DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt | Viết đầy đủ | |
1 | CBGV,CNV | Cán bộ giáo viên, công nhân viên |
2 | CBQL | Cán bộ quản lý |
3 | CNH-HĐH | Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa |
4 | GDTX | Giáo dục thường xuyên |
5 | GDTX-DN | Giáo dục thường xuyên- Dạy nghề |
6 | HĐND | Hội đồng nhân dân |
7 | KHCN | Khoa học công nghệ |
8 | KT-XH | Kinh tế- Xã hội |
9 | KTTH-HN-DN | Kỹ thuật tổng hợp -Hướng nghiệp -Dạy nghề |
10 | THCS | Trung học cơ sở |
11 | THPT | Trung học phổ thông |
12 | UBND | Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương - 1
- Khái Niệm Quản Lý Và Biện Pháp Quản Lý
- Hoạt Động Dạy Nghề Ngắn Hạn Ở Trung Tâm Kỹ Thuật Tổng Hợp - Hướng Nghiệp - Dạy Nghề
- Dạy Nghề Ngắn Hạn Ở Trung Tâm Kỹ Thuật Tổng Hợp - Hướng Nghiệp - Dạy Nghề
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng người học tham gia học nghề ngắn hạn tại Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 41
Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN-
DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 42
Bảng 2.3. Nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 46
Bảng 2.4. Nhu cầu học nghề cụ thể của người lao động ở huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 47
Bảng 2.5. Lý do chọn nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh
Môn, tỉnh Hải Dương 49
Bảng 2.6. Mức độ cần thiết của đào tạo nghề ngắn hạn của người lao
động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 50
Bảng 2.7. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động
dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN Kinh Môn 62
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 85
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 86
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn 37
Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng người học nghề ngắn hạn của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn từ năm 2011 đến năm 2015 41
Biểu đồ 2.2. Nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 46
Biểu đồ 2.3. Nhu cầu học nghề cụ thể của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 48
Biểu đồ 2.4. Lý do chọn học nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 49
Biểu đồ 2.5. Mức độ cần thiết của đào tạo nghề ngắn hạn của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 50
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 86
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 87
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo nghề cho người lao động nhất là đối với người lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Học nghề cũng là nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề và việc làm, ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1956/QĐ- TTg phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Căn cứ quyết định trên, ngày 22 tháng 3 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ra Quyết định số 758/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020”. Từ những quyết định trên, có thể thấy đây là một trong những cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến việc xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động nông thôn chuyển đổi canh tác, chuyển đổi hướng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, tri thức vào sản xuất. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho người lao động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề. Sau khi được đào tạo nghề sẽ giúp người lao động có thể tìm được việc làm phù hợp với nhu cầu, có thu nhập ổn định hoặc tự tổ chức lao động sản xuất đạt năng suất cao. Qua đó giúp người lao động nhất là lao động nông thôn an tâm làm việc, bớt các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp,.. xảy ra. Từ đó góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp và phồn vinh.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy nghề và quản lý dạy nghề cho người lao động còn một số hạn chế như: Công tác quản lý đào tạo còn bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém; Nhận thức của cán bộ giáo viên và nhân dân về công tác đào tạo nghề chưa cao, chưa coi trọng công tác này trong hoạt động của đơn vị; Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề của đội ngũ giáo viên dạy nghề còn hạn chế, việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy trong dạy nghề còn ít được quan tâm; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy nghề còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, … Điều đó làm giảm hiệu quả của đào tạo nghề và công tác quản lý đào tạo nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương.
Việc đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho người lao động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề là việc làm cần thiết và có tính thời sự. Chính vì vậy đã lôi cuốn một số tác giả, một số nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu về công tác đào tạo nghề, giới thiệu các nghề trong xã hội cũng như các yêu cầu của một số nghề này,…. Tuy nhiên, họ ít quan tâm nghiên cứu công tác quản lý đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp-Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề theo nhu cầu của người lao động ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động này nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN- DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý việc dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.
4. Giả thuyết khoa học
Việc đào tạo nghề ngắn hạn hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế thiếu sót nhất là trong công tác quản lý đào tạo. Nếu áp duṇ g đồng bô ̣ các biện pháp quản lý do đề tài nêu ra thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Khái quát một số vấn đề lí luận về dạy nghề ngắn hạn (quản lý, dạy nghề, quản lý hoạt động dạy nghề theo nhu cầu của người lao động…) để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và nguyên nhân của thực trạng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.
6. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương của người lao động ở 25 xã, thị trấn của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trong 5 năm gần đây.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để phân tích các tài liệu: sách, báo, tạp chí, thông tin trên mạng internet, các văn bản, nghị quyết, các báo cáo tổng kết,...về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến vấn nghiên cứu để hệ thống những vấn đề lý luận về hoạt động dạy nghề, quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn, ... nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phương pháp này được sử dụng để điều tra thực trạng hoạt động dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và nguyên nhân của thực trạng.
7.3. Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên, lãnh đạo địa phương và nhân dân nhằm thu tập thêm thông tin, bổ xung cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để tăng thêm tính khách quan của kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
7.4. Phương pháp quan sát: Quan sát việc dạy của giáo viên và việc thực hành nghề của học viên để làm rõ thêm thực trạng của hoạt động dạy nghề và quản lý hoạt động dạy nghề của trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
7.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết quá trình đào tạo nghề trong 5 năm qua để tìm ra điểm mạnh, điểm hạn chế của công tác quản lý đào tạo nghề ngắn hạn để sử dụng cho quá trình nghiên cứu.
7.6. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để phân tích các số liệu liên quan đến nội dung dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH- HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.