Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Hoạt Động Dạy Nghề Cho Lao Động Nông Thôn

Phát triển chương trình là việc xem xét, vận dụng trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề. Phát triển chương trình bao gồm hai giai đoạn chủ yếu:

+ Giai đoạn khảo sát, mô tả, phân tích nghề sẽ được đào tạo.

+ Giai đoạn thiết kế, soạn thảo chương trình dạy nghề và các loại học liệu học nghề.

Người quản lý, người xây dựng chương trình đào tạo, GV thường phải luôn tự đánh giá chương trình dạy nghề ở mọi khâu qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học, để rồi vào năm học mới, khóa học mới, kết hợp với khâu phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ lại hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo. Dựa trên mục tiêu đào tạo mới, tình hình mới thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình đào tạo. Cứ như vậy chương trình dạy nghề sẽ liên tục được hoàn thiện và phát triển không ngừng cùng với quá trình dạy nghề.

c. Quản lý công tác dạy học của giáo viên và học viên

* Quản lý hoạt động giảng dạy

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV.

GV trong các cơ sở dạy nghề có nhiệm vụ giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên đồng thời họ phải học tập, rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề của mình.

Trong cơ sở dạy nghề, hoạt động giảng dạy là một trong hai hoạt động trọng tâm, đồng thời là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất do đội ngũ GV thực hiện. Công tác giảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của HV, vì vậy chất lượng giảng dạy là yếu tố quyết định chất lượng học viên, quyết định chất lượng dạy nghề của cơ sở.

Quá trình giảng dạy của GV gồm các khâu:

- Chuẩn bị giảng (soạn giáo án, đề cương bài giảng, chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học).

- Thực hiện giảng lý thuyết và thực hành.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV. Nội dung quản lý chủ yếu như sau:

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.

- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của toàn thể đội ngũ GV và của từng GV.

Hiểu được các ưu, nhược điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của từng GV.

* Quản lý hoạt động học

Quản lý hoạt động học tập của HV là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HV trong quá trình dạy nghề.

Qua hoạt động học tập, HV lĩnh hội tri thức nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng nghề và nâng cao tinh thần tác phong lao động. Vì vậy, công tác quản lý hoạt động học tập của HV có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề.

Nội dung quản lý hoạt động học tập của HV bao gồm:

- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện cũng như những biến đổi nhận thức và kỹ năng nghề của HV nói chung và của từng HV.

- Theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích HV phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, giúp họ phấn đấu tiếp nhận tri thức và rèn luyện kỹ năng nghề tốt nhất.

- Sau khi dạy nghề xong, cần thường xuyên giữ liên lạc và có sự tư vấn kỹ thuật để họ thực hành nghề nghiệp hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội.

d. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy nghề

Chất lượng là sự tồn tại và sống còn của các cơ sở đào tạo trong cơ chế thị trường. Chất lượng trong giáo dục và trong dạy nghề là vấn đề trừu tượng,

phức tạp và là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm và cảm nhận được. Tuy nhiên, đánh giá và kiểm định chất lượng có thể thông qua các yếu tố gián tiếp và ít trừu tượng hơn như thông qua chương trình đào tạo, tỉ lệ HV tốt nghiệp tìm được việc làm, cơ sở hạ tầng, môi trường… Có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng, song qua tìm hiểu những quan niệm khác nhau về chất lượng trong các lĩnh vực có thể chọn cách tiếp cận theo quan điểm quản lý chất lượng: Chất lượng dạy nghề được coi là sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Kiểm định đánh giá chất lượng là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá các chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo và công nhận các chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo đã đạt chuẩn được quy định. Mục đích cơ bản của việc kiểm định chất lượng dạy nghề là:

+ Xác minh và bảo đảm cho người sử dụng LĐ, người học và cho xã hội về chất lượng đào tạo của trung tâm.

+ Hỗ trợ các cơ sở đào tạo luôn cải tiến, phấn đấu để trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao, đào tạo có chất lượng…

Qua phần trình bày trên, có thể thấy rằng việc đánh giá chất lượng dạy nghề của một cơ sở đào tạo cần cả hai mặt: các điều kiện đảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ GV, tài liệu chương trình đào tạo… và mặt quản lý quá trình dạy nghề.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Có rất nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Đó là:

Thứ nhất, đội ngũ quản lý mà người đứng đầu là Giám đốc trung tâm là những người có năng lực tốt, am hiểu về quản lý trong đó có quản lý dạy nghề, am hiểu về chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp,…

Thứ hai, nội dung chương trình, phương pháp dạy nghề của trung tâm và các cơ sở dạy nghề. Nội dung, chương trình dạy nghề theo hướng mềm hóa, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo mô đun, đảm bảo liên thông giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình dạy nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Thứ ba, phương pháp dạy và học nghề theo hướng phát huy được năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.

Thứ tư, cán bộ quản lý của trung tâm luôn nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dạy nghề và coi đây là sự tồn tại và phát triển của trung tâm.

Thứ năm, cán bộ quản lý luôn quyết đoán trong công tác quản lý trong đó có quản lý hoạt động dạy nghề. Luôn hòa đồng cùng đồng nghiệp, biết lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên dưới quyền, quan tâm tới lợi ích của người dạy và người học.

Thứ sáu, cán bộ quản lý trung tâm được đào tạo bài bản, đã trải qua nhiều chức trách, nhiệm vụ khác nhau nên có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Trong công tác quản lý hoạt động dạy nghề thường xuyên có ý kiến chỉ đạo sát, đúng, trúng.

Thứ bảy, triển khai có hiệu quả công tác xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng và các biện pháp dạy nghề tại trung tâm và theo công nghệ mới đảm bảo tính khách quan, hiện đại (gắn với kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề).

Thứ tám, chất lượng công tác tổ chức liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất được chú trọng. Có sự kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động dạy nghề hiện nay. Đó là:

Trước hết, cơ chế chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho dạy nghề như Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ và. Đây cũng là kim chỉ đường cho công tác phát triển và đổi mới lĩnh vực dạy nghề cho người lao động hiện nay.

Thứ hai, bối cảnh trong nước và quốc tế:

+ Xu thế toàn cầu hóa và xu thế Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo của khu vực và quốc tế.

+ Tiến bộ khoa học công nghệ và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất - dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.

Thứ ba, nhận thức về lĩnh vực dạy nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt, xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn. Các phong trào của địa phương cũng đang dần gắn liền với công tác dạy nghề như: Phong trào khuyến học trong các dòng họ, xây dựng làng nghề thủ công, phong trào xây dựng nông thôn mới.

Tiểu kết chương 1


Với việc xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu của luận văn, học viên đã nghiên cứu các tài liệu, tư liệu về các công trình nghiên cứu khoa học đã có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Qua đó, khái quát lại khung lý luận cho nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Chương 1. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề chính, bao gồm: tổng quan những nghiên cứu trong nước và nước ngoài về đào tạo nghề và quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thông; xác định những khái niệm công cụ của đề tài; những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn bao gồm: lập kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn; tổ chức triển khai hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; kiểm tra đánh giá hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn. Như vậy, với một nền tảng khoa học rõ ràng, Chương 1 của luận văn sẽ là căn cứ lý luận cho việc nghiên cứu những chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TRUNG TÂM GDNN - GDTX HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát về huyện Ngân Sơn và Trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Khái quát về dân số, lao động, cơ cấu ngành nghề huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

* Dân số và lao động

Tình hình dân số và lao động của huyện Ngân Sơn được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động huyện Ngân Sơn giai đoạn 2014-2016‌

ĐVT:người


Chỉ tiêu

Năm

Tốc độ phát triển(%)

2014

2015

2016

15/14

16/15

BQ

Tổng dân số

47.407

48.869

50.139

0,03

0,03

0,03

Nam

23.141

24.282

25.125

0,05

0,03

0,04

Nữ

24.266

24.587

25.014

0,01

0,02

0,02

Tổng số hộ

19.299

19.757

20.010

2,37

1,28

1,83

Nông nghiệp

16.081

16.458

16.675

2,34

1,32

1,83

Phi nông nghiệp

3.218

3.299

3.335

2,52

1,09

1,80

Hộ nghèo

6.382

5.744

4.882

-10,00

-15,01

-12,50

Cận nghèo

4.227

4.463

4.115

5,58

-7,80

-1,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - 5

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ngân Sơn)

Theo bảng trên số liệu thống kê năm 2014: Dân số của huyện là 47.407 người, trong đó nam là 23.141 người, nữ là 24.266 người. Số hộ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 16.081 hộ, lĩnh vực phi nông nghiệp là

3.218 hộ, tỉ lệ hộ nghèo là 6.382, hộ cận nghèo là 4.227.

Đến năm 2015 dân số của huyện là 48.869 người, trong đó nam là

24.282 người, nữ là 24.587 người. Số hộ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 16.458 hộ, lĩnh vực phi nông nghiệp là 3.299 hộ, tỉ lệ hộ nghèo là 5.744, hộ cận nghèo là 4.463.

Năm 2016 dân số của huyện tăng lên là 50.139 người, trong đó nam là

25.125 người, nữ là 25.014 người. Số hộ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 16.675, lĩnh vực phi nông nghiệp là 3.335 hộ, tỉ lệ hộ nghèo là 4.882, hộ cận nghèo là 4.115.

Bảng số liệu cũng phản ánh tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của huyện Ngân Sơn chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 30% là hộ nghèo và 20% là hộ cận nghèo.

Qua 3 năm 2014-2016, nhìn chung tổng dân số toàn huyện duy trì ổn định, chỉ có mức tăng nhẹ với tốc độ bình quân là 0,3%/năm; tổng số hộ tăng nhẹ với tốc độ 1,83%/năm; tổng số lao động tăng nhẹ với tốc độ 0,75%/năm.

*Cơ cấu nghề nghiệp:

Đặc điểm cơ cấu ngành nghề lao động huyện Ngân Sơn được thể hiện qua các nội dung của bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp lao động của huyện Ngân Sơn


Năm


Nghề nghiệp

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

37.362

100

38.525

100

40.111

100

1. Nông, lâm, ngư nghiệp

17.625

47.17

18.059

46,87

18.654

46,50

2. Kinh tế - xã hội

5.265

14,08

5.145

13,35

4.517

11,26

3. Khoa học tự nhiên

2.875

7,69

3.415

8,86

4.283

10,67

4. Kỹ thuật và công nghệ

8.632

23,10

8.859

22,99

9.131

22,76

5. Y tế, môi trường, khác

2.968

7,94

3.047

7,90

3.526

8,79

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện

Qua bảng số liệu trên cho thấy ngành nghề lao động thuộc lĩnh vực nông lâm, ngư, nghiệp chiếm gần một nửa ngành nghề lao động chiếm tỷ lệ trung bình 46,84%, tiếp theo là ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022