Thực Trạng Quản Lý Các Hoạt Động Khác Của Giáo Viên Nhằm Bổ Trợ Hoạt Động

nhiệm vụ học tập ở nhà cho HS trên cơ sở các yêu cầu khắc sâu kiến thức, tự lực thực hành để rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực đã định trong mục tiêu DH

Qua đây cho thấy, nhìn chung nội dung quản lý hoạt động dạy học trên lớp của GV được đánh giá ở mức độ không cao, vì giá trị trung bình cộng của Xchỉ đạt 2.17

2.4.4.3. Thực trạng quản lý các hoạt động khác của giáo viên nhằm bổ trợ hoạt động

giảng dạy

Thực trạng các các hoạt động nhằm bổ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên được thể hiện ở bảng 2.11 dưới đây.

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý các hoạt động khác của giáo viên nhằm bổ trợ hoạt động giảng dạy


TT


Các hoạt động

Kết quả đánh giá

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

ĐTB

Thứ bậc


1

Tham gia thao giảng để tích lũy kinh nghiệm soạn kế hoạch dạy học, giảng dạy trên lớp và đánh giá kết quả học tập của

học sinh theo tiếp cận năng lực của HS


19


3


3


2.64


1


2

Tham gia hội nghị dạy tốt, hoặc hội thảo về chủ đề đổi mới phương pháp dạy học để cặp nhật các kiến thức và nâng cao năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực

của HS


17


5


3


2.56


2


3

Tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để nâng cao năng lực DH, góp phần nâng cao

chất lượng DH theo tiếp cận năng lực HS


10


11


4


2.24


4


4

Tham gia bồi dưỡng thường xuyên; tham gia các hoạt động bồi dưỡng về đổi mới chương trình GDPT 2018 theo định

hướng phát triển năng lực HS.


15


5


5


2.4


3


Trung bình

2.46


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình - 10

Các số liệu tại bảng 2.11 cho thấy:

Nội dung thứ 1 trong bảng số liệu này được đánh giá có mức độ cao nhất (với X= 2,64) là Tham gia thao giảng để tích lũy kinh nghiệm soạn kế hoạch dạy học, giảng dạy trên lớp và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực của

HS; Nội dung “Tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng để nâng cao năng lực DH, góp phần nâng cao chất lượng DH theo tiếp cận năng lực HS hoạt động” được đánh giá có mức độ thấp nhất (với X=2,24).

Kết hợp với quan sát thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giáo viên và với trao đổi trực tiếp (phỏng vấn) một số CBQL và giáo viên của 4 trường THPT; chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng hoạt động giảng dạy bị đánh giá ở mức trên trung bình là do nhiều giáo viên chưa được bồi dưỡng về năng lực dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chính vì vậy, các trường THPT của huyện Kiến Xươngphải có biện pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh.

2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

2.4.5.1. Thực trạng quản lý các hoạt động học tập ở trường của học sinh

Thực trạng quản lý các hoạt động học tập ở trường của học sinh được thể hiện ở các số liệu trong bảng 2.12 dưới đây.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý các hoạt động học tập ở trường của học sinh



TT


Các hoạt động cụ thể

Kết quả đánh giá (25 phiếu)

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

ĐT

B

Thứ

bậc


1

Chỉ đạo HS lập kế hoạch học tập của bản thân theo hướng dẫn của giáo viên môn học và theo kế hoạch dạy học của nhà trường đối với từng học

kỳ và cả năm học


20


3


2


2.72


1


2

Chỉ đạo HS tích cực, tự giác và chủ động phối hợp cá nhân với sự hỗ trợ của nhóm và sự chủ đạo

của GV để tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển các năng lực


16


6


3


2.52


2


3

Chỉ đạo HS tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo thực hành trên lớp để vận dụng kiến thức vào hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm rèn luyện kỹ

năng và hình thành các năng lực


7


14


4


2.12


4


4

Chỉ đạo HS tích cực, tự giác và chủ động tham gia hội nghị học tốt để học tập kinh nghiệm và phương pháp học tập của bạn học nhằm tự điều

chỉnh hoạt động học tập của bản thân


10


11


4


2.24


3


Trung bình

2.4


Kết quả bảng 2.12 cho thấy:

- Nội dung “Chỉ đạo HS lập kế hoạch học tập của bản thân theo hướng dẫn của giáo viên môn học và theo kế hoạch dạy học của nhà trường đối với từng học kỳ và cả năm học” được đánh giá có mức độ cao nhất (với X= 2,72); Nội dung có mức độ thấp


nhất với X=2,12 :là Chỉ đạo HS tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo thực hành trên lớp để vận dụng kiến thức vào hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm rèn luyện kỹ năng và hình thành các năng lực

Kết quả bảng trên cho thấy nhìn chung các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình đã quan tâm đến việc quản lý hoạt động học tập ở trường của học sinh

2.4.5.1. Thực trạng quản lý các hoạt động tự học của học sinh

Thực trạng quản lý các hoạt động tự học của học sinh được thể hiện ở các số liệu trong bảng 2.13 dưới đây.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý các hoạt đông tự học của học sinh



TT


Các hoạt động cụ thể

Kết quả đánh giá

Tốt

Trung

bình

Chưa

tốt

ĐTB

Thứ

bậc


1

Chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác tự học ở nhằm hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên môn học giao cho để khắc sâu kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong bài

giảng trên lớp.


19


3


3


2.64


1


2

Chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên môn học giao cho về thực hành giải các bài tập, ứng dựng các vấn đề lý thuyết vào thực tiễn

cuộc sống địa phương


14


6


5


2.36


2


3

Chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác chuẩn bị bài mới theo hướng kết hợp giữa “đọc phát hiện” với “đọc sáng tạo”; giữa ghi chép với sơ đồ hóa nhằm chuẩn bị lĩnh hội các kiến

thức mới.


7


10


8


1.96


3


Trung bình

2.32


Các số liệu tại bảng 2.13 cho thấy:

Nội dung Chỉ đạo học sinh tích cực, tự giác tự học ở nhằm hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên môn học giao cho để khắc sâu kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong bài giảng trên lớp được đánh giá cao nhất (với X= 2,64); Nội dung thấp nhất là Chỉ

đạo học sinh tích cực, tự giác chuẩn bị bài mới theo hướng kết hợp giữa “đọc phát hiện”

với “đọc sáng tạo”; giữa ghi chép với sơ đồ hóa nhằm chuẩn bị lĩnh hội các kiến thức mới với điển trung bình là 1.96.

Như vậy, nhìn chung nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh được đánh giá ở mức độ không cao, điểm trung bình chỉ đạt 2,32.

2.4.5.3. Thực trạng các hoạt động khác của học sinh nhằm bổ trợ cho học tập

Thực trạng các hoạt động khác của học sinh nhằm bổ trợ cho học tập được thể hiện ở các số liệu trong bảng 2.14 dưới đây.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý các hoạt động khác của học sinh nhằm bổ trợ cho học tập‌


TT


Các hoạt động cụ thể

Kết quả đánh giá

Tốt

Trung

bình

Chưa

tốt

ĐTB

Thứ

bậc


1

Chỉ đạo HS tích cực, tự giác và chủ động tham gia các văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ

hội truyền thống của địa phương để bổ trợ kiến thức phổ thông và phát triển năng lực


15


6


4


2.44


1


2

Chỉ đạo HS tích cực, tự giác và chủ động tham gia phong trào thanh niên, hoạt động kỷ niệm Ngày hội truyền thống học sinh để bổ trợ kiến

thức, thái độ và phát triển năng lực


10


9


6


2.16


3


3

Chỉ đạo HS tích cực, tự giác và chủ động tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp để trải nghiệm sáng tạo nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển các

năng lực


13


4


8


2.2


2


Trung bình

2.27


Nhìn vào bảng 2.14 cho thấy:


- Hoạt động được đánh giá cao nhất (với X= 2,44) là Chỉ đạo HS tích cực, tự giác và chủ động tham gia các văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của địa phương để bổ trợ kiến thức phổ thông và phát triển năng lực; hoạt động ít được quan tâm thực hiện hơn cả là Chỉ đạo HS tích cực, tự giác và chủ động tham gia phong trào thanh niên, hoạt động kỷ niệm Ngày hội truyền thống học sinh để bổ trợ kiến thức, thái

độ và phát triển năng lực (với X= 2,16).

Như vậy có thể thấy các hoạt động khác của học sinh nhằm bổ trợ cho hoạt động học tập được đánh giá ở mức độ không cao, điểm TB chỉ đạt 2,27.

Kết hợp với quan sát thực tiễn học tập của học sinh và với việc trò chuyện trực tiếp một số CBQL, giáo viên và một số học sinh của 4 trường THPT huyện Kiến Xương; chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng hoạt động học

tập của học sinh chỉ được đánh giá ở mức trên trung bình là chính học sinh chưa có động cơ học tập đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực học sinh.

Chính vì vậy vấn đề đặt ra là các trường THPT của huyện Kiến Xương cần phải có biện pháp trang bị phương pháp học tập theo yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

2.4.6. Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Quản lý phương tiện, trang thiết bị dạy học là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học.

Thực trạng quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng là kết quả từ việc khảo sát ý kiến đánh giá của 25 cán bộ quản lý các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng PTNLHS‌


Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện


ĐTB


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

1. Chỉ đạo rà soát phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho dạy học Vật lí theo định hướng phát triển năng lực HS nhà trường hiện có


15


60


6


24


4


16


2.44


2

2. Chỉ đạo lập kế hoạch, dự trù những thiết bị cần thiết, còn thiếu hay cần thay thế để đầu tư, mua sắm trong năm học.


12


48


10


40


3


12


2.36


3

3. Chỉ đạo lập kế hoạch sử dụng, đăng ký mượn trả thiết bị.

19

76

6

24

0

0

2.76

1

4. Kiểm soát việc sử dụng thiết bị trong các tiết học.

11

44

5

20

9

36

2.08

4

5. Tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học

7

28

9

36

9

36

1.92

5

Trung bình

2.31


Với điểm trung bình chung 2,31, hoạt động quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương những năm qua được đánh giá ở mức độ trung bình.

Các hoạt động quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương có thể chia làm hai nhóm. Các hoạt động mà hầu như trường nào cũng thực hiện và thực hiện thường xuyên, gồm Lập kế hoạch sử dụng, đăng ký mượn trả thiết bị, rà soát phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS nhà trường hiện có và lập kế hoạch, dự trù những thiết bị cần thiết, còn thiếu hay cần thay thế để đầu tư, mua sắm trong năm học. Nhóm các hoạt động ít được thực hiện hơn gồm kiểm soát việc sử dụng thiết bị trong các tiết học và tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ dùng dạy học.

Thực hiện việc khảo sát sâu hơn thông qua phỏng vấn và quan sát ở các trường, tác giả nhận thấy việc thực hiện thường xuyên các hoạt động quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học chủ yếu tập trung ở trường trung tâm huyện, trường THPT không ở trung tâm huyện và các trường mới tách thì hoạt động quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật trong nhà trường còn hạn chế.

2.4.7. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực

Để tìm hiểu thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng, tác giả đã khảo sát 25 cán bộ quản lý các trường THPT huyện Kiến Xương. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh‌


Các hình thức kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện


ĐTB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

1. Qua hồ sơ soạn

giảng của GV

12

48

7

28

6

24

2.24

4

2. Qua dự giờ, rút

kinh nghiệm giờ dạy

20

80

3

12

2

8

2.72

1

3. Qua kết quả hoạt

động dạy học

15

60

5

20

5

20

2. 4

3

4. Qua việc phát huy

sáng kiến kinh nghiệm dạy học


9


36


12


48


4


16


2.2


5

5. Qua việc sáng tạo, sử dụng các phương pháp kỹ thuật, đồ

dùng dạy học


1


4


19


76


6


24


1.88


6

6. Qua kết quả học

tập của học sinh

18

72

4

16

3

12

2.6

2

Trung bình

2.35


Bảng 2.16 cho thấy hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương chưa thật sự đa dạng. Tổng quan hiện trạng của hoạt động này được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chung là 2,35).

Các nhà trường THPT huyện Kiến Xương chủ yếu kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua các kênh đánh giá "truyền thống" như Qua dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy hay qua kết quả học tập của học sinh. Các hình thức đánh giá qua việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm dạy

học hay qua việc sáng tạo, sử dụng các phương pháp kỹ thuật, đồ dùng dạy học hầu như chưa được thực hiện.

Việc kiểm tra chỉ dựa vào một số cách thức cũ có thể ảnh hưởng đến độ toàn diện, xác đáng của các kết quả đánh giá, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến nhìn nhận của cán bộ quản lý về chất lượng của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

2.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Tìm hiểu nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra trên 25 CBQL và 100 GV ở 4 trường THPT huyện Kiến Xương. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QLDH theo định hướng phát triển NLHS được thể hiện ở bảng 2.17.

Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình


Các yếu tố chủ quan

Mức độ ảnh hưởng


Điểm TB


Thứ bậc

Rất ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

1. Nhận thức của CBQL về DH theo

định hướng phát triển NLHS

34

81

10

2.19

5

2. Năng lực của GV về DH theo định

hướng phát triển NLHS

77

35

13

2,51

2

3. Nhận thức của GV về dạy học theo

định hướng phát triển NLHS

45

29

51

1.95

6

4. Năng lực quản lý của CBQL về DH

theo định hướng phát triển NLHS

98

25

2

2,76

1

5. Động cơ, thái độ học tập của HS

68

37

20

2,38

4

6. Năng lực học tập của HS

86

17

22

2,51

2

Kết quả thể hiện ở bảng 2.17 cho thấy: Trong 6 yếu tố đưa ra khảo sát thì cả 6 đều được CBQL, GV đánh giá có ảnh hưởng đến QLDH theo định hướng phát triển NLHS, với số người đánh giá mức độ “Ảnh hưởng nhiều”, cao hơn rất nhiều lần so với tỉ lệ trả lời mức độ “Ảnh hưởng trung bình” “Ít ảnh hưởng”.

Trong đó, yếu tố “Năng lực của CBQL về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học” được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến QLDH theo định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023