3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 87
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 89
3.4.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm 89
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 89
Kết luận chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Khuyến nghị 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ | |
CBQL | cán bộ quản lý |
CNH-HĐH | công nghiệp hóa, hiện đại hóa |
CNTT | công nghệ thông tin |
CSVC | cơ sở vật chất |
GV | giáo viên |
HS | |
HTTC | hình thức tổ chức |
KTĐG | kiểm tra, đánh giá |
PP | phương pháp |
PPDH | phương pháp dạy học |
TBDH | thiết bị dạy học |
THCS | trung học cơ sở |
THPT |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình - 1
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Toán Thống Kê
- Năng Lực, Năng Lực Của Học Sinh, Phát Triển Năng Lực Học Sinh
- Mục Tiêu Của Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học theo định hướng phát triển năng lực 16
Bảng 2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển NLHS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 41
Bảng 2.2. Thực trạng mức độ thực hiện NDDH theo định hướng phát triển NLHS
các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 43
Bảng 2.3. Thực trạng mức độ sử dụng PPDH theo định hướng phát triển NLHS
các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 44
Bảng 2.4. Thực trạng hình thức tổ chức DH theo định hướng phát triển NLHS
các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 46
Bảng 2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển NLHS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
................................................................................................................. 49
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển NLHS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 51
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình DH theo định hướng phát triển NLHS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 52
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý đổi mới PP/hình thức DH theo định hướng phát triển NLHS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 55
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch dạy học của GV 57
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên 59
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý các hoạt động khác của giáo viên nhằm bổ trợ hoạt động giảng dạy 60
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý các hoạt động học tập ở trường của học sinh 61
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý các hoạt đông tự học của học sinh 62
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý các hoạt động khác của học sinh nhằm bổ trợ cho học tập 63
Bảng 2.15. Thực trạng quản lý phương tiện, trang thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng PTNLHS 64
Bảng 2.16. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh 66
Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QLDH theo định hướng phát triển NLHS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
................................................................................................................. 67
Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến QLDH theo định hướng phát triển NLHS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 68
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 90
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 92
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố trong dạy học theo định hướng riển năng lực 15
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý 88
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã tham gia hội nhập một cách sâu rộng, toàn diện. Con người của mỗi quốc gia dần trở thành công dân của toàn cầu và đứng trước yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành đổi mới giáo dục, và đó là xu thế tất yếu. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó. Đứng trước bối cảnh chung của toàn thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến giáo dục và xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt và giáo dục và đào tạo có sứ mạng nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Tiếp theo đó, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29, trong đó khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Đây là sự khác biệt lớn giữa cuộc đổi mới giáo dục lần này với những lần cải cách, đổi mới trước đó. Đó là mục tiêu giáo dục chuyển từ "định hướng nội dung" sang "định hướng năng lực".
Để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phải tiến hành nhiều giải pháp, trong đó đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục được xem là một giải pháp quan trọng và cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn từ các nhà giáo dục, quản lý giáo dục. Quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giáp với thành phố Thái Bình. Trên địa bàn huyện có 5 trường THPT. Huyện Kiến Xương đang phát triển thu hút nhiều lao động địa phương với những yêu cầu về trình độ khác nhau. Đứng trước yêu cầu đổi mới của toàn ngành, các trường THPT trong huyện đã từng bước thực hiện đổi mới nhiều mặt hoạt động theo sự chỉ đạo của cấp trên và vận dụng phù hợp với điều kiện của đơn vị. Tuy nhiên, việc đổi mới trong công tác quản lý điều hành còn chậm chạp, lúng túng, đặt biêt là công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Đứng trước thực trạng của các nhà trường và yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới, với vai trò là Cán bộ quản lý trường THPT với những trăn trở, suy nghĩ để tìm ra được các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DH theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực HS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
4. Giả thuyết khoa học
Dạy học và quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn vừa qua chưa đạt được những kết quả mong muốn. Vì vậy so với yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay có những vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu, giải quyết. Nếu đề xuất được một số biện pháp quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý dạy học được phân tích đánh giá khách quan, tập trung khắc
phục những điểm yếu thì các biện pháp sẽ có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS trường THPT
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát hiển năng lực HS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2019 đến tháng 5/2020
6.4. Giới hạn về khách thể điều tra
Đề tài khảo sát các khách thể gồm: CBQL, GV, HS tại 4 trường THPT công lập huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bao gồm: Trường THPT Bình Thanh; THPT Chu Văn An; THPT Bắc Kiến Xương; THPT Nguyễn Du.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm nghiên cứu các tài liệu, các công trình có liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra trên CBQL, GV và học sinh với mục đích thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm