Khái Quát Tình Hình Kinh Tế- Xã Hội Và Giáo Dục Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương

nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo mô đun, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Thứ ba, phương pháp dạy và học nghề theo hướng phát huy được năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.

Thứ tư, bối cảnh trong nước và quốc tế:

+ Xu thế toàn cầu hóa và xu thế Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo của khu vực và quốc tế.

+ Tiến bộ KHCN và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất - dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KT-XH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.

Thứ năm, nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt, xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn. Các phong trào của địa phương cũng đang dần gắn liền với công tác đào tạo nghề như: Phong trào khuyến học trong các dòng họ, xây dựng làng nghề thủ công, phong trào xây dựng nông thôn mới,….

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Có rất nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương hiện nay. Đó là:

Thứ nhất, đội ngũ quản lý mà người đứng đầu là Giám đốc trung tâm là những người có năng lực tốt, am hiểu về quản lý trong đó có quản lý dạy nghề, am hiểu về chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thứ hai, cán bộ quản lý của trung tâm luôn nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đào tạo nghề trong đó có đào tạo nghề ngắn hạn. Luôn coi sự tồn tại và phát triển đào tạo nghề gắn với sự tồn tại và phát triển của trung tâm.

Thứ ba, cán bộ quản lý luôn quyết đoán trong công tác quản lý trong đó có quản lý hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn. Luôn hòa đồng cùng đồng nghiệp, biết lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên dưới quyền, quan tâm tới lợi ích của người dạy và người học.

Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương - 6

Thứ tư, cán bộ quản lý trung tâm được đào tạo bài bản, đã trải qua nhiều chức trách, nhiệm vụ khác nhau nên có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Trong công tác quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn thường xuyên có ý kiến chỉ đạo sát, đúng, trúng.

Thứ năm, triển khai có hiệu quả công tác xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng và các biện pháp dạy nghề tại trung tâm và theo công nghệ mới đảm bảo tính khách quan, hiện đại (gắn với kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề).

Thứ sáu, chất lượng công tác tổ chức liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất được chú trọng. Có sự kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Tiểu kết chương 1


Dạy nghề ngắn hạn và công tác quản lý dạy nghề ngắn hạn có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương.

Quản lý đào tạo nghề là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề của toàn hệ thống theo kế hoạch và chương trình nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Quản lý đào tạo nghề ngắn hạn là quá trình đào tạo nghề diễn ra trong một thời gian ngắn (ngắn về thời gian, thấp về trình độ). Người học có thể học trong thời gian ngắn (dưới 3 tháng) và chỉ cần nắm bắt được những nguyên lý và làm được những kỹ thuật cơ bản của một nghề nào đó.

Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu lao động địa phương gồm 4 nội dung là: Quản lý việc khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu lao động địa phương; quản lý việc lập kế hoạch dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động địa phương; …..

Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH - HN - DN đó là: Cơ chế chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề. Hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục trong đào tạo nghề, dạy nghề; Trình độ năng lực của cán bộ quản lý, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động dạy nghề cho người lao động, …

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ NGẮN HẠN Ở TRUNG TÂM KTTH-HN-DN HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội

Kinh Môn là một huyện miền núi của tỉnh Hải Dương, giáp với Hải Phòng và Quảng Ninh, một huyện tương đối đặc biệt so với các huyện khác trong tỉnh vốn mệnh danh là tỉnh nông nghiệp. Một dãy núi đất trong hệ thống núi vòng cung Đông Triều làm xương sống của cả huyện.

Diện tích tự nhiên: 16.349,04ha, dân số 165.355 người

Đơn vị hành chính: 22 xã và 3 thị trấn: Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ. Vị trí địa lý: Huyện Kinh Môn nằm ở phần lãnh thổ phía đông tỉnh Hải

Dương, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây Nam giáp huyện Kim Thành, phía Tây Bắc giáp huyện Nam Sách và Thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương. Huyện nằm kề 2 tuyến quốc lộ 5A và 18 là 2 tuyến giao thông quan trọng của quốc gia và vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc. Huyện được bao bọc và chia cắt bởi 4 sông lớn (Sông Kinh Thầy, Sông Đá Vách, sông Hàn Mấu và sông Kinh Môn)

Các loại tài nguyên:

- Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên 16.349,04 ha, trong đó đất nông nghiệp 8929,4 ha (chiếm 55%).

- Tài nguyên nước: Huyện có 4 sông lớn chảy qua nên nguồn nước phong phú. Nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao không sử dụng được.

- Tài nguyên rừng: Kinh Môn có 1812 ha rừng trồng trên các đồi núi đất.

- Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi trữ lượng khoảng 300-400 triệu tấn. Cao lanh trữ lượng khoảng 40.000 tấn, bô xít 20 vạn tấn, đất sét và đá phiến sét, ngoài ra còn hàng triệu m3 cát ở các sông,…ưu thế của huyện là phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (xi măng, đá, cát..)

- Tài nguyên nhân văn: Kinh Môn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia như: Đền An Phụ, động Kính Chủ, động Hàm Long, Tâm Long, Đốc Tít, Đình Huề Trì, Đình Ngư Uyên. Đến nay toàn huyện có 32/100 di tích được xếp hạng (17 cấp Quốc gia và 15 cấp tỉnh).

Kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng 12% trở lên.

- Cơ cấu kinh tế: nông -lâm - thủy sản 13,9%; công nghiệp - xây dựng 71,8%; thương mại - dịch vụ 13,3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2015 trên địa bàn huyện có tổng số 5.656 hộ đăng ký kinh doanh; 720 doanh nghiệp trong đó: Hợp tác xã: 59; Doanh nghiệp tư nhân: 47; Công ty trách nhiệm hữu hạn: 430; Công ty cổ phần nhà nước: 03; Công ty cổ phần khác: 174; Doanh nghiệp nhà nước: 02; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 05.

Văn hóa- Giáo dục:

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể thao chuyển biến tích cực; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển rộng khắp. Tỷ lệ làng, khu dân cư văn hóa đạt 85,71%; 90% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 91%.

- Cơ sở vật chất trường học: 78,4% phòng học Mầm non được kiên cố hóa; 92,5 % phòng học tiểu học; 99,1% phòng học THCS; 100% phòng học THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm KTTH-HN-DN được xây dựng cao tầng.

- Chất lượng giáo viên: 100% giáo viên đạt chuẩn; 68,8% giáo viên mầm non; 97% giáo viên tiểu học; 72, 8% giáo viên THCS đạt trên chuẩn.

- Chất lượng giáo dục phát triển toàn diện, ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh cuối cấp tốt nghiệp từ 98-100%, giữ vững phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục bậc THCS, phấn đấu phổ cập bậc THPT.

Lao động, việc làm và thực hiện chính sách an sinh xã hội

- Triển khai dạy nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 5 năm (2010-2014) được 73 lớp với 2.786 người; lao động qua đào tạo nghề là 13.355 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,27%. Cơ cấu lao động đã chuyển biến tích cực, năm 2010 cơ cấu lao động: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là: 58,7% - 23,3% - 18%, đến năm 2015 cơ cấu tương ứng là: 44,8% - 32,1% - 23,1%. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tỷ lệ bảo hiểm y tế đạt 72%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2%, số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn 2,7%. Thực hiện dầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công và các đối tượng chính sách khác [8].

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục

Giáo dục và Đào tạo huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây có sự chuyển biến rõ nét và đi vào ổn định. Chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng lên, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học không ngừng đổi mới, chuẩn hóa, hiện đại hóa, mạng Internet đã được nối ở tất cả các cấp học, ngành học. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn diễn ra đều khắp ở các địa phương trong huyện. Công tác huy động học sinh ở tất cả các cấp học đạt tỷ lệ cao, các hoạt động phong trào luôn được đẩy mạnh. 3 trong 6 trường THPT được xếp vào tốp 200 trường có điểm cao nhất cả nước trong kỳ thi đại học, cao đẳng hàng năm; Nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia và đạt thủ khoa, á khoa của các trường đại học trong kỳ thi vào đại học của các năm. Tính đến tháng 12 năm 2015 toàn huyện có 45 trường đạt chuẩn Quốc gia trong đó có 3 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được duy trì, củng cố, được xây dựng kiên cố và cao tầng và phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. Trang thiết bị mới, hiện đại được các nhà trường đầu tư, mua sắm phuc vụ tốt nhất cho công tác giáo dục và đào tạo của huyện nhà.

Mạng lưới trường lớp của huyện Kinh Môn tính trong năm học 2014- 2015: Giáo dục Mầm non có 29 trường (trong đó 27 trường công lập và 02 trường tư thục) với 706 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 172 lớp, 12.403 cháu. Giáo dục Tiểu học có 27 trường với 736 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 312 lớp, 12.647 học sinh. Giáo dục THCS có 27 trường với 542 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 217 lớp, 8.144 học sinh. Giáo dục THPT có 06 trường THPT (trong đó có 4 trường công lập và 2 trường tư thục) với 287 cán bộ, giáo viên, nhân viên, 125 lớp với 4.380 học sinh, 01 Trung tâm GDTX có 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên, với 17 lớp gồm 618 học sinh; 01 Trung tâm KTTH-HN-DN có 20 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 25 Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn (không tính số lượng người phụ trách (Giám đốc- Trung tâm học tập cộng đồng vì thuộc biên chế cấp xã, thị trấn) [8].

2.1.3. Khái quát về Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp-Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được thành lập theo Quyết định số: 453/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Hải Dương. Là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương. Có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của một Trung tâm KTTH-HN-DN trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Cơ cấu tổ chức: Trung tâm có tổng số 20 cán bộ giáo viên, công nhân viên (kể cả hợp đồng) trong đó có 07 nam, 13 nữ. Bộ máy hoạt động của Trung tâm gồm: Ban giám đốc: 02, Tổ chức: 03 (tổ Chuyên môn, tổ Đào tạo-Dịch vụ, tổ Hành chính), tuổi đời bình quân của cán bộ giáo viên trung tâm là 35.

TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM



CHI BỘ ĐẢNG

GIÁM ĐỐC

CÔNG ĐOÀN

PHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ

ĐÀO TẠO-DỊCH VỤ

TỔ

CHUYÊN MÔN

Tư vấn, tuyển

sinh, liên kết đào tạo...

Các lớp dạy nghề cho đối

tượng có nhu cầu học nghề

Các lớp học nghề Điện dân dụng

Các lớp học nghề Làm

vườn

Các lớp học nghề Tin học VP

Các lớp học GDHN


TỔ

HÀNH CHÍNH

Các bộ phận hành

chính, văn phòng

Các bộ phận bảo vệ, tạp vụ, lái xe

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn

Từ sơ đồ trên cho thấy:

- Chi bộ lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện hoạt động của Trung tâm.

- Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ chỉ đạo hoạt động chung và kiểm tra công việc của phó Giám đốc và các tổ chuyên môn, trực tiếp kiểm tra đến các lớp học nghề. Mặt khác phối hợp với tổ chức Công đoàn tổ chức các hoạt động thi đua, tổ chức kiểm tra, đánh giá, ... khen thưởng động viên cán bộ, giáo viên và học sinh.

- Phó giám đốc phụ trách chuyên môn kiêm cơ sở vật chất, chỉ đạo hoạt động chuyên môn các tổ, trực tiếp kiểm tra đánh giá hoạt động dạy của giáo

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí