Đầu Tư Và Chỉ Đạo Khai Thác, Sử Dụng Cơ Sở Vật Chất - Thiết Bị Dạy Học Phục Vụ Dạy Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh

- Cần có sự phối hợp và ủng hộ từ các tổ chuyên môn và từng GV bộ môn.

- Cần phải có nguồn kinh phí, các phương tiên hỗ trợ kiểm tra, giám sát.

3.2.5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất; học liệu; trang, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu DH theo định hướng phát triển NLHS; Khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, học liệu; trang, thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù từng môn chuyên để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đồng thời nâng cao ý thức tự giác và kỹ năng sử dụng các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của giáo viên; tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu của hoạt động dạy học, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên về nhiệm vụ giữ gìn, khai thác cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phục vụ dạy học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Nội dung biện pháp:

(1) Đầu năm yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn rà soát và đề xuất mua sắm sửa chữa CSVC trang thiết bị dạy học của tổ nhôm bằng văn bản gửi nhà trường.

(2) Nhà trường xây dựng kết hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập đầy đủ, phù hợp với đề xuất của tổ, nhóm chuyên môn và từng môn học cụ thể;

(3) Xây dựng kế hoạch di tu, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học;

(4) Bồi dưỡng nhân sự để thực hiện công tác quản lý việc khai thác và sử dụng trang thiết bị một cách tối ưu;

(5) Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học ở GV và HS;

(6) Tổ chức tập huấn GV và HS sử dụng thư viện, trang thiết bị dạy học, thí nghiệm;

(7) Tổ nhóm chuyên môn chi đạo GV xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng các trang thiết bị dạy học cụ thể chi tiết.

(8) Thống kê các trang thiết bị định kỳ để kịp thời bổ sung. Kiểm tra việc khai thác sử dụng trang thiết bị của GV theo kế hoạch đã xây dựng.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

Với việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Cán bộ quản lý các nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để phục vụ dạy học ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng yêu cầu của giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Định hướng là phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ và hiện đại. Cơ sở vật chất vừa là điều kiện, vừa tạo nên môi trường giảng dạy - học tập tích cực của giáo viên và học sinh; là một trong những yếu tố làm nên chất lượng của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Vì thế, tùy theo điều kiện và nhu cầu thực tế của mỗi nhà trường, Hiệu trưởng chỉ đạo sửa chữa, xây dựng phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, thư viện, phòng thí nghiệm… phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách được cấp, tăng cường xây dựng các mối quan hệ của nhà trường với các cơ quan, đơn vị và cá nhân để kêu gọi sự đầu tư xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Có thể kêu gọi cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bằng nhiều hình thức như thông qua phụ huynh học sinh, các đơn vị kết nghĩa, các tập thể và cá nhân khác (cựu giáo viên, cựu học sinh…) để tìm nguồn tài chính bổ sung cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong giáo viên, học sinh; sưu tầm tài liệu, tranh, ảnh phù hợp với nội dung môn học để phục vụ dạy học.

- Cân đối các nguồn tài chính đảm bảo việc duy trì hoạt động thường xuyên kết hợp đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm mới các thiết bị dạy học cần thiết phục vụ dạy học

Với việc xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Vật lí, các công việc cần làm cụ thể như sau:

+ Hằng năm, BGH các nhà trường chỉ đạo các Tổ chuyên môn căn cứ vào chương trình, đối tượng giảng dạy và thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để tiến hành đề xuất nhu cầu sửa chữa và đầu tư mới gửi lên lãnh đạo nhà trường.

+ Hiệu trưởng chủ trì dự thảo kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

+ Họp Hội đồng nhà trường đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của kế hoạch đầu tư. Căn cứ vào ý kiến đóng góp, hoàn thiện kế hoạch và báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Với việc chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Cán bộ quản lý xây dựng hệ thống qui chế quản lý, sử dụng hợp lý, khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường. Từ quy chế chung của nhà trường, các Tổ bộ môn lý xây dựng qui chế quản lý, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

- Tổ chức tập huấn khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo viên và nhân viên trông giữ phòng thí nghiệm, thiết bị.

- Chỉ đạo các Tổ chuyên môn yêu cầu các giáo viên đưa việc sử dụng trang thiết bị dạy học vào kế hoạch chuyên môn của mình trong từng học kỳ. Kế hoạch này được tổ chuyên môn thông qua, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo yêu cầu nội dung chương trình.

- Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giảm dần và tiến tới khắc phục tình trạng “dạy chay”. Hàng năm, làm tốt việc phát động thi đua sử dụng trang thiết bị dạy học theo tinh thần giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học và coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn của giáo viên.

- Chỉ đạo các Tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tùy theo bài học, khối, lớp nào để có cách bố trí chọn dụng cụ thiết bị dạy học cho phù hợp, nắm vững những điều cần chú ý trong việc sử dụng thiết bị dạy học nhằm giúp cho học sinh nắm vững nội dung kiến thức trong mỗi bài học; phối hợp với cán bộ thiết bị để soạn, bố trí thiết bị và thao tác thử đồ dùng dạy học trước khi lên lớp để phát hiện những hư hỏng hoặc cho kết quả chưa chính xác để kịp thời khắc phục; hướng dẫn và dặn dò học sinh có nghiên cứu trước các phương án tiến hành dạy học và cả ở nhà trong bài học mới sau mỗi tiết dạy.

- Tổ chức cho giáo viên trao đổi về kỹ năng sử dụng, quy tắc an toàn của thiết bị dạy học khi vận hành, về kinh nghiệm tổ chức thí nghiệm, thực hành cho học sinh... Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Mời chuyên gia tập huấn, hướng dẫn các thao tác, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học

cho giáo viên. Ngoài việc tham gia tập huấn, mỗi giáo viên bộ môn cần làm tốt công tác tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân đáp ứng được yêu cầu dạy học trong điều kiện mới.

- Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh nêu cao ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được trang bị, đảm bảo giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch khai thác sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có kế hoạch chi tiết về mua sắm mới học liệu, trang thiết bị dạy học và di tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất.

- GV cần có nhận thức đúng về tầm quan trọng việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, học liệu, trang thiết bị dạy học theo yêu cầu DH theo định hướng phát triển NLHS.

- Cần có nguồn kinh phí cho việc mua sắm học liệu, trang thiết bị dạy học; sửa chữa cơ sở vật chất.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

5 biện pháp luận văn đề xuất vừa có tính độc lập, vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Trong đó, biện pháp 1 là biện pháp là tiền đề, là cơ sở để thực hiện biện pháp 2, 3, 4, bởi vì chỉ khi mỗi CBQL, GV và các đối tượng liên quan có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của DH theo định hướng phát triển NLHS thì họ mới xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, khắc phục khó khăn để thực hiện đổi mới dạy học. Biện pháp 2, 3, 4, là các biện pháp có tính chất kĩ thuật, tác động trực tiếp vào QTDH theo định hướng phát triển NLHS. Biện pháp 5 là điều kiện quan trọng để thực hiện triển khai DH theo định hướng phát triển NLHS hiệu quả. Các biện pháp nêu trên cần thực hiện đồng bộ, thống nhất trong quá trình QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Có thể biểu diễn mối quan hệ của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh bằng sơ đồ 3.1 dưới đây:


1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về dạy học theo định hướng phát

triển năng lực học sinh

3. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng

phát triển năng lực

người học

CÁC BP QL HĐ DẠY HỌC THEO TCNL HỌC

SINH

2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên các trường trung

học phổ thông

5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất

- thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng

phát triển năng lực học sinh

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và điều chỉnh việc

thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng

lực học sinh


Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm

3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS đã được đề xuất.

3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

- Tính cần thiết của các biện pháp quản lí.

- Tính khả thi của các biện pháp quản lí.

3.4.1.3. Đối tượng khảo nghiệm

- Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, Tổ trường chuyên môn các trường THPT huyện Kiến Xương: 20 người.

- GV các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình: 30 người.

3.4.1.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Sử dụng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến với các đối tượng để xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.

- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến.

3.4.1.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

- Đánh giá tính cần thiết.

+ Đánh giá theo 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, và không cấp thiết.

+ Đánh giá theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, và không khả thi.


Rất cấp thiết/Rất khả thi:

3

Cấp thiết/Khả thi:

2

Không cấp thiết/Không khả thi:

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình - 13

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp

Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV sự cần thiết của các biện pháp đề xuất



Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Điểm trung bình

Thứ bậc

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về DH theo định hướng

phát triển NLHS


40


80.0


10


20.0


0


0


2.8


3

2. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng dạy học theo định hướng phát triển

NLHS cho GV các trường THPT


45


90.0


5


10.0


0


0


2.9


1

3. Chỉ đạo đổi mới PP, HTTCDH

theo định hướng phát triển NLHS

42

84.0

8

16.0

0

0

2.84

2

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và

điều chỉnh việc thực hiện DH theo định hướng phát triển NLHS


38


76.0


12


24.0


0


0


2.76


4

5. Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh


30


60.0


20


40.0


0


0


2.6


5

Trung bình

2.78


Kết quả khảo sát cho thấy 05 biện pháp đề xuất đều được đánh giá cao về mức độ rất cần thiết. Trong đó số ý kiến đánh giá “Rất cần” và “Cần” chiếm tỉ lệ cao (100%). Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là cần thiết trong QLDH theo định hướng phát triển NLHS ở các trường THPT huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Biện pháp có tỉ lệ đánh giá cao nhất rất cần thiết là biện pháp 2 “Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng dạy học theo định hướng phát triển NLHS cho GV các trường THPT” bới kết quả điểm trung bình là 2.9, trong đó có 45/50 ý kiến chiếm 90% cán bộ quản lý giáo viên cho là rất cần thiết. Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” (80.0%) cho là rất cần thiết, điểm trung bình là 2.8 đứng vị trí thứ 3. Biện pháp 5: Đầu tư và chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” có kết quả thấp nhất về đánh giá mức độ cần thiết, với điểm trung bình 2.6 xếp thứ 5.

Nếu sử dụng cách tính điểm trung bình theo thang điểm 3 để đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất, thì điểm trung bình về mức độ cần thiết của 05 biện pháp được đề xuất là 2.78.

Qua phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lí giáo dục với câu hỏi: biện pháp nào không thật sự cần thiết? Biện pháp nào cần thiết nhất, biện pháp nào rất cần thiết? Ông L.V.T, cán bộ quản lý Trường THPT Nguyễn Du khẳng định: Tất cả các biện pháp đề xuất là hết sức cần thiết và khá toàn diện, nếu thực hiện được sẽ tạo sự thay đổi căn bản DH theo định hướng phát triển NLHS. Bà M.T.V, Trường THPT Chu Văn An cho rằng: Các biện pháp đề xuất là hợp lí, căn bản, đồng bộ; giải quyết, đề cập cùng lúc các vấn đề về nhận thức, đổi mới mục tiêu, nội dung, PPDH và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho sự đổi mới hiệu quả. Với câu hỏi: Theo Ông/bà, có nhất thiết phải thực hiện đồng bộ, cùng lúc 05 biện pháp hay không? Ông T.V.C nhận định: Không nhất thiết, có thể thực hiện từng biện pháp hoặc từng nhóm biện pháp; tuy nhiên nên thực hiện đồng bộ, cùng lúc thì hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.

Như vậy, các đối tượng được khảo sát đều có đánh giá thống nhất cao, các biện pháp đề xuất là cần thiết và rất cần thiết.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí