Tiến hành dự giờ môn Sinh học của cô giáo P.V.Q trường THPT Bình Thanh, và nghiên cứu 1 số giáo án của GV chúng tôi nhận thấy rằng, GV đã xác định được đúng yêu cầu cần đạt ở bài học; chủ động tổ chức các hoạt động học tập, tương tác của HS. Tuy nhiên, một số nội dung bài học vẫn còn nặng về trang bị kiến thức; dung lượng của mộ số bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học. Việc bố trí nhiều đơn vị kiến thức trong một bài học như vậy sẽ không tạo điều kiện cho HS thực hiện các hoạt động khám phá, luyện tập và vận dụng kiến thức vào đời sống. Đây là những hạn chế, bất cập cần được các trường nghiêm túc xem xét và kiên quyết khắc phục trong thời gian tới.
2.3.3. Thực trạng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình
Các GV đang áp dụng các PPDH theo định hướng phát triển NLHS như thế nào trong thực tế giảng dạy của mình? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua ý kiến của 25 CBQL, 100 GV đang giảng dạy ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng mức độ sử dụng PPDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Mức độ sử dụng | ||||||||||
Rất thường xuyên | thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa bao giờ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. PP vấn đáp | 39 | 31.2 | 83 | 66.4 | 3 | 2.4 | 0 | 0.0 | 3.28 | 2 |
2. PP thuyết trình | 69 | 55.2 | 35 | 28.0 | 15 | 12.0 | 6 | 4.8 | 3.32 | 1 |
3. PP trực quan | 44 | 35.2 | 65 | 52.0 | 16 | 12.8 | 0 | 0.0 | 3.22 | 3 |
4. PP thảo luận nhóm | 64 | 51.2 | 30 | 24.0 | 11 | 8.8 | 20 | 16. 0 | 3.1 | 4 |
5. PP tình huống | 27 | 21.6 | 46 | 36.8 | 28 | 22.4 | 24 | 19. 2 | 2.6 | 8 |
6. PP nêu và giải quyết vấn đề | 32 | 25.6 | 47 | 37.6 | 26 | 20.8 | 20 | 16. 0 | 2.72 | 6 |
7. PP đóng vai | 22 | 17.6 | 37 | 29.6 | 19 | 15.2 | 47 | 37. 6 | 2.27 | 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Của Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Hoạt Động Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Huyện Kiến Xương
- Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Nội Dung, Chương Trình Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs Ở Trường Thpt Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình
- Thực Trạng Quản Lý Các Hoạt Động Khác Của Giáo Viên Nhằm Bổ Trợ Hoạt Động
- Thực Trạng Các Yếu Tố Khách Quan Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
35 | 28 | 66 | 52.8 | 19 | 12.5 | 5 | 4.0 | 3.04 | 5 | |
9. PP dạy học theo hợp đồng | 29 | 23.2 | 32 | 25.6 | 57 | 45.6 | 7 | 5.6 | 2.66 | 7 |
10. PP dự án | 8 | 6.4 | 10 | 8.0 | 26 | 20.8 | 81 | 64. 8 | 1.56 | 10 |
Trung bình | 2.78 |
8.PP sử dụng sách giáo
Kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy: Điểm trung bình ở các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện phương pháp dạy học đạt ở mức độ thường xuyên (ĐTB = 2.78). Những PPDH được sử dụng ở mức độ thường xuyên nhất là phương pháp thuyết trình, vấn đáp, sử dụng trực quan, thảo luận nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa. Điểm trung bình của các PPDH này dao động từ 3.04 đến 3.32, ứng với mức độ thường xuyên đến khá thường xuyên. Trong đó, phương pháp thuyết trình xếp thứ nhất, với (ĐTB = 3.32); thứ hai là phương pháp vấn đáp với (ĐTB = 3.28); xếp thứ ba là phương pháp dạy học trực quan với (ĐTB = 3.)22; thứ tư là phương pháp thảo luận nhóm với (ĐTB = 3.1); xếp thứ năm là phương pháp sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác với (ĐTB = 3.04). Lí giải cho các PPDH nêu trên được sử dụng nêu trên ở mức độ thường xuyên là vì đặc điểm nhận thức của HS ở này hơi thấp nên khó sử dụng các PPDH khác để thay thế.
Đáng chú ý là một số PPDH có ưu thế hình thành năng lực cho người học lại được các GV sử dụng rất ít, đó là các phương pháp: dự án, đóng vai, tình huống, DH theo hợp đồng. Điểm trung bình các các phương pháp này dao động khoảng từ 1.56 đến 2.72, ứng với mức thỉnh thoảng hoặc không bao giờ sử dụng, trong đó, phương pháp dự án có điểm trung bình thấp nhất trong số các phương pháp dạy học còn lại (ĐTB = 1.56). Theo các CBQL, GV, sở dĩ các phương pháp này ít được sử dụng là do vấn đề thời gian. Hơn nữa, có những phương pháp còn mới mẻ nên cũng khiến cho GV cảm thấy lúng túng khi đưa vào thực tiễn giảng dạy.
Qua dự giờ thầy P.V.M, chúng tôi quan sát thấy rằng GV vẫn thiên về phương pháp thuyết trình, phát vấn, chủ yếu hỏi đáp giữa GV và một số HS. GV tuy có tổ chức cho HS làm việc nhóm nhưng cách làm việc còn mang tính hình thức, chưa tạo điều kiện để mỗi HS trong nhóm hoạt động, tự tạo ra sản phẩm của mình, đóng góp vào kết quả làm việc chung.
Như vậy, có thể nhận định rằng: PPDH rất đa dạng và được các GV sử dụng với tần suất khác nhau. Các phương pháp có ưu thế hình thành năng lực cho người học chưa thật sự được chú trọng.
2.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Tìm hiểu nội dung này chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua ý kiến của CBQL, GV các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng hình thức tổ chức DH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Mức độ sử dụng | ||||||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa bao giờ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1.Thảo luận/seminar | 57 | 45.6 | 38 | 30.4 | 30 | 24.0 | 0 | 0.0 | 3.21 | 2 |
2. Tham quan | 49 | 39.2 | 37 | 29.6 | 14 | 11.2 | 25 | 20.0 | 2.88 | 5 |
3. Dạy học trải nghiệm | 43 | 24.4 | 21 | 16.8 | 39 | 31.2 | 22 | 17.6 | 2.68 | 6 |
4. Thông qua các dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật | 16 | 12.8 | 31 | 4.8 | 41 | 32.8 | 37 | 29.6 | 2.35 | 7 |
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập về nhà | 60 | 48.0 | 33 | 26.4 | 21 | 16.8 | 11 | 8.8 | 3.13 | 4 |
6. Lớp - Bài (lên lớp) | 65 | 52.0 | 45 | 36.0 | 15 | 12.0 | 0 | 0.0 | 3.4 | 1 |
7. Giúp đỡ riêng | 59 | 47.2 | 41 | 32.8 | 17 | 13.6 | 8 | 6.54 | 3.2 | 3 |
Trung bình | 2.98 |
Kết quả bảng thống kê ở bảng 2.4 cho thấy: Điểm trung bình ở các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện HTDH đạt ở mức độ khá thường xuyên (ĐTB = 2.98), một số hình thức mà các GV tại các trường THPT huyện Kiến Xương đang áp dụng để dạy học, đó là: hình thức Lớp - Bài (hình thức lên lớp). Hình thức thảo luận; Giúp đỡ riêng cũng là những hình thức được quan tâm thực hiện (xếp thứ hai và xếp thứ ba với điểm
trung bình là 3.21 và 3.2; xếp thứ tư là hình thức hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập về nhà (ĐTB = 3.13).
Hình thức tham quan và dạy học thông qua trải nghiệm, Thông qua các dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật là hình thức ít được thực hiện, mặc dù 3 hình thức tổ chức DH này có ưu thế trong việc phát triển năng lực cho học sinh, mang lại nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
Lý giải cho điều này, chúng tôi tiến hành trò chuyện với một số CBQL, GV các trường. Thầy T. M.T giáo viên trường Bắc Kiến Xương cho biết “Tham quan, hay dạy học thông qua trải nghiệm là những hình thức tổ chức DH rất thiết thực, tuy nhiên lại đòi hỏi thời gian và kinh phí cho việc thực hiện. Trên thực tế, chương trình giáo dục, việc quy định về thời gian, số tiết/tuần cũng như chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định là rất cụ thể. Vì vậy nếu thực hiện những hình thức DH đó GV lại cần có sự chuẩn bị nhiều, thậm chí phải đổi giờ cho nhau, để lấy thời gian cho đủ hoạt động. Điều này gây lên những xáo trộn về thời khoá biểu, vì vậy GV ngại không mấy khi thực hiện”.
Cô giáo L.T.M.H trường Chu Văn An thì cho rằng “Tổ chức tham quan, tổ chức HĐ nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho HS cũng tốt, qua đó HS được củng cố, mở rộng kiến thức, làm sáng tỏ những kiến thức học trên lớp với thực tiễn. Nhưng mỗi lần tổ chức cho HS đi tham quan, là một lần GV và phụ huynh HS lo lắng, rồi kéo theo đó là rất nhiều các thủ tục khác, vì vậy tâm lý GV là lựa chọn những hoạt động dễ thực hiện”.
Như vậy có thể thấy, GV các trường THPT huyện Kiến Xương nhận thức được các ưu thế và những khó khăn của việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên vì những lý do chủ quan, và khách quan khác nhau nên GV không thường xuyên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học đòi hỏi có sự đầu tư và gia công nhiều.
Như vậy, có thể nhận định rằng: các HTDH rất đa dạng và được các GV sử dụng với tần suất khác nhau. Các hình thức có ưu thế hình thành năng lực cho người học chưa thật sự được chú trọng.
2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Đối với DH theo định hướng phát triển NLHS, cách kiểm tra, đánh giá đặt trọng tâm vào đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của người học và chủ thể đánh giá bao
gồm cả GV, HS và bạn học. Vậy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đang được các nhà trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình thực hiện như thế nào? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua ý kiến của 25 CBQL, 100 GV đang giảng dạy ở các trường Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Mức độ kiểm tra, đánh giá | ||||||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa thực hiện | ĐTB | Thứ bậc | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1. Đánh giá nội dung kiến thức HS đã được thông qua kiểm tra định kỳ, tổng kết | 62 | 49.6 | 31 | 24.8 | 25 | 20.0 | 7 | 5.6 | 3.18 | 2 |
2. Kết hợp đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của HS và đánh giá của bạn học | 55 | 44.0 | 26 | 20.8 | 18 | 14.4 | 26 | 20.8 | 2.88 | 5 |
3. HS tự đánh giá | 49 | 39.2 | 26 | 20.8 | 17 | 13.6 | 33 | 26.4 | 2.72 | 6 |
4. Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong quá trình học tập của HS | 29 | 23.2 | 20 | 16.0 | 63 | 50.4 | 13 | 10.4 | 2.52 | 7 |
5. Đánh giá theo mức độ phát triển năng lực của người học | 51 | 40.8 | 29 | 23.2 | 39 | 31.2 | 6 | 4.8 | 3.0 | 4 |
6. Đánh giá mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của môn học | 71 | 56.8 | 39 | 31.2 | 13 | 10.4 | 2 | 1.6 | 3.43 | 1 |
7. Kết hợp cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỹ, tổng kết | 66 | 52.8 | 30 | 24.0 | 9 | 7.2 | 20 | 16.0 | 3.13 | 3 |
Trung bình | 2.98 |
Kết quả thống kê ở bảng 2.5 cho thấy: Điểm trung bình ở các nội dung đánh giá mức độ thực hiện đánh giá kết quả học tập của HS đạt ở mức thường xuyên (ĐTB =
2.98). Những nội dung đánh giá kết quả học tập được sử dụng ở mức độ thường xuyên nhất là “Đánh gía mức độ đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của môn học” với điểm trung bình là 3.41; Nội dung “Đánh giá nội dung kiến thức HS đã được thông qua kiểm tra định kỳ, tổng kết” xếp thứ 2 với điểm TB là 3.18; xếp thứ 3 là nội dung Kết hợp cả đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ và tổng kết. Từ thực tế kết quả điều tra cho thấy rằng, đa số GV chủ yếu đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận kiến thức, kĩ năng.
Những hình thức đánh giá đặc trưng cho DH theo định hướng phát triển NLHS như “Đánh giá theo mức độ phát triển năng lực của người học”; “Kết hợp đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh và đánh giá của bạn học”; “Học sinh tự đánh giá” và “Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong quá trình học tập của HS” ít được các GV sử dụng khi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình của các tiêu chí này dao động khoảng từ 2.52 đến 2.88, ứng với mức độ thỉnh thoảng hoặc không bao giờ áp dụng.
Tìm hiểu cách kiểm tra, đánh giá hiện nay đang được các GV sử dụng, chúng tôi được biết rằng trong suốt môn học, HS sẽ làm khoảng 2 đến 3 bài quá trình và một bài kiểm tra kết thúc môn học. Các dạng bài kiểm tra được sử dụng phần lớn tập trung đánh giá kiến thức ở các mức độ tái hiện, thông hiểu và vận dụng ở trình độ thấp (tình huống quen thuộc) là chủ yếu, mục tiêu đánh giá mức độ vận dụng ở trình độ cao (sáng tạo) đã được quan tâm nhưng chưa chiếm ưu thế trong các nội dung đánh giá.
Được hỏi về những tồn tại nêu trên, giáo viên NTV, trường THPT Nguyễn Du cho rằng: “nguyên nhân của tồn tại trên là do nhà trường chưa có các công cụ và tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng dạng năng lực, năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học của GV trong các môn học còn nhiều bất cập nên dẫn đến ngại đổi mới phương pháp đánh giá,...”.
Như vậy, có thể nhận định rằng: Các trường hiện nay chủ yếu đánh giá kết quả học tập của HS dựa trên cách tiếp cận kiến thức, kĩ năng, cách tiếp cận dựa trên năng lực chưa thật sự được coi trọng.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ quản lí thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển NLHS thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Mức độ thực hiện | ||||||
Chưa tốt | Trung bình | Tốt | ĐTB | Thứ bậc | ||
1. Xây dựng và triển khai các văn bản quản lí mục tiêu theo định hướng phát triển NLHS | SL | 3 | 7 | 15 | 2.48 | 1 |
% | 12.0 | 28.0 | 60.0 | |||
2. Tổ chức việc thảo luận hoặc hội thảo (seminar) nhằm thống nhất mục tiêu môn học theo định hướng phát triển NLHS trong bộ môn | SL | 13 | 5 | 7 | 1.76 | 4 |
% | 52.0 | 20.0 | 28.0 | |||
3. Bồi dưỡng năng lực thiết kế MTDH theo định hướng phát triển NLHS cho CBQL, GV | SL | 15 | 6 | 4 | 1.56 | 5 |
% | 60.0 | 24.0 | 16.0 | |||
4. Hướng dẫn GV thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu sau mỗi QTDH để rút kinh nghiệm cho QTDH tiếp theo. | SL | 5 | 9 | 11 | 2.24 | 2 |
% | 20.0 | 36.0 | 44.0 | |||
5. Thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện MTDH theo định hướng phát triển NLHS của GV một các thường xuyên | SL | 9 | 2 | 14 | 2.2 | 3 |
% | 36.0 | 82.0 | 56.0 | |||
Trung bình | 2.05 |
Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy:
Mức độ thực hiện các nội dung quản lí thực hiện MTDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình được GV đánh giá ở mức đạt yêu cầu với (ĐTB = 2.05). Trong đó:
- Nội dung: “Bồi dưỡng năng lực thiết kế mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cho CBQL, GV” được đánh giá có mức độ thực hiện yếu nhất (mức “chưa tốt” cao nhất với 60%; trong khi mức “Tốt” lại thấp nhất với 16%).
- Nội dung“Tổ chức việc thảo luận hoặc hội thảo (seminar) nhằm thống nhất mục tiêu môn học theo định hướng phát triển năng lực người học trong bộ môn” cũng được đánh giá thực hiện chưa tốt (mức “chưa tốt” là 52.8%; trong khi mức “Tốt” chỉ có 28 % ý kiến lựa chọn).
- Các nội dung: “Xây dựng và triển khai các văn bản quản lý mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực”; “Hướng dẫn GV thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu sau mỗi quá trình dạy học để rút kinh nghiệm cho quá trình dạy học tiếp