Quy Mô Các Lớp Liên Kết, Hướng Nghiệp, Dạy Nghề Năm 2016 - 2017

* Quá trình đào tạo: Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã dạy bổ túc THCS cho 3150 học viên, xóa mù chữ cho 4295 học viên, dạy bổ túc THPT cho 20.539 học viên, trong đó có nhiều học viên giữ các chức vụ chủ chốt của địa phương. Trung tâm dạy chương trình Tin học cấp chứng chỉ A cho 4143 học viên, chứng chỉ A Ngoại ngữ cho 3811 học viên, chứng chỉ nghề phổ thông cho 2711 học viên; Liên kết mở các lớp Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề cho 515 học viên, mở lớp Bồi dưỡng nâng chuẩn Cao đẳng cho 90 giáo viên mầm non, Các lớp Đại học ngành Kế toán, ngành Công tác xã hội cho 239 người. Trong nhiều năm qua đã kết hợp Trại giam Hoàng Tiến mở lớp xóa mù chữ cho 413 phạm nhân. Trung tâm đã làm tốt nhiệm vụ của ngành học đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng “xây dựng xã hội học tập từ cơ sở”.

* Cơ sở vật chất: Trung tâm có diện tích 9214,9m2, gồm 16 phòng học diện tích 840m2, 1 phòng thư viện, 2 phòng Tin học, 2 phòng thiết bị. Các khu phòng chức năng 3 tầng (1070m2) gồm: 3 phòng bộ môn, 1 phòng học nghề, 1 phòng Hội đồng (80m2), 1 phòng hội trường, 1 phòng họp lãnh đạo, các phòng phục vụ cho sinh hoạt tổ chuyên môn;12 phòng làm việc của Ban Giám đốc và các bộ phận; phòng đồ dùng: 40m2 , sân bê tông: 2500m2; diện tích nhà xe: 650m2; diện tích vườn cây bóng mát cây cảnh: 400m2 .Công trình giếng khoan, nước sạch, máy lọc nước tinh khiết và các công trình khác đảm bảo đủ. Các phòng học, phòng làm việc được trang bị đảm bảo đầy đủ các điều kiện làm việc và học tập cho giáo viên và học sinh.

* Quy mô phát triển giáo dục: Trong 4 năm trở lại đây sự phát triển về quy mô trường lớp giáo dục ở trung tâm khá ổn định. Trung tâm có 100% giáo viên có nghiệp vụ sư phạm. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao.

Quy mô phát triển giáo dục ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh 4 năm trở lại đây:

Bảng 2.2. Quy mô phát triển giáo dục giai đoạn 2013 -2017


Năm học

Kế hoạch giao đầu năm

Thực hiện

HS

LỚP

HS

LỚP

2013-2014

543

12

491

12

2014-2015

493

12

459

12

2015-2016

470

15

621

15

2016-2017

752

20

812

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 7

(Số liệu: Sở GD và ĐT Hải Dương cung cấp)

Bảng 2.3. Số lượng các khối lớp năm học 2016 - 2017



Khối

Kế hoạch

Thực hiện

đầu năm

Học kỳ I

Cuối năm

(T5/2017)

So với

đầu năm

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

Tăng

+

Giảm

-

10

270

6

363

8

348

8

337

8


- 26

11

340

8

340

8

328

8

323

8

2

- 17

12

152

4

152

4

152

4

152

4

1


Cộng

752

20

855

20

828

20

812

20

3

- 43

(Số liệu: Sở GD và ĐT Hải Dương cung cấp)

Ngoài việc dạy văn hóa cho học sinh Trung tâm còn mở rộng quy mô trường lớp bằng các loại hình dạy trung cấp nghề liên kết. Duy trì các lớp liên kết đặt tại Trung tâm, cụ thể:

Bảng 2.4. Quy mô các lớp liên kết, hướng nghiệp, dạy nghề năm 2016 - 2017



Khối


Sĩ số

Lớp

Điện công

nghiệp

May công

nghiệp

Nấu ăn

Công nghệ

hàn

Vận hành

máy

Sửa chữa

ô tô

Máy xúc

Tin học

10

348

112

105

35

20

34

42



11

161

87



21

22

12


19

12

45

28



7


7

3


Tổng

cộng

554

227

105

35

48

56

61

3

19

(Số liệu: Sở GD và ĐT Hải Dương cung cấp)

Năm học 2016 - 2017 Trung tâm đã làm tốt công tác liên kết đào tạo để dạy trung cấp nghề cho học sinh của Trung tâm với tổng số 554 học sinh theo học. Các ngành đào tạo chủ yếu là: điện dân dụng, điện công nghiệp, sửa chữa ôtô, hàn, vận hành máy thi công, công nghệ may và thời trang, chế biến món ăn… Đây là những ngành mà xã hội đang có nhu cầu việc làm lớn. Số học sinh học nghề của trung tâm chiếm 67% tổng số học sinh. Năm học 2016 - 2017 có 45 học sinh khối 12 thi tốt nghiệp trung cấp nghề Trong đó khá 15 em đạt 30% còn lại 30 em đạt trung bình khá, nhiều em có tay nghề tốt.

Trung tâm liên kết với các trường trên địa bàn thị xã Chí Linh đó là Đại học Sao Đỏ, Trường Cao Đẳng nghề Licogi, Trường trung cấp nghề cơ giới đường bộ nên học sinh có điều kiện tốt để học thực hành ngay tại các xưởng của các nhà trường. Ngay từ khi đầu năm học BGĐ đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho công tác dạy nghề và liên kết đào tạo để triển khai cho giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.

Năm học 2016 - 2017 nhờ có Nghị định 86 của Chính phủ nên các em tham gia học nghề được miễn 100% học phí. Trung tâm phân công cụ thể giáo viên vừa chủ nhiệm văn hóa đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm các lớp nghề. Nên trong năm học 2016- 2017 tỷ lệ học sinh nghỉ học nghề có giảm hơn so với các năm trước. Các trường hợp nghỉ học nghề chủ yếu do nghỉ cả học văn hóa. Ban giám đốc thường xuyên kết hợp với phòng đào tạo của các trường liên kết kiểm tra việc thực hiện nề nếp chuyên môn của giáo viên dạy nghề nên việc đảm bảo phân công chuyên môn và giảng dạy theo đúng thời khóa biểu luôn được duy trì.

2.2. Khái quát về thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm phát hiện thực trạng hoạt động TVN và thực trạng quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TVN, thực trạng hệ thống thông tin, đội ngũ tham gia phục vụ hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương.

Thực trạng quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát 36 đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và 150 học sinh lớp 12 ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ trách đoàn thanh niên có kinh nghiệm trong quản lý nói chung và công tác tư vấn nghề nói riêng.

- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương.

- Phương pháp điều tra viết: Đây là phương pháp quan trọng nhất để nghiên cứu thực trạng hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm 10 cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi, chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa mẫu phiếu điều tra.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh, Hải Dương.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý kết quả thu được, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

2.3. Thực trạng hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh tỉnh Hải Dương

2.3.1. Nhận thức về vai trò hoạt động tư vấn nghề tại Trung tâm GDTX - HN

- DN Chí Linh

Để thấy rõ hơn về nhận thức của các CBQL, đội ngũ GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn nghề tại Trung tâm, chúng tôi tiến hành điều tra 186 khách thể (trong đó 6 CBQL và 30 GV và 150 học sinh lớp 12 ở Trung tâm GDTX). Các chủ thể được đề nghị đánh giá theo các mức độ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức về vai trò của hoạt động tư vấn nghề



TT

Vai trò của hoạt động tư vấn nghề

Mức độ cần thiết (%)

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

1

CBQL

0

(0,0)

6

(100)

0

(0,0)

2

GV làm công tác TVN

3

(10,0)

22

(73,3)

5

(16,7)

3

Học sinh

20

(13,3)

85

(56,7)

45

(30,0)

* Nhận xét:

Bảng số liệu cho thấy mức độ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động TVN ở trung tâm có sự khác nhau. Nhìn chung đội ngũ CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng khá lớn những GV làm công tác TVN cho rằng hoạt động này là hình thức và “không cần thiết: (16,7%); có 30% học sinh ở trung tâm cho rằng hoạt động này là “không cần thiết”. Như vậy, để tiến hành một hoạt động có hiệu quả trước hết mỗi CBQL, GV, HS cần phải nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan

trọng của nó để từ đó tập trung trí tuệ để thực hiện hoạt động nhằm tạo ra hiệu quả của hoạt động.

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Hoạt động TVN ở các trung tâm GDTX - HN - DN diễn ra với nhiều nội dung chương trình tư vấn khá đa dạng, phong phú góp phần giúp cho những học sinh đang học cuối cấp, hình dung được thế giới nghề nghiệp trong tương lai mà mình lựa chọn. Để biết được thực trạng trên chúng tôi tiến hành điều tra, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Nội dung chương trình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương


TT


Nội dung tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ

1

Tư vấn về các kiểu nghề, loại nghề, nhóm

nghề hiện có trên cả nước và địa phương

60

(32,3)

126

(67,7)

0

(0,0)

2

Hệ thống các trường lớp đào tạo nghề của

Trung ương cũng như địa phương

110

(59,1)

76

(40,9)

0

(0,0)

3

Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng

thú, kế hoạch nghề nghiệp của học sinh

130

(69,9)

56

(30,1)

0

(0,0)

4

Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc

gián tiếp liên quan đến nghề định chọn.

0

(0,0)

36

(19,9)

150

(80,1)


5

Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù

hợp nghề của học sinh qua quá trình hoạt động lao động

75

(40,3)

111

(59,7)

0

(0,0)

6

Cho lời khuyên về chọn nghề

149

(80,1)

37

(19,9)

0

(0,0)

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung học sinh tại Trung tâm GDTX - HD - DN Chí Linh đã được tham gia đầy đủ các nội dung cần thiết của hoạt động TVN. Những nội dung TVN được CBQL, GV và HS tập trung nhiều nhất, ở mức độ thường xuyên thực hiện là việc “Cho lời khuyên về chọn nghề” (80,1%) và “Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú, kế hoạch nghề nghiệp của học sinh”(69,9%). Số liệu cho thấy, CBQL, GV trung tâm có sự quan tâm rất lớn đối với công tác hướng nghiệp cho học sinh.

Trao đổi với cô giáo Đ.T.V về thực trạng trên, cô giáo cho rằng: “Học sinh học ở các Trung tâm GDTX - HN - DN về cơ bản thường có học lực trung bình kém hơn học sinh ở các trường phổ thông. Do vậy, các CBQL, GV và gia đình học sinh đều dành sự hết sự quan tâm, mong muốn sau này các em ra trường sẽ trưởng thành được bằng bạn, bằng bè”. Chính vì vậy, các em luôn được các thầy cô khuyên về lựa chọn nghề dựa trên việc tìm hiểu năng lực của mỗi học sinh.

Trong các nội dung hoạt động TVN ở trên có nội dung ở trung tâm hiện nay ít khi hoặc không bao giờ thực hiện đó là: “Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nghề định chọn”, có 80,1% số ý kiến cho rằng hoạt động này không được thực hiện ở trung tâm. Sở dĩ có hiện tượng trên là do, để đo lường các chỉ số tâm, sinh lý của học sinh cần phải có đội ngũ các chuyên gia tâm lý giáo dục chuyên sâu. Ở các trung tâm hiện nay, công tác TVN thường do CBQL, GV làm kiêm nhiệm, không có GV chuyên trách cho hoạt động trên. Do đó, nội dung công tác tư vấn nghề chưa được thực hiện đầy đủ; thiếu các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục tư vấn nghề đặc biệt là điều kiện GV. GV làm công tác giáo dục tư vấn nghề ở Trung tâm còn hạn chế về kinh nghiệm, ít được tập huấn, chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản về hoạt động tư vấn nghề, nhiều GV còn là GV hợp đồng, bản thân họ còn thiếu thông tin về ngành nghề. Các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu

về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng phong phú và phức tạp. Điều kiện về cơ sở vật chất lẫn kinh phí đầu tư cho công tác này còn hạn chế.

2.3.3. Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tư vấn nghề sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để tiến hành hoạt động TVN cho học sinh đạt hiệu quả, người GV làm công tác tư vấn không chỉ lựa chọn các nội dung tư vấn phù hợp mà cần lựa chọn những phương pháp, hình thức tổ chức tư vấn cho phù hợp với các nội dung hoạt động và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Để biết được thực trạng trên, chúng tôi tiến hành điều tra, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Các phương pháp tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, Hải Dương


TT


Phương pháp tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

1

Phương pháp trắc nghiệm

0

(0,0)

94

(50,5)

92

(49,5)

2

Sử dụng các công cụ, máy móc

0

(0,0)

101

(54,3)

85

(45,7)

3

Phương pháp điều tra

110

(59,1)

76

(40,9)

0

(0,0)

4

Phương pháp mạn đàm, trao đổi

149

(80,1)

37

(19,9)

0

(0,0)

5

Phương pháp nghiên cứu tiền sử gia đình

0

(0,0)

48

(25,8)

138

(74,2)

6

Phương pháp khác (nếu có)




Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí