắn hạn ở xã Hiệp Sơn là thấp nhất (chiếm 10.0%).

Sở dĩ có kết quả trên là do người lao động nông thôn trên địa bàn xã Hiệp Sơn có một số nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn nên có nhiều thuận lợi về thu hút nguồn nhân lực khiến người lao động ở nơi đây có nhu cầu học nghề ngắn hạn cao. Còn tại xã Hoành Sơn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kinh Môn, người dân lao động chủ yếu là lao động chân tay với các nghề nông nghiệp nên nhận thức về nghề chưa cao dẫn đến ít có người có nhu cầu học nghề ngắn hạn.

Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhu cầu học các nghề cụ thể của người lao động của ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Chúng tôi điều tra 140 người lao động có nhu cầu học nghề ngắn hạn ở 5 xã trong huyện. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhu cầu học nghề cụ thể của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

TT

Nhu cầu nghề học cụ thể

Kết quả

SL

%

1

Các nghề phi nông nghiệp

56

40.0

2

Các nghề nông nghiệp

20

14.3

3

Nghề truyền thống của địa phương

18

12.9

4

Nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh

36

25.7

5

Nghề khác

10

7.1

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Nghề phi nông

nghiệp

Nghề nông

nghiệp

Nghề truyền

thống của địa

phương

Nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh

Nghề khác


Biểu đồ 2.3. Nhu cầu học nghề cụ thể của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy:

Đa số người lao động ở 5 xã trên địa bàn huyện Kinh Môn có nhu cầu học nghề phi nông nghiệp (chiếm 40%) và ít người có nhu cầu học các nghề khác không có ở địa phương (chiếm 7.1%). Sở dĩ có kết quả trên là do hiện nay ở địa phương đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Nay quỹ đát bị thu hẹp dần (do đất canh tác bị thu hồi chuyển sang xây dựng khu công nghiệp, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, xây dựng các cơ sở kinh doanh của các tổ chức, đơn vị,…Do vậy ít còn đất canh tác nên người lao động ở các địa phương đã tập trung vào học các nghề phi nông nghiệp để có một nghề kiếm sống ngay tại địa phương mà ít học các nghề khác không có ở địa phương.

Để hiểu sâu hơn về nhu cầu đào tạo nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, chúng tôi tiếp tục điều tra lý do học nghề ngắn hạn của số người lao động nói trên. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Lý do chọn nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương


TT


Lý do chọn nghề ngắn hạn

Mức độ ảnh hưởng (%)

Cao

Trung bình

Thấp

1

Phù hợp với bản thân

42.9

32.1

25.0

2

Có khả năng phát triển

20.0

35.7

44.3

3

Thu nhập cao

30.0

50.0

20.0

4

Dễ kiếm việc làm

55.8

32.1

12.1

5

Đáp ứng nhu cầu lao động

42.1

35.0

22.9

6

Lý do khác

30.0

40.0

30.0



60


50


40


30


20

Cao

Trung bình Thấp

10


0

Phù hợp Có khả Thu nhập Dễ kiếm Đáp ứng Lý do khác với bản năng phát cao việc làm nhu cầu lao

thân triển động


Biểu đồ 2.4. Lý do chọn học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Qua điều tra cho thấy đa số học viên chọn lý do học nghề là để dễ kiếm việc làm (chiếm 87.9%), sau đó đến lý do để thu nhập cao (chiếm 80%). Lý do để có khả năng phát triển được chọn rất thấp (chiếm 55.7%). Điều đó cho thấy người lao động chưa xác định rõ được việc chọn nghề nghiệp trong tương lai

mà phần lớn theo chủ quan học nghề để xin được việc làm trước mắt và một số có ý nghĩ đi học nghề là theo sở thích cá nhân.

Để trả lời câu hỏi: Vì sao người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương chưa quan tâm nhiều tới việc đào tạo nghề ngắn hạn, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhận thức về mức độ cần thiết của đào tạo nghề ngắn hạn đối với người lao động của 145 người ở 5 xã trong huyện. Kết quả thu được ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Mức độ cần thiết của đào tạo nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương


TT


Đơn vị xã


Tổng số

Các mức độ

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

1

An Phụ

37

12

32.4

13

35.2

12

32.4

2

Thượng Quận

37

10

27.0

14

37.8

13

35.2

3

Quang Trung

12

4

33.3

6

50.0

2

16.7

4

Hiệp Hòa

27

11

40.8

8

29.6

8

29.6

5

Phúc Thành

32

15

46.9

14

40.6

3

12.5



60


50


40


30


20

Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

10


0

An Phụ Thượng Quận Quang Trung Hiệp Hòa Phúc Thành


Biểu đồ 2.5. Mức độ cần thiết của đào tạo nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Kết quả trên cho thấy:

Xã Phúc Thành có nhu cầu cao nhất sau đó đến xã Quang Trung. Đó là do hai xã Phúc Thành và Quang Trung đang được UBND huyện Kinh Môn xây dựng lên thành phường trong kế hoạch xây dựng huyện Kinh Môn trở thành thị xã. Ngoài ra, đa số người dân của hai xã trên bị thu hồi đất canh tác do nhà máy nhiệt điện Hải Dương được xây dựng trên địa bàn. Từ đó người dân có ý thức hơn về việc tạo công ăn việc làm, nhất là các ngành nghề phi nông nghiệp. Còn đối với xã có nhu cầu thấp nhất là xã Thượng Quận là do người dân trong địa phương chủ yếu làm nông nghiệp, địa bàn xã ở xa khu vực thị trấn, không có các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do vậy số người dân trong xã có nhu cầu học nghề không cao.

2.3.2. Lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu của người lao động địa phương

Hàng năm, sau khi tổng kết công tác dạy nghề ngắn hạn cho người lao động, trung tâm lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho năm tiếp theo báo cáo với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, UBND huyện, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện. Căn cứ kế hoạch đề xuất, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ giao chỉ tiêu dạy nghề cho trung tâm. Theo chỉ tiêu được giao, trung tâm phối hợp với UBND xã, thị trấn trong huyện thống nhất phương án tuyển sinh báo cáo UBND huyện phê duyệt phương án tuyển sinh. Sau đó trung tâm chỉ đạo các bộ phận chuyên môn (tổ Đào tạo-Dịch vụ) lập kế hoạch tuyển sinh chi tiết theo đúng quy định của Quyết định số 08/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tuyển sinh học nghề.

Căn cứ chỉ tiêu được giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như điều kiện cụ thể của trung tâm như: Đội ngũ giáo viên, phòng học, xưởng thực hành, thiết bị máy móc và nguồn kinh phí. Giám đốc chỉ đạo ban chuyên môn lập kế hoạch dạy nghề ngắn hạn bao gồm: Mục tiêu tổng quát;

mục tiêu cụ thể; chỉ tiêu phấn đấu; thời gian và tiến độ thực hiện; các điều kiện về cơ sở vật chất,… Bản kế hoạch được thông qua hội nghị lãnh đạo trung tâm và được giám đốc phê duyệt (xem phụ lục 1).

Căn cứ kế hoạch tổng thể, các tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch cho đơn vị và cá nhân. Đó là cơ sở để triển khai thực hiện cho từng tháng, từng học kỳ và cho cả năm học. Phó giám đốc phụ trách chuyên môn là người phê duyệt và chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.

Như vậy công tác lập kế hoạch trong đó có kế hoạch hoạt động dạy nghề ngắn hạn là một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là nhiệm vụ trong tâm trước khi bước vào mỗi năm học mới. Trong những năm qua, công tác lập kế hoạch được lãnh đạo trung tâm chỉ đạo thực hiện tốt, có nề nếp, đi vào hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp cho các bộ phận thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, ở một số bộ phận việc lập kế hoạch còn sơ sài, chưa chi tiết, cụ thể dẫn đến việc thực hiện còn gặp khó khăn, thời gian hoàn thành không đúng thời gian quy định. Mặt khác, một số địa phương chưa thực sự quan tâm và coi trọng công tác đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động trên địa bàn. Qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy nghề nói chung và đào tạo nghề ngắn hạn nói riêng của toàn đơn vị cũng như việc quản lý đào tạo nghề ngắn hạn.

2.3.3. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu người lao động địa phương

Trong quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH- HN- DN huyện Kinh Môn đã được ban giám đốc và đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tuyển sinh học viên học nghề

- Thông báo tuyển sinh phải thể hiện các thông tin như tên nghề đào tạo; thời gian đào tạo; thời gian nhập học; đối tượng tuyển sinh; trình độ học vấn của người học; các kỹ năng của học viên sau khi tốt nghiệp; chế độ chính sách cho học viên; địa điểm đào tạo; nêu những điểm cơ bản về kế hoạch của khóa

đào tạo; chỉ ra cơ hội việc làm cụ thể của học viên; hồ sơ xin đăng ký học nghề của học viên.

- Hồ sơ xin đăng ký học nghề bao gồm: đơn xin đăng ký học nghề và sơ lược lý lịch có xác nhận của địa phương; phô tô chứng minh thư nhân dân; ảnh lưu hồ sơ; bản sao các văn bằng chứng chỉ (nếu có); các giấy tờ chứng minh thuộc diện chính sách (nếu có).

- Thông báo nhập học phải thể hiện: tên nghề học, thời gian học, địa điểm học; các quyền lợi và nghĩa vụ của người học; các điều kiện đảm bảo cho khóa học.

- Trung tâm thực hiện ký cam kết trách nhiệm đảm bảo có việc làm sau học nghề và hợp đồng học nghề đối với người học.

- Thiết lập hồ sơ mở lớp gồm:

+ Phương án tuyển sinh được UBND huyện phê duyệt;

+ Thông báo tuyển sinh;

+ Đơn đăng ký học nghề của người học;

+ Dự toán kinh phí tổ chức lớp học của cơ sở dạy nghề;

+ Quyết định về việc mở lớp dạy nghề và danh sách người học nghề;

+ Kế hoạch đào tạo;

+ Kế hoạch học tập;

+ Kế hoạch giáo viên;

+ Báo cáo trích ngang hồ sơ giáo viên (người dạy nghề);

+ Báo cáo sơ lược tình hình cam kết trách nhiệm của các bên;

+ Chương trình dạy nghề đã được cơ sở dạy nghề ký quyết định ban hành được Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề.

Bước 2: Tổ chức đào tạo nghề

Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo của lớp dạy nghề đảm bảo chất lượng, thực hiện đầy đủ các quy định về dạy nghề gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023