Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Toán Thống Kê

Qua việc quan sát hoạt động giảng dạy của đội ngũ cán bộ, GV trong nhà trường thông qua việc dự giờ GV, hoạt động của các tổ trưởng chuyên môn, hoạt động học của học sinh, từ đó thu thập số liệu nhằm làm sáng tỏ thực trạng quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT.

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Phân tích các văn bản hướng dẫn hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS; tổng hợp các tài liệu, minh chứng, những thuận lợi, khó khăn về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS của hiệu trưởng. Từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí Hiệu trưởng, GV giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý,… để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu.

Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đó.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê

Thực hiện bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục. Phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kết quả đều tra, nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục luận văn có cấu trúc 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THPT.

- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình - 3

- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Vấn đề về “Quản lý và quản lý hoạt động dạy - học” luôn được các nhà khoa học trong nước cũng như trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Ban đầu cơ sở lý luận về dạy học, quản lý hoạt động dạy-học chỉ thể hiện dưới dạng một số ý tưởng của những nhà triết học, sau đó dần dần phát triển và hoàn thiện hơn. Gần đây đã chú ý bàn luận về hiệu quả của quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Quản lý hoạt động dạy-học là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý các cơ sở giáo dục, đồng thời cũng là nội dung quan trọng nhất trong công tác quản lý trường học. Vấn đề nghiên cứu này hiện nay được đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình giảng dạy của các trường đại học sư phạm, các luận văn chuyên ngành quản lý giáo dục. Cụ thể:

Đầu thế kỉ XX, dưới sự tác động, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học-kĩ thuật cũng như sự phát triển của các trào lưu dân chủ, sự nhận thức về hoạt động dạy-học trong nhà trường có những bước phát triển mới.

Nhà giáo dục người Mỹ John Dewey (1859 - 1952) đã phê phán cách thức tổ chức hoạt động dạy-học áp đặt, thiếu động lực phát triển các kĩ năng giao tiếp của HS, ông viết: “Đa số trường học vận dụng những phương pháp có khuynh hướng khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, buộc tất cả HS trong lớp phải đồng loạt đọc cùng những cuốn sách như nhau và đọc thuộc lòng những bài học giống hệt nhau. Trong hoàn cảnh đó, trẻ sẽ mất dần những động lực giao tiếp và người thầy sẽ không thể tận dụng được những nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ như cho, làm và phục vụ” [36, tr.79]. Nhà giáo dục J.Dewey đã đề xuất thành lập nhà trường tích cực hướng vào người học, lấy quá trình học tập của người học làm trung tâm; nhằm khuyến khích tính học tập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học. Bởi hoạt động học là của cá nhân người học, trên cơ sở vận dụng kiến thức, phân tích kinh nghiệm để đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ học tập chứ không thể thụ động chờ đợi sự truyền đạt từ người dạy. Hoạt động dạy-học lấy người học làm trung tâm dựa trên hai nguyên tắc căn bản, đó là: đảm bảo tính liên tục

của kiến thức và sự tác động qua lại giữa các thành viên. Hai nguyên tắc này liên hệ chặt chẽ với nhau, tính liên tục bao hàm các mối liên hệ của kiến thức; sự tác động qua lại của các thành viên tạo nên kết quả tổng hợp của người học với sự giúp đỡ của thầy và bạn, thống nhất giữa nhu cầu nhận thức, ý chí cá nhân với tác động của môi trường, như hành vi của bạn bè, nghệ thuật giảng dạy của người dạy và những điều kiện học tập khác… J.Dewey kêu gọi: “Nhà trường phải được tổ chức dưới hình thức một cộng đồng mang tính chất hợp tác để ở đó, nhiệt tình giao tiếp và tính cách dân chủ cho trẻ được bồi dưỡng và phát huy” [36]. Đây là tư tưởng tiên tiến, thể hiện rõ tính dân chủ, mang tính cách mạng trong giáo dục, hoạt động dạy-học lấy người học là trung tâm; phát huy vai trò tích cực học tập giữa các cá nhân với cộng đồng khi thực hiện quá trình dạy-học lúc bấy giờ.

Cũng vào những năm đầu thế kỉ XX, tư tưởng tổ chức đời sống xã hội ngay trong trường học, đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Tác giả R.Cousinet (1881 - 1973) - nhà khoa học người Pháp cho rằng: “Phải tổ chức nhà trường sao cho trở thành môi trường mà trẻ em có thể sống bằng cách tạo nên biện pháp phù hợp về mặt tâm lý, cũng như về mặt giáo dục. Khi tổ chức hoạt động dạy- học phải lưu ý: tạo cho người học khả năng hòa hợp với cộng đồng; tạo cho người học thói quen làm việc không cần kiểm soát của người dạy; khắc phục được tình trạng lười suy nghĩ của người học” [dẫn theo 11].

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, khoa học quản lý giáo dục Việt Nam đang dần hoàn thiện, phát triển và tiếp cận với thế giới. Trong quá trình đó, đã xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu quản lý giáo dục đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của việc quản lí quá trình dạy-học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy-học trên lớp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục với các công trình được viết dưới dạng sách tham khảo với các tác giả như: Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010) [1], Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam: Dành cho hiệu trưởng và CBQL giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2016), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội [20]. Có những đề tài, tác phẩm nói về những ưu điểm và nhược điểm của việc quản lí hoạt động dạy-học trên lớp, bản chất và mối quan hệ giữa quản lí hoạt động dạy và hoạt động học, quản lí vai trò của người dạy và người học, quản lí đổi mới nội dung và cách thức tổ chức tiến hành các hình thức tổ chức

dạy-học trên lớp, điển hình như các tác giả: Đặng Quốc Bảo [2], Trần Kiểm [24], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [29], Hà Thế Ngữ [31]…

Trong những năm gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung cũng như đổi mới hoạt động dạy-học nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu trong đó có những nhà giáo dục, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới quản lí hoạt động dạy-học nhằm nâng cao tính hiện đại, gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động dạy-học như: Phạm Minh Hạc [17], Đặng Thành Hưng [21], Phạm Viết Vượng [35]...

Đã có một số giáo trình, sách và tài liệu khoa học có các nội dung về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý dạy học như: “Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục” của tác giả Phạm Minh Hạc - 1981 [15]; “Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm - 2004 [24]; “Quản lý giáo dục” của tác giả Bùi Minh Hiền, Đặng Quốc Bảo và Vũ Ngọc Hải - 2010 [19] và cuốn “Quản lý nhà trường” của tác giả Nguyễn Phúc Châu - 2010) [9];

Một số luận án tiến sĩ với đề tài nghiên cứu về quản lý dạy học như “Những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Văn Châu, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2003 [10]; “Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa của các trường trung học phổ thông hiện nay” của tác giả Lê Hoàng Hà, bảo vệ tại Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012 [14].

Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài nghiên cứu về quản lý dạy học như “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Yên Bái” của tác giả Nguyễn Quyết Tiến [31]; “Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Khương Thị Thủy [30].

Những nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Nhóm tài liệu này chiếm số lượng khá lớn. Bao gồm chủ yếu là các sách chuyên khảo được xuất bản trong một vài năm trở lại đây.

Đáng chú ý là tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường với cuốn Lí luận dạy học hiện đại: Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học trình bày lí luận về học tập và chiến lược học tập, giáo dục, mô hình dạy học, phát triển năng lực và mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, bài tập định hướng năng lực, đánh giá và cho điểm thành tích học tập [8].

Cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh của các tác giả Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc... cung cấp một số cơ sở lý luận cần thiết về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực. Đồng thời, cuốn sách còn giới thiệu các chủ đề tích hợp với các mức độ tích hợp khác nhau, từ tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ đến tích hợp ở mức độ hội tụ - vận dụng kiến thức liên môn, mức độ hoà trộn và tích hợp dựa trên các nguyên lý vận động, phát triển chung của giới tự nhiên [dẫn theo 11].

Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Trần Trung Dũng bảo vệ tại Đại học Vinh năm 2016 là một nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về dạy học phát triển năng lực. Luận án xoay quanh việc trình bày cơ sở lí luận của vấn đề quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Cùng năm 2016, nhóm tác giả Trần Thị Bích Liễu (chủ biên), Lê Kim Long, Hồ Thị Nhật... cho ấn hành cuốn Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh phổ thông: Lý thuyết và thực hành. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn đề chung về phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Điểm đáng chú ý là cuốn sách cung cấp các tiêu chí đánh giá, mẫu bài soạn, mẫu quan sát giờ dạy phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh; hướng dẫn phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong một số môn học và qua câu lạc bộ sáng tạo [27].

Gần đây, cuốn Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông của nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My tiếp tục nghiên cứu lí luận về năng lực, phát triển năng lực học sinh phổ thông, phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Trên cơ sở đó, trình bày nội dung phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông [32].

Ngoài ra, vấn đề dạy học phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông còn được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu khác như bài báo Tổng quan nghiên cứu vấn đề giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Trần Trung Dũng đăng trên Tạp chí Giáo dục Số 362 (2015); bài báo Vận dụng dạy học dự án trong môn sinh học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh của các tác giả

Văn Thị Thanh Nhung, Phạm Thị Hồng Hạnh đăng trên Tạp chí Giáo dục số 368 (2015); …

Nhìn chung, các luận án và luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về dạy học trường phổ thông thường gắn với năng lực dạy học của giáo viên trong Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên; mà có ít công trình nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Nghiên cứu về quản lý sẽ giúp cho con người có được những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất đối với hoạt động quản lý.

- Tác giả Hồ Văn Vĩnh viết trong cuốn Một số vấn đề về tư tưởng quản lý - Theo Frederic Wiliam Taylor (1856-1915), quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”; “theo Henri Fayol (1841 - 1925), quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật, lực) của nó” [dẫn theo 11]. Theo các tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich, quản lý là thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” [23].

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng

Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

Quản lý là bảo đảm sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống tới trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới.

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý

(đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế,... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [12; tr 7].

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [26; tr 24].

Nhìn nhận nội hàm của khái niệm quản lý mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nêu ở trên, có thể thấy quản lý có các thành tố chủ yếu:

- Quản lý xuất phát từ sự phân công lao động trong một tổ chức;

- Mục tiêu quản lý là cái đích mà người quản lý phải đưa tổ chức đạt tới;

- Chủ thể quản lý là người đứng đầu tổ chức, có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của tổ chức; khách thể quản lý là các người bị quản lý trong tổ chức;

- Phương thức, nội dung, quy trình tác động của chủ thể quản lý phải đáp ứng yêu cầu có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật.

- Mọi hoạt động của chủ thể quản lý và khách thể quản lý đều trong các môi trường luôn luôn thay đổi.

Như vậy, có thể hiểu quản lý một tổ chức là sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (những người bị quản lý) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực cho các hoạt động của tổ chức để đạt tới mục tiêu đã định trong một môi trường luôn luôn thay đổi.

1.2.2. Dạy học ở trường THPT

- Ở góc độ giáo dục học “Dạy học - một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn - là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất của nhân cách người học” [21].

- Ở góc độ tâm lý học “Sự học được hiểu là sự biến đổi hợp lý hoạt động và hành vi” [dẫn theo 31].

- Ở góc độ điều khiển học “Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy với trò nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều khiển - lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục” [dẫn theo 31].

Từ các ví dụ trên, có thể hiểu hoạt động dạy học là quá trình cộng tác hoạt động chung của người dạy, của người học; trong đó:

- Hoạt động dạy và hoạt động học tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, chế ước nhau và là đối tượng tác động chủ yếu của nhau, nhằm kích thích động lực bên trong của mỗi chủ thể dạy học (người dạy và người học) để cùng đạt mục tiêu dạy học; trong đó:

+ Người dạy luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng tổ chức, điều khiển và thực hiện truyền thụ kiến thức để hình thành năng lực và thái độ đến người học một cách có khoa học.

+ Người học ý thức và tổ chức quá trình tiếp thu một cách tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo hệ thống kiến thức nhằm có được năng lực, thái độ đúng đắn và hình thành nhân cách cho bản thân.

- Hoạt động dạy học được thực hiện với phương tiện và điều kiện dạy học (cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, môi trường dạy học).

Như vậy có thể thấy: Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học.

Mục tiêu dạy học là các kết quả học tập cần đạt của người học sau khi hoạt động dạy học nào đó kết thúc. Nội dung dạy học là những kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và phương thức hoạt động cần thiết cho người học trong cuộc sống mà họ cần phải lĩnh hội và chuyển hoá thành giá trị nhân cách, giúp họ có thể tồn tại và phát triển xã hội.

Trung học phổ thông là một bậc đào tạo chính quy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18. Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Cao đẳng - Đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề và đi vào cuộc sống lao động.

Dạy học ở trường THPT là một quá trình bao gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước hình thành năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh tri thức. Trên cơ sở tri thức các môn học kết hợp với kỹ năng, kỹ xảo vận dụng giải quyết những vấn đề có liên quan đến thực tiễn đời sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023