Thực Trạng Hoạt Động Dạy Nghề Ngắn Hạn Ở Trung Tâm Ktth-Hn-Dn Huyện Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương Hiện Nay

viên, kiểm tra việc học tập của học sinh các lớp nghề. Kiểm tra và bàn giao sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và thực hiện các công việc khác giám đốc giao.

- Các tổ chức chủ động bố trí, điều hành và kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên, duy trì nề nếp học tập của học sinh các lớp nghề.

Như vậy, ta có thể chia công tác quản lý của trung tâm thành hai phần:

+ Phần thứ nhất đảm bảo các hoạt động xảy ra ở bên trong trung tâm KTTH-HN-DN: Quản lý hoạt động hướng nghiệp và hoạt động dạy học nghề phổ thông, học nghề ngắn hạn,….

+ Phần thứ hai đảm bảo sự thích ứng giữa trung tâm KTTH-HN-DN với môi trường kinh tế - xã hội, môi trường khoa học - công nghệ, nhân dân và chiính quyền địa phương: Quản lý các mối quan hệ giữa trung tâm với nhân dân, chính quyền địa phương và các mối quan hệ xã hội khác.

Ta có thể mô hình hoá hoạt động của trung tâm như sau:


Môi trường kinh tế - xã hội


Trung tâm KTTH- HN- DN

Đầu vào

Quá trình hoạt động dạy nghề ngắn hạn của

trung tâm

Đầu ra

Môi trường khoa học - công nghệ Nhân dân - địa phương


Đầu vào đó là: Người lao động chưa có tri thức, kĩ năng lao động nghề nghiệp cần thiết, thông tin nghề, nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội,...

Đầu ra đó là: Người lao động được đào tạo nghề, có tri thức, kĩ năng về lao động nghề nghiệp, hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai, nhu cầu của lao động hiện nay, ...

2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương hiện nay

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, … về việc dạy nghề ngắn hạn cho người lao động

Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn cũng giống như các trung tâm Hướng nghiệp-Dạy nghề, Trung tâm GDTX-DN, Trung tâm Dạy nghề khác trên cả nước, đây là mô hình giáo dục đặc thù.

Hoạt động dạy nghề cho người lao động đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, thông qua các văn kiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và được quy định trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội và đặc biệt là Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Chi bộ, Ban Giám đốc Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn luôn trăn trở để xây dựng và phát triển hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn. Lãnh đạo trung tâm luôn coi trọng công tác dạy nghề ngắn hạn, coi đó không chỉ là nhiệm vụ sống còn của trung tâm mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, của đất nước. Từ đó quan tâm chỉ đạo tới mọi hoạt động giảng dạy và học tập của đội ngũ giáo viên và học viên.

Thông qua các cuộc họp hàng tháng, sinh hoạt chuyên môn nhắc nhở, quán triệt đội ngũ cán bộ giáo viên luôn nhiệt tình, cố gắng phấn đấu để phát huy được năng lực của bản thân trong công tác đào tạo nghề ngắn hạn. Qua điều tra cho thấy, đa số cán bộ giáo viên đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề ngắn hạn đối với sự tồn tại và phát triển của trung tâm. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên coi nhẹ công tác dạy nghề

ngắn hạn, tham gia dạy nghề ngắn hạn là việc phụ, coi đó là việc làm thêm,… Mặt khác, đội ngũ giáo viên có tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên nhận thức về công tác đào tạo nghề còn yếu. Qua đó chưa có sự cố gắng trong công tác giảng dạy, chưa quan tâm đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức trong dạy nghề ngắn hạn.

Trung tâm chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức tuyên truyền chính sách liên quan đến học nghề, nhu cầu thị trường tuyển dụng lao động, gắn việc đào tạo nghề với tuyển dụng lao động đến toàn thể người lao động trên địa bàn huyện. Việc đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động trên địa bàn huyện Kinh Môn luôn gắn kết với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện cũng như các huyện khác đến địa bàn tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác dạy nghề, chưa coi dạy nghề cho người lao động của địa phương là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới. Mặt khác nhận thức từ phía nhân dân và dư luận xã hội chưa thực sự quan tâm và hiểu hết được lợi ích của hoạt động dạy nghề, mà chỉ với quan niệm học để “làm quan” mong sao con cái hơn được bố mẹ, thoát được cảnh chân lấm tay bùn,....

2.2.2. Các kết quả đạt được trong hoạt động dạy nghề của Trung tâm KTTH- HN-DN huyện Kinh Môn

Trong những năm gần đây, việc dạy nghề cho người lao động địa phương được Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương giao chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Trong đó có các Trung tâm KTTH-HN-DN của các huyện và các Trung tâm thuộc các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cụ thể kết quả đạt được như sau:

- Về số lượng người học nghề: Trong những năm gần đây số người học nghề ngắn hạn tại Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương luôn giữ ổn định và phát triển. Được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.1. Số lượng người học tham gia học nghề ngắn hạn tại Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Năm

Tổng số

Nhóm nghề Nông nghiệp

Nhóm nghề phi nông nghiệp

2011

210

70

140

2012

175

70

105

2013

175

70

105

2014

240

105

135

2015

245

105

140

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương - 7


160


140


120


100


80


60

Nhóm nghề Nông nghiệp

Nhóm nghề phi nông nghiệp

40


20


0

2011

2012

2013

2014

2015

Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng người học nghề ngắn hạn của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn từ năm 2011 đến năm 2015

Theo kết quả thống kê trên thì số lượng học viên học nghề ngắn hạn tại trung tâm hàng năm có sự khác nhau và có xu thế tương đối ổn định, các nghề phi nông nghiệp luôn cao hơn các nghề nông nghiệp. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do có những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do mỗi năm căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và tình hình thực tế của đơn vị mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sẽ giao chỉ tiêu cho đơn vị với số lượng khác nhau.

Thứ hai, việc xây dựng nông thôn mới dẫn đến việc các địa phương trong huyện mở ra các khu kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Thứ ba, trong khi học nghề học viên được định hướng nghề, tư vấn nghề, từ đó làm cho nhận thức của học viên và gia đình học viên có chuyển biến theo hướng tích cực hơn, học viên cảm thấy sự cần thiết phải học nghề để lao động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, nhất là trong thời đại khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển.

Mặt khác, trong quá trình học nghề, ngoài học kiến thức nghề thì học viên còn được các bộ giáo viên của trung tâm định hướng nghề, tư vấn nghề, từ đó làm cho nhận thức của học viên cũng như gia đình học viên có chuyển biến theo hướng tích cực hơn, học nghề để làm việc chứ không phải học nghề theo sở thích. Ngoài ra, theo nhu cầu nguồn lao động hàng năm của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Theo kết quả khảo sát đó, trung tâm mới thực hiện việc mở các lớp dạy nghề ngắn hạn.

- Về đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn của trung tâm

Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện của trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương gồm 13 người (trong đó có 05 giáo viên thỉnh giảng). Về đội ngũ giáo viên của Trung tâm 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn, tuy độ tuổi còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng được đào tạo cơ bản và có tâm huyết, nhiệt tình trong công việc. 100% giáo viên của trung tâm được học nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN- DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

TT

Môn nghề

Số

lượng

Trình độ

ĐH

TC

1

Điện dân dụng

2

1

1


2

May công nghiệp

4

3

1


3

Tin học

3

3



4

Chăn nuôi, thú y

4

4



Nhìn chung giáo viên của Trung tâm KTTH-HN-DN huyện Kinh Môn còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và thực tiễn. Mặt khác đa số giáo viên của trung tâm là nữ trong độ tuổi sinh đẻ do vậy ít có thời gian đầu tư cho chuyên môn, việc tìm hiểu thêm kiến thức mới, nghề mới còn hạn chế. Qua đó dẫn đến các bài giảng của giáo viên hầu hết chỉ thực hiện việc truyền thụ kiến thức trong giáo trình, chỉ mang tính truyền nghề, chưa đi vào phân tích bản chất vấn đề, thiếu sự liên hệ thực tế, tác dụng của hoạt động học nghề trong từng bài giảng còn hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, một số giáo viên không muốn hoặc rất ngại thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá học tập của học viên. Từ thực tiễn đó dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề ngắn hạn và ảnh hưởng tới hoạt động chung cũng như sự phát triển của trung tâm.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của trung tâm

Hiện nay, trung tâm có trụ sở đặt tại thôn Cổ Tân, xã An Phụ, huyện Kinh Môn. Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề của Trung tâm đã có thể đáp ứng một cách tương đối đầy đủ cho công tác đào tạo nghề cho học sinh và người lao động: 02 phòng thực hành tin học, 02 phòng thực hành may; 01 phòng thực hành cơ khí, hàn; 01 phòng thực hành điện dân dụng; 01 phòng thực hành điện lạnh, điện tử; phòng học lý thuyết; hệ thống chuồng trại chăn nuôi, vườn cây, ao cá. Các phòng học và phòng làm việc được trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, hệ thống điện và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác học tập giảng dạy và làm việc của học viên và CBGV- CNV. Trung tâm luôn tích cực mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy các nghề: Điện dân dụng, Nấu ăn, Tin học, Điện lạnh, Điện tử, Sửa chữa xe máy, Cơ khí, Hàn, Làm vườn, Chăn nuôi thú y, .....

Tuy nhiên nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của Trung tâm còn thiếu về số lượng như phòng thực hành sửa chữa xe máy, phòng thực hành nghề nấu ăn, phòng học lý thuyết, hạn chế về chất lượng nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học nghề.

Vấn đề số lượng và chất lượng dạy nghề ngắn hạn có được nâng lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nghề, đó là điều kiện để gây hứng thú học tập và việc rèn luyện kĩ năng của người học.

2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm KTTH- HN-DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Nhìn chung hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở Trung tâm trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Số lượng học viên học nghề có việc làm tăng đáng kể. Tính trong năm 2010 chỉ có 55% học viên sau tốt nghiệp có việc làm thì đến năm 2015 có 70% học viên sau tốt nghiệp đã có việc làm. Do vậy, điều này cũng một phần đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động cũng như nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Để có được kết quả này là nhờ Lãnh đạo Trung tâm phối hợp với Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn trong huyện tăng cường tuyên truyền tới nhận thức được bản thân người lao động hoặc con em họ đăng ký học nghề phù hợp với sức học và năng lực của mình cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Mặt khác học nghề còn tạo cho người lao động có ý thức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, có tay nghề phù hợp với nhu cầu người lao động của địa phương. Từ đó giúp người lao động có thể tìm được việc làm phù hợp có thu nhập ổn định hoặc tự tổ chức lao động sản xuất đạt năng suất cao góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Hàng năm, trung tâm đều tổ chức hội học, hội giảng, thi giáo viên giỏi gắn với giảng dạy nghề ngắn hạn để dự thi cấp tỉnh. Qua đó cũng làm tăng ý thức học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Giáo viên giảng dạy các nghề ngắn hạn cũng tự trang bị thêm kiến thức, cố gắng tổ chức các hoạt động cho người học, tìm kiếm thêm thông tin trên mạng về kỹ thuật nghề nghiệp để giới thiệu cho học viên. Tuy nhiên hoạt động này chưa được thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu.

Về cơ sở vật chất, mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm cấp kinh phí cho xây dựng Trung tâm một số hạng mục quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu còn thiếu rất nhiều, đó là nhà lớp học 3 tầng, nhà hiệu bộ, nhà xưởng thực hành nghề và hệ thống chuồng trại, vườn thực hành cho các nghề nông nghiệp. Trang thiết bị phục vụ cho dạy các nghề trên còn thiếu do nguồn kinh phí hạn chế. Nguồn kinh phí từ ngân sách chỉ chủ yếu đầu tư cho con người còn chi phí cho các hoạt động và công việc còn thấp.

Sự phối hợp giữa Trung tâm với các địa phương chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, liên tục. Một số cấp ủy đảng, chính quyền xã chưa thực sự quan tâm đối với công tác dạy nghề, chưa coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới.

Việc bố trí thuê phòng xưởng lắp đặt thiết bị máy móc dạy các nghề phi nông nghiệp cũng như vận chuyển trang thiết bị dạy nghề về các địa phương gặp khó khăn do địa bàn huyện Kinh Môn rộng, không có vị trí lắp đặt.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN- DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động địa phương.

2.3.1. Quản lý công tác khảo sát nhu cầu học nghề ngắn hạn của người lao động địa phương

2.3.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm làm rõ những hạn chế của công tác quản lý chất lượng của hoạt động dạy nghề ngắn hạn. Qua đó có thể đề xuất thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý dạy nghề ngắn hạn ở trung tâm KTTH- HN - DN huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương nói riêng và các trung tâm KTTH- HN - DN tỉnh Hải Dương nói chung đáp ứng nhu cầu lao động địa phương trong thời gian tới.

2.3.1.2. Đối tượng khảo sát

Lãnh đạo phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Kinh Môn. Toàn thể cán bộ giáo viên của Trung tâm. Lãnh đạo các xã trong huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và người học nghề ngắn hạn tại trung tâm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023